- Đầu tiên tác phẩm được đặt têt là Cái lò gạch cũ Lúc in nhà xuất bản tự ý đổi tên là
4. Tìm hiểu giá tri nội dung và nghệ thuật.
4.3. Hình tượng nhân vật Chí Phèo
a. Hình tượng có tính chất quy luật, là sản phẩm của tình trạng áp bức bóc lột ở nông thôn VN trước cách mạng tháng Tám. Hình ảnh người nông dân bị đè nén đến cùng cực đã chống trả lại bằng con đường lưu manh tội lỗi.
- Mở đầu tác phẩm là hình ảnh: Chí Phèo vừa đi vừa chửi - tiếng chửi cùng song hành trong cuộc đời Chí - tiếng chứi báo hiệu một Chí Phèo lưu manh, cô độc.
→ Say chỉ một phần; bởi cái say, cái tỉnh luôn song song tồn tại trong con người Chí. → Tiếng chửi: là phản ứng của Chí đối với cuộc đời bộc lộ tâm trạng bất mãn cao độ khi bị làng xóm, xã hội gạt bỏ.
- Nhận xét nghệ thuật miêu tả đoạn văn mở đầu truyện ? Câu hỏi thảo luận nhóm
- Nhóm 1: Em hãy phác họa chân dung nhân vật Chí trước và sau khi ở tù về ?
Cái đầu trọc lốc, hàm răng cạo trắng hớn, cái mặt thì câng câng đấy những vết sứt sẹo, hai con mắt gườm gườm, trên ngực trạm trổ đấy những hình thủ kỳ quái…dáng đi xiêu vẹo…
→ Bộc lộ sự bất lực bế tắc, cô đơn tột độ của Chí giữa làng Vũ Đại.
- Vừa kể, vừa tả, vừa biểu hiện tâm lí rất đặc sắc; ngôn ngữ nhân vật hòa nhập ngôn ngữ tác giả.
* Trước khi ở tù.
- Vốn mồ côi, hiền lành, nhút nhát, sống lương thiện, khỏe mạnh. Bị vứt ở lò gạch hoang - Chí trở thành vật cho không.
- Làm thuê hết nhà này đến nhà khác, chịu khó và hiền lành, bị bà Ba lợi dụng - Bá Kiến ghen - bị đẩy đi tù oan 7- 8 năm.
* Sau khi ở tù.
- Chế độ nhà tù thực dân đã biến Chí trở thành lưu manh, có tính cách méo mó và quái dị. Chí trở thành con quỷ dữ làng Vũ Đại.
- Để có ăn phải cướp giật - dọa nạt - phải ăn cướp. Chí đã bị đẩy vào con đường lưu manh hóa.
- Từ một anh Chí - trở thành một Chí Phèo. Rơi vào thế cố cùng liều thân - lưu manh - đâm thuê chém mướn. Bị đè nén chống trả bằng con đường lưu manh.
- Triền miên trong cơn say: ăn - ngủ - chửi đều trong cơn say. Ngoài 40 tuổi sống vất vưởng, việc làm duy nhất là chửi và rạch
- Thị Nở: xấu đến ma chê quỉ hờn, dở hơi lại dòng giống mả hủi.
- Cả làng không ai đi lấy nước qua nhà Chí thì Thị cứ đi và rồi … gặp Chí (cũng bởi cái tội dở hơi khác người của Thị).
- Thị có tật hay buồn ngủ, dù bất cứ ở đâu hay đang làm gì cứ hễ buồn ngủ là thị ngủ. (Cũng lại là cái tội để cho Chí gặp Thị đang ngủ).
- Đằng sau cái hình hài xấu xí ấy là một tâm hồn biết yêu thương đùm bọc người khác: Thị chăm sóc Chí khi hắn cảm, nấu cháp hành cho Chí
mặt ăn vạ.
→ Chí đã bị cướp đi cả nhân hình lẫn nhân tính. Bị biến chất từ một người lương thiện thành con quỷ dữ. Chí điển hình cho người nông dân lao động bị đè nén đến cùng cực, và cũng là một nhân chứng tố cáo xã hội thực dân - phong kiến đã cướp đi quyền làm người của Chí.
b. Giá trị độc đáo của tác phẩm là sự thức tỉnh linh hồn Chí. Sau cuộc gặp gỡ với Thị Nở, Chí đã lóe lên khát vọng làm người lương thiện.
