Vận dụng tự giác trên cơ sở hiểu biết về Lý thuyết liên văn bản

Một phần của tài liệu Vận dụng kỹ thuật liên văn bản trong dạy đọc hiểu văn bản văn học ở trường trung học phổ thông (Trang 53)

Dạy học Ngữ văn nói chung và dạy đọc hiểu văn bản văn học ở THPT nói riêng cần được thụ cảm một cách vừa chặt vừa khoáng hoạt. Nó vừa để người đọc - người học biết cảnh, biết người, biết nắm vững cách điều khiển câu chữ... song bao trùm lên tất cả là phải làm sao nhuyễn thấm được những cái hay, cái đẹp của văn chương vào trong tâm hồn, biến nó thành nỗi khát khao, thành động lực sống tốt hơn, trở thành người có ích hơn, đáng sống hơn.

Để tiếp cận đến cái đích này, người giáo viên Ngữ văn ở nhà trường THPT hiện nay có khá nhiều thuận lợi. Trước hết đó là việc đổi mới chương trình - sách giáo khoa THPT từ hơn một thập kỷ qua trong đó có bộ sách giáo khoa Ngữ văn hiện hành biên soạn theo tinh thần tích hợp. Có nhiều điểm mới trong bộ sách này, đổi mới cả về mặt nội dung của chương trình Ngữ văn và cả về mặt hình thức chương trình. Tiêu chí tuyển chọn các tác phẩm văn học vào sách giáo khoa Ngữ văn - nhất là văn học hiện đại - không còn nằm trong phạm trù “đúng - sai” mà cơ bản đã chuyển sang phạm trù “hay - dở”. Nhiều tác phẩm văn chương mang tâm thức của thời đại mới và chịu ảnh hưởng của chủ nghĩa hậu hiện đại - những sáng tác gắn liền với nhận thức mới về quyền năng của tác gỉa; về tính chức năng của người viết trong quan hệ với văn bản; về sự tương đối của điều mà trước đây người ta gọi là tính độc sáng trong một tác phẩm văn học - đã có mặt trong chương trình Ngữ văn THPT.

Tiếp theo đó là sự tác động của các lý thuyết về lý luận dạy học đến việc đổi mới phương pháp dạy học trong đó có Lý thuyết liên văn bản trong dạy học Ngữ văn ở THPT. Đây là các tiền đề, yếu tố thuận lợi cho giáo viên trong vận dụng kỹ thuật liên văn bản vào dạy đọc hiểu văn bản văn học.

Theo khảo sát của chúng tôi, hiện nay không ít giáo viên THPT đã có sự đầu tư trong công việc soạn giáo án theo hướng: phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh; có ý thức tự học, tự bồi dưỡng để nâng cao trí thức chuyên môn, trí thức về phương pháp dạy học, tiếp nhận các lý thuyết mới về phê bình, nghiên cứu và giảng dạy văn học. Điều đáng mừng là trong đó một bộ phận, một số ít giáo viên đã biết vận dụng kỹ thuật liên văn bản một cách tự giác trên cơ sở hiểu biết Lý thuyết liên văn bản ở các mức độ khác nhau. Sau đây là một vài hướng vận dụng kỹ thuật liên văn bản trong dạy đọc hiểu văn bản văn học hiện đại và văn học đương đại ở mức độ tự giác.

1.3.2.1. Dạy học tác phẩm Đời thừa của nhà văn Nam Cao theo các thao tác liên tưởng, so sánh từ gần đến xa

Bước 1: mở trường liên tưởng gần: gắn văn bản Đời thừa với những tác phẩm cùng chủ đề “người trí thức băn khoăn đi tìm lẽ sống” của chính nhà văn Nam Cao. Đó là chuỗi văn bản

Đời thừa → Trăng sáng → Sống mòn

Từ việc cho người đọc nối kết các văn bản này, chúng ta sẽ dễ dàng nhận ra các nhân vật: Hộ, Điền, Thứ đều thuộc tuýp nhân vật “người trí thức băn khoăn tìm lẽ sống”. Các nhân vật này được tác giả xây dựng tương tự, gần giống nhau. Thông qua việc đối chiếu so sánh, giáo viên hương dẫn học sinh phát hiện ra các thủ pháp cũng như quan điểm nghệ thuật của Nam Cao. Sự đối thoại giữa các văn bản sẽ làm nổi bật lên tính vấn đề của thời đại và những băn khoăn, chiêm nghiệm của tác giả về cuộc đời và con người.

