5. Kết cấu đề tài
3.5.3 Tác động của thực tiễn QTNNLđến gắn kết vì đạo đức
Qua kết quả phân tích cho thấy, trong các thành phần của thực tiễn QTNNL, ngoại trừ yếu tố Tuyển dụng thì các yếu tố khác đều có mối tương quan với Gắn kết vì đạo đức, tuy nhiên mức độ tác động không quá vượt trội. Các yếu tố tác động đến Gắn kết vì đạo đức theo mức độ giảm dần là: Đánh giá nhân viên, Trả công lao động, Phân tích công việc, trao quyền Quản lý, Định hướng nghề nghiệp, và Đào tạo.
Ngoại trừ yếu tố Tuyển dụng, kết quả này cũng đúng với kết luận trong nghiên cứu của Meyer, Paunonen, Gellatly, Goffin, & Jackson, (1989); Shore & Wayne, (1993) cho rằng mối liên hệ giữa Gắn kết vì đạo đức và thực tiễn QTNNL là thuận chiều; và sự gắn kết vì đạo đức xuất phát từ ý thức trách nhiệm của nhân viên khiến họ cho rằng cần phải ở lại với tổ chức của mình
Trong doanh nghiệp thu hẹp quy mô, các cán bộ nhân viên hình thành mối gắn kết vì đạo đức với doanh nghiệp xuất phát từ những quan tâm mà họ nhận được từ các chính sách đãi ngộ của doanh nghiệp. Khi nhận được lương thưởng xứng đáng, lại có được nhiều cơ hội thể hiện mình thì các nhân viên cảm thấy họ có nghĩa vụ phải đóng góp lâu dài cho doanh nghiệp của mình và trong quá trình đóng góp đó dần dần cũng tạo ra sự Gắn kết tình cảm. Có thể các doanh nghiệp khác có những chính sách tương đối tốt hơn doanh nghiệp đang làm hiện tại nhưng sự gắn kết vì đạo đứclàm cho các nhân viên không nỡ rời bỏ doanh nghiệp đã giúp họ trong giai đoạn đầu khi mới vào nghề.
Qua nghiên cứu thực tế, bằng phương pháp phân tích nhân tố khám phá (EFA) cho thấy 7 thành phần nghiên cứu của thang đo thực tiễn QTNNL gồm: phân tích công việc, Tuyển dụng, Định hướng nghề nghiệp, Đào tạo, Trả công lao động, Đánh giá
74
nhân viên, và Quản lý. Với các dữ liệu nghiên cứu được phân tích cho thấy, trong các doanh nghiệp thu hẹp quy mô trên địa bàn TP.HCM, ngoại trừ yếu tố Tuyển dụng thì các yếu tố khác trong thực tiễn QTNNL đều có mối tương quan tuyến tính với Gắn kết vì tình cảm, Gắn kết vì lợi ích và Gắn kết vì đạo đức.
75
CHƢƠNG 4: KẾT LUẬN VÀ NHÓM KIẾN NGHỊ VỀ THỰC TIỄN QTNNL NHẰM NÂNG CAO SỰ GẮN KẾT NHÂN VIÊN VỚI DOANH NGHIỆP
Chương này sẽ trình bày những vấn đề tổng quát liên quan đến kết quả nghiên cứu, đề xuất những kiến nghị về thực tiễn QTNNL nhằm nâng cao sự gắn kết nhân viên với doanh nghiệp trên cơ sở các kết quả khảo sát và phân tích đã được trình bày ở Chương 3 nhằm khắc phục những tồn tại, những vấn đề chưa phù hợp trong thực tiễn QTNNL, góp phần tăng sự gắn kết của nhân viên đối với các doanh nghiệp rơi vào tình trạng thu hẹp quy mô SXKD, những hạn chế trong quá trình nghiên cứu và đề xuất cho các nghiên cứu khác để giải quyết tiếp những phát sinh trong thực tiễn quản lý.