5. Kết cấu đề tài
4.2. Kết quả chính và đóng góp của nghiên cứu
Trong phạm vi nghiên cứu này, qua kết quả phân tích dữ liệu, theo nhận định của nhân viên trong các doanh nghiệp thu hẹp quy mô SXKD trên địa bàn TP.HCM,
76
cho thấy thực tiễn QTNNL có tác động đến cả 3 gắn kết: gắn kết vì tình cảm, gắn kết vì lợi ích, và gắn kết vì đạo đức và tác động khá đồng đều, không có tác động nào vượt trội. Yếu tố Tuyển dụng không tác động đến cả 3 sự gắn kết. Các nhân viên đánh giá cao các yếu tố bao gồm yếu tố trả công lao động, phân tích công việc, đánh giá nhân viên và trao quyền quản lý. Các kết quả trên có ý nghĩa:
- Về phương pháp nghiên cứu: nghiên cứu này góp phần vào hệ thống đo lường thực tiễn QTNNL cho các nhân viên trong các doanh nghiệp thu hẹp quy mô SXKD trên địa bànTP.HCM. Điều này giúp các nhà quản lý có được hệ thống thang đo để thực hiện nghiên cứu trong lĩnh vực QTNNL đối với nhân viên trong các doanh nghiệp thu hẹp quy mô SXKD.
- Về mặt thực tiễn, nghiên cứu giúp cho các nhà lãnh đạo trong các doanh nghiệp thu hẹp quy mô SXKD hiểu rõ hơn mối quan hệ giữa thực tiễn QTNNL với ba hình thức gắn kết và thấy được rằng cần phải đầu tư vào những thực tiễn mà ảnh hưởng mạnh đến gắn kết tình cảm, gắn kết vì lợi ích, và gắn kết vì đạo đức như yếu tố trả công lao động, phân tích công việc, và đánh giá nhân viên từ đó xây dựng các biện pháp phù hợp trong quá trình quản lý, điều hành đơn vị nhằm duy trì được đội ngũ lao động giỏi, nhân tài để hướng doanh nghiệp đạt được mục tiêu đề ra sau khi thu hẹp quy mô SXKD.
- Kết quả nghiên cứu cũng bổ sung thêm tài liệu tham khảo về lĩnh vực nghiên cứu thực tiễn quản trị nguồn nhân lực ở Việt Nam.
4.3. Nhóm kiến nghị về thực tiễn quản trị nguồn nhân lực nhằm nâng cao sự gắn kết nhân viên với doanh nghiệp