Bước 2: mở rộng trường liên tưởng về văn học giai đoạn trước - chuyển dịch thời gian về quá khứ. Khi đặt các văn bản trong những môi trường, thời điểm văn hóa khác nhau thì ý nghĩa sẽ khác nhau: vấn đề sẽ xuất hiện. Chúng ta không thể phát hiện ra vấn đề khi chỉ bó hẹp trong phạm vi tác phẩm được học. Liên kết văn bản Đời thừa với các tác phẩm văn học trung đại, người dạy sẽ đặt ra vấn đề: tại sao ở các giai đoạn trước của văn học Việt Nam lại không có kiểu nhân vật trí thức băn khoăn đi tìm lẽ sống. Các nhân vật trong văn học trung đại hầu hết là kiểu người của trung hiếu, tiểu nghĩa, trung quân ái quốc. Nối kết như thế,người dạy đã tạo nên một liên văn bản mới

Văn hóa trung đại → Văn hóa hiện đại → Đời thừa

(Liên văn bản quan niệm mỗi nền văn hóa cũng là một văn bản)

Khi đối chiếu, so sánh tìm ra điểm tương đồng, khác biệt giữa các văn bản với nhau, tính vấn đề sẽ bộc lộ và giáo viên sẽ dẫn dắt học sinh giải quyết nó. Văn học trung đại sở dĩ không có kiểu nhân vật này là bởi sự khác nhau về quan niệm, cái nhìn về thế giới. Nếu thời trung đại, con người coi vũ trụ là sự hài hòa (thiên - địa - nhân hợp nhất), mọi thứ đều toàn vẹn hài hòa thì đến thời hiện đại, với sự đô thị hóa “nước mắt trông ra phố cả làng”, với sự xâm lấn của văn hóa ngoại bang... thế giới được xem như là những mảnh vỡ. Do vậy, việc lý giải tâm trạng “băn khoăn đi tìm lẽ sống” của những trí thức như Hộ, Điền, Thức là do cảnh mất nước, do “Cơm áo không đùa với khách thơ” là chưa đủ để giải mã bản chất của vấn đề (bởi những trí thức trong thời Trung đại cũng sống trong cảnh nghèo túng, cũng có giai đoạn lâm vào cảnh mất nước nhưng đâu có kiểu người băn khoăn vì lẽ sống, đi tìm chân lý của cuộc đời như thế.) Để lý giải cho tường minh, thuyết phục hơn thì phải tìm ở nguyên nhân chính là sự biến động văn hóa khiến con người trở nên lạc lõng, hoang mang trước sự thay đổi các thang giá trị xã hội.

Bước 3: chuyển dịch văn bản về thời hiện tại (tức là thời điểm tương lai so với khi tác phẩm ra đời). Đây là bước cần thiết để gắn văn bản văn học với

đời sống thực tiễn bởi văn học chính là cuộc sống. Việc chuyển dịch văn bản được đọc hiểu về thời hiện tại cùng phù hợp với lý thuyết tiếp nhận. Người đọc mỗi thời đại đều có cách cảm thụ kiến giải văn bản riêng. Điều đó sẽ tạo nên sức sống cho tác phẩm. Thực hiện thao tác này, giáo viên trên cơ sở liên kết với các tác phẩm văn học đương đại - sẽ có chuỗi văn bản sau

Đời thừa Con gái thủy thần Đàn trời

(Nam Cao) (Nguyễn Huy Thiệp) (Cao Duy Sơn) Mẫu số để tạo nên chuỗi liên tưởng này cũng là kiểu nhân vật “tìm kiếm lẽ sống, bị lưu đày trong tâm hồn”. Cả ba nhân vật: Hộ (Đời thừa), Chương (Con gái thủy thần), Thức (Đàn trời) đều có những điểm tương đồng này. Họ bị ám ảnh bởi những cuộc kiếm tìm, suy tư, đau khổ, chiêm nghiệm nhằm tìm ra chân lý, lẽ sống cuộc đời mình. Vấn đề đặt ra là: vì sao lại có sự tương đồng đó trong khi ba tác phẩm này được ra đời cách nhau nửa phần thế kỉ? Lý giải điều này; giáo viên cho học sinh đối chiếu hoàn cảnh ra đời của cả ba tác phẩm: thời điểm ra đời của các văn bản văn học này đều là các mốc biến động về giá trị văn hóa. Đó là sự biến động khi những giá trị cũ đang mai một và sự tấn công của văn minh đô thị, văn hóa phương Tây. Sự dở dang giữa cái cũ và cái mới tạo nên kiểu người “dang dở, băn khoăn giữa cái cũ và cái mới”, giữa một thế kỷ của những mảnh vỡ; giữa những lựa chọn: tình yêu - tiền bạc, văn chương - nhân cách, tha hóa - giữ mình... Từ đó, giáo viên giúp học sinh mở rộng văn bản được học trong trường liên tưởng, làm sống lại những giá trị tưởng như đã cũ, đem lại cho người học những khám phá thú vị trong tư thế chủ động, tích cực; gắn được tác phẩm văn chương vào dòng chảy của đời sống.