- Gặp Thị, lần đầu tiên thức tỉnh. Nhận biết được mọi âm thanh trong cuộc sống. Sợ cô đơn, thèm lương thiện. Bát cháo hành của Thi Nở chính là liều thuốc diệu kì giúp Chí cởi bỏ xác thú, cải tử hoàn sinh.
- Lần đầu tiên Chí được người khác cho. Lần đầu tiên Chí được hưởng sự chăm sóc bởi bàn tay của một người đàn bà. Ngoài 40 tuổi đầu mà đây là lần đầu tiên Chí được ăn cháo hành. Hương vị cháo hay hương vị tình yêu thương mộc mạc chân thành đã làm cho hắn cảm động: hai con mắt ươn ướt…
→ Thị Nở chính là "thiên sứ" dẫn đường cho Chí đến với cuộc sống con người, giúp Chí có sức mạnh hoàn lương, đánh thức
ăn giải cảm.
- Nhóm 2: Những gì diễn ra trong tâm hồn Chí sau cuộc gặp gỡ với Thị Nở? Tại sao Chí Phèo lại có sự thay đổi như vậy? Nhận xét hai câu nói của Chí với Thị Nở?
- Giá cứ thế này mãi thì thích nhỉ (tỏ tình).
- Hay là mình sang đây ở với tớ một nhà cho vui ("cầu hôn").
- Nhóm 3: Diễn biến tâm trạng của Chí Phèo sau khi bị Thị Nở từ chối? Vì sao Chí Phèo lại có hành động như vậy?
phần sâu kín nhất tâm hồn Chí cái bản chất đẹp đẽ của người nông dân lao động bị che lấp, vùi dập bấy lâu nay mà không tắt.
- Tình yêu hé mở con đường thành người. Chí hồi hộp hi vọng. Nhưng bị chặn đứng. Bà cô Thị không cho phép Thị lấy hắn. Chí rơi vào bi kịch tâm hồn đau đớn bị cự tuyệt quyền làm người. Chí tiếp tục bị xã hội vứt bỏ.
c. Chí vùng lên manh động tự phát
- Từ ngạc nhiên - thích chí trước cử chỉ giận dữ của Thị - hiểu rõ sự thật thì ngẩn ra - sửng sốt - không nói nên lời - Thị bỏ đi thì đuổi theo - níu lại - nắm lấy tay - bị đẩy ngã lăn xưống đất.
→ Bị cự tuyệt - uống rượu - càng uống càng tỉnh - đau khổ tuyệt vọng - khóc rưng rức - xách dao ra đi - vừa đi vừa chửi. Chí đến thẳng nhà Bá Kiến theo sự thôi thúc âm ỉ của lòng căm thù bấy lâu nay. Chí đã thấm thía tội ác của kẻ thù, và nhận ra đúng kẻ thù của đời mình.
- Đứng trước Bá Kiến Chí dõng dạc chỉ thẳng tay vào mặt Bá Kiến đòi quyền lương thiện. Chí nói 3 câu rất gọn và rõ:
- Nhóm 4: Hãy nêu ý nghĩa ba câu nói của Chí Phèo khi đứng trước Bá Kiến?
Tao muốn làm người lương thiện!
Ai cho tao lương thiện?
Tao không thể là người lương thiện nữa.
- Tại sao Chí Phèo lại tự giết mình ?
làm người lương thiện. Tiếng kêu tuyệt vọng của người cùng đường, đó cũng là lời cầu cứu của con người bị cự tuyệt quyền làm người.
+ Một câu hỏi uất ức: Ai cho tao lương thiện? Một sự thật phũ phàng và vô cùng đớn đau của một Con Người mà lại không được làm người.
+ Một câu khảng định xót xa: Tao không thể là người lương thiện nữa. Lời xác nhận sự thật.
→ Chí Phèo muốn, Chí Phèo hỏi và Chí Phèo hiểu. Sự chuyển đổi cảm xúc ấy diễn ra đầy tự nhiên không gò bó là nhờ ngòi bút nhân đạo tài tình của Nam Cao.
- Chí giết kè thù và tự giết mình - Ý thức nhân phẩm đã trở về - Không bằng lòng với cuộc sống thú vật nữa. Chí giết Bá Kiến không phải là hành động lưu manh giết người, mà đó chính là hành động lấy máu rửa thù của người nông dân lao động cùng khổ đã vùng lên manh động tự phát.