Phân tích nhân tố khám phá biến độc lập

Một phần của tài liệu TÁC ĐỘNG CỦA THỰC TIỄN QUẢN TRỊ NGUỒN NHÂN LỰC ĐẾN SỰ GẮN KẾT CỦA NHÂN VIÊN VỚI TỔ CHỨC TẠI CÁC DOANH NGHIỆP THU HẸP QUY MÔ SẢN XUẤT KINH DOANH TRÊN ĐỊA BÀN TP HỒ CHÍ MINH (Trang 67)

5. Kết cấu đề tài

3.3.1Phân tích nhân tố khám phá biến độc lập

Kết quả phân tích EFA trong phân tích khám phá biến độc lập ( Phụ lục 8) cho thấy: 31 biến quan sát được nhóm thành 7 nhân tố. Hệ số KMO = .818 > .5 nên phân tích nhân tố là phù hợp với tập dữ liệu đang khảo sát. Kiểm định Bartlett có mức ý nghĩa Sig=.000 < .05, chứng tỏ các biến quan sát tương quan với nhau trên phạm vi tổng thể. Tuy nhiên, hệ số tải nhân tố (factor loading) của biến quan sát TCLD3 <0.5, do đó ta loại biến TCLD3 ra khỏi thang đo.

57

Kết luận, biến quan sát TCLD3 (Thu nhập của anh/chị tương xứng với kết quả

làm việc của anh/chị) bị loại ra khỏi thang đo thực tiễn QT NNL trong trường hợp này có thể là do quy mô của các doanh nghiệp thu hẹp lại vì gặp khó khăn nên việc trả công lao động cũng theo thực trạng của doanh nghiệp chứ không theo kết quả làm việc của nhân viên.

Chạy lại Cronchbach Alpha lần 2 cho Thang đo “Thực tiễn trả công lao động” sau khi loại TCLD3 bao gồm: TCLD1, TCLD2, TCLD4, TCLD5, TCLD6 với giá trị Cronbach’s Alpha bằng 0.902> 0.7, và tất cả 5 biến quan sát còn lại điều có hệ số tương quan biến tổng lớn hơn .03 (xem Bảng 3.11), vì vậy thang đo này đạt yêu cầu về độ tin cậy.

Bảng 3.11: Thang đo “Thực tiễn trả công lao động”

Thực tiễn trả công lao động Ký hiệu Tương

quan biến tổng

Cronbach's Alpha nếu

xóa biến

Anh/chị được trả lương công bằng TCLD1 .736 .884

Thu nhập của anh/chị đảm bảo được mức sống hàng ngày

TCLD2 .749 .883

Các chương trình phúc lợi trong doanh nghiệp của anh/chị rất đa dạng, hấp dẫn

TCLD4 .782 .875

Các chương trình phúc lợi trong doanh nghiệp của anh/chị thể hiện rõ ràng sự quan tâm của doanh nghiệp đối với CBNV

TCLD5 .809 .868

Các chương trình phúc lợi của doanh nghiệp anh/chị đang làm việc được đưa ra dựa trên việc đánh giá kết quả công việc của anh chị.

TCLD6 .707 .890

Nguồn: Kết quả phân tích mẫu (n=300)

Chạy lại phân tích EFA lần 2 trong phân tích khám phá biến độc lập trong Bảng 3.12 cho thấy: 30 biến quan sát được nhóm thành 7 nhân tố. Hệ số KMO = .815 > .5 nên phân tích nhân tố là phù hợp với tập dữ liệu đang khảo sát. Kiểm định Bartlett có mức ý nghĩa Sig=.000 < .05, chứng tỏ các biến quan sát tương quan với nhau trên phạm vi tổng thể. Hệ số tải nhân tố (factor loading) điều lớn hơn .5 nên các biến quan sát này quan trọng trong các nhân tố, chúng có ý nghĩa thiết thực. Khác biệt hệ số tải nhân tố của một biến quan sát giữa các nhân tố > .3 nên đảm bảo được

58

sự phân biệt giữa các nhân tố. Tổng phương sai trích đạt 77.082% > 50% nên thang đo được chấp nhận. Thông số Eigenvalue = 1.929>1 nên các nhân tố thành phần có ý nghĩa (Phụ lục 7).