1.3.2.2. Vận dụng kỹ thuật liên văn bản trong dạy bài Chiếc thuyền ngoài xa của Nguyễn Minh Châu

Đây là một trong những tác phẩm văn học đương đại tiêu biểu của nhà văn Nguyễn Minh Châu, một trong số những nhà văn mở đường tinh anh và

tài năng nhất của văn học Việt Nam hiện nay. Chúng tôi chỉ minh họa sơ lược thực tế ứng dụng kỹ thuật liên văn bản trong dạy đọc hiểu văn bản này của ông qua một số thao tác sau:

Vận dụng ở phần dẫn nhập giờ đọc hiểu văn bản:

Trong phần tiểu dẫn về sự nghiệp sáng tác của Nguyễn Minh Châu cần dẫn dắt, định hướng cho học sinh nắm vững nét khác biệt về đặc điểm các tác phẩm của ông trong giai đoạn trước 1975 và sau 1975, từ đó bước đầu xác định giá trị độc đáo của tác phẩm được học.

Trước 1945, các sáng tác của ông như Cửa sông (tiểu thuyết, 1966)

Những vùng trời khác nhau (truyện ngắn, 1970), Dấu chân người lính (tiểu thuyết, 1972), mang đặc điểm chung của văn học chống Mỹ. Đó là cảm hứng sử thi - cách mạng với giọng điệu ngợi ca trang trọng, nhân vật trung tâm là những anh hùng, những người lính,ngôn ngữ trữ tình, lãng mạn cách mạng,...

Đến giai đoạn sau 1975, từ cảm hứng sử thi dần chuyển sang cảm hứng về những triết luận nhân bản đương thời, ông đã đi sâu khám phá sự thật đời sống ở bình diện đạo đức thế sự. Trọng tâm những khám phá nghệ thuật của ông hướng về con người trong cuộc mưu sinh, trong hành trình nhọc nhằn kiếm tìm hạnh phúc và hoàn thiện nhân cách. Chính ông là người gióng lên hồi chuông “ai điếu” cho lối viết ngợi ca với cái nhìn địch - ta một chiều của văn học trước 1975. Thông qua sự va đập, đối thoại của các dòng văn học ở hai giai đoạn này của ông và các tác giả khác, người đọc ngộ ra bước đầu “tầm vóc nghệ thuật” của Chiếc thuyền ngoài xa một tác phẩm tiêu biểu cho xu hướng nghệ thuật chung thời kỳ đổi mới: hướng nội, khai thác sâu sắc số phận cá nhân và thân phận con người và phong cách tự sự - triết lý độc đáo của Nguyễn Minh Châu.

Ứng dụng làm sáng rõ các giá trị của văn bản văn học:

Trong nhiều thủ pháp vận dụng kỹ thuật liên văn bản, ở đây chỉ để đề cập đến việc giáo viên dẫn dắt, định hướng học sinh thực hiện “tính đối thoại”

của văn bản đồng thời khi nêu lên các mối liên hệ liên văn bản, giáo viên cần có những dẫn giải, thuyết minh và phân tích thuyết phục kết hợp với việc kích hoạt năng lực sáng tạo, kỹ năng đối thoại của học sinh để cho họ cùng với giáo viên trở thành người “đồng sáng tạo” văn bản đang được dạy học.

Từ việc phát hiện của người nghệ sĩ nhiếp ảnh: chiếc thuyền ngoài xa như “một cảnh đắt trời cho” - một bức kí họa tuyệt đẹp, kì diệu mà thiên nhiên, cuộc sống ban tặng cho con người, cho phút thăng hoa may mắn của đời người nghệ sĩ; bức tranh thiên nhiên về biển cả, về cuộc sống của người dân làng chài, một hình ảnh gợi cảm, đầy ám ảnh về sự bấp bênh của những phận người trôi nổi trên sông nước - người đọc có thể kết nối với tác phẩm hàm chứa quan điểm văn chương của Nam Cao và phần kết tác phẩm Chữ người tử tù của Nguyễn Tuân để hồi quy về ý tưởng của tác giả Chiếc thuyền ngoài xa: cái Đẹp luôn gắn liền với cái Chân, cái Thiện của cuộc đời, có tác dụng thanh lọc tâm hồn con người (Cái đẹp sẽ cứu vớt nhân loại - Dostoievsky). Cùng với đó, phát hiện thứ hai của người nghệ sĩ là một cảnh tượng tàn nhẫn: người đàn ông đánh đập vợ. Người đọc xâu chuỗi, đối thoại hai phát hiện này sẽ dẫn đến nét ý nghĩa mới của văn bản: cuộc sống không hề đơn giản, một chiều mà chứa đựng đầy nghịch lý, đan xen những mặt đối lập: Đẹp - Xấu, Thiện - Ác... Chúng ta đừng nhầm lẫn hiện tượng với bản chất khi đánh giá sự vật và con người; phải phát hiện ra bản chất thực sự sau vẻ ngoài đẹp đẽ của hiện tượng để mà “giận thì giận mà thương thì thương”...

Ở phần sau của văn bản là câu chuyện của người đàn bà ở tòa án huyện cùng hai nhân vật - chánh án Đẩu và nghệ sĩ Phùng. Người dạy dẫn dắt người học tìm hiểu lý giải những hành vi, cử chỉ