Bảng 3.12: Kết quả phân tích nhân tố khám phá EFA biến độc lập

Nhân tố Tên nhân số Biến quan sát

1 Đánh giá nhân viên (DGNV) DGNV1, DGNV2, DGNV3, DGNV4,

DGNV5, DGNV6 2 Thực tiễn quản lý (TTQL) TTQL1, TTQL2, TTQL3, TTQL4, TTQL5 3 Trả công lao động (TCLD) TCLD1, TCLD2, TCLD4, TCLD5, TCLD6 4 Định hướng nghề nghiệp (DHNN) DHNN1, DHNN2, DHNN3, DHNN4, DHNN5

5 Phân tích công việc (PTCV) PTCV1, PTCV2, PTCV3

6 Thực tiễn tuyển dụng (TTTD) TTTD1, TTTD2, TTTD3

7 Thực tiễn đào tạo (TTDT) TTDT1, TTDT2, TTDT3

Nguồn: Tổng hợp và thiết kế của tác giả

Như vậy, kết quả phân tích EFA cho thấy 30 biến quan sát được nhóm thành 7 nhân tố như sau:

Nhân tố thứ 1 gồm 6 biến DGNV1, DGNV2, DGNV3, DGNV4, DGNV5, DGNV6. Đây là các biến quan sát của thang đo “Đánh giá nhân viên” (DGNV) nên nhân tố này được đặt tên là “Đánh giá nhân viên”, ký hiệu là DGNV.

Nhân tố thứ 2 gồm 5 biến TTQL1, TTQL2, TTQL3, TTQL4, TTQL5. Đây là các biến quan sát của thang đo “Thực tiễn quản lý” (TTQL) nên nhân tố này được đặt tên là “Thực tiễn quản lý”, ký hiệu là TTQL.

Nhân tố thứ 3 gồm 5 biến TCLD1, TCLD2, TCLD4, TCLD5, TCLD6. Đây là các biến quan sát của thang đo “Trả công lao động ” (TCLD) nên nhân tố này được đặt tên là “Trả công lao động ”, ký hiệu là TCLD.

59

Nhân tố thứ 4 gồm 5 biến DHNN1, DHNN2, DHNN3, DHNN4, DHNN5. Đây là các biến quan sát của thang đo “Định hướng nghề nghiệp” (DHNN) nên nhân tố này được đặt tên là “Định hướng nghề nghiệp”, ký hiệu là DHNN.

Nhân tố thứ 5 gồm 3 biến PTCV1, PTCV2, PTCV3. Đây là các biến quan sát của thang đo “Phân tích công việc” (PTCV) nên nhân tố này được đặt tên là “Phân tích công việc”, ký hiệu là PTCV.

Nhân tố thứ 6 gồm 3 biến TTTD1, TTTD2, TTTD3. Đây là các biến quan sát của thang đo “Thực tiễn tuyển dụng” (TTTD) nên nhân tố này được đặt tên là “Thực tiễn tuyển dụng”, ký hiệu là TTTD.

Nhân tố thứ 7 gồm 3 biến TTDT1, TTDT2, TTDT3. Đây là các biến quan sát của thang đo “Thực tiễn đào tạo” (TTDT) nên nhân tố này được đặt tên là “Thực tiễn đào tạo”, ký hiệu là TTDT.

Như vậy, sau khi đo lường độ tin cậy của thang đo bằng hệ số Cronbach’s Alpha và đánh giá giá trị thang đo bằng phân tích nhân tố khám phá EFA, các biến quan sát điều phù hợp với mô hình nghiên cứu đề nghị ban đầu và được sử dụng để tiến hành phân tích hồi quy.

Một phần của tài liệu TÁC ĐỘNG CỦA THỰC TIỄN QUẢN TRỊ NGUỒN NHÂN LỰC ĐẾN SỰ GẮN KẾT CỦA NHÂN VIÊN VỚI TỔ CHỨC TẠI CÁC DOANH NGHIỆP THU HẸP QUY MÔ SẢN XUẤT KINH DOANH TRÊN ĐỊA BÀN TP HỒ CHÍ MINH (Trang 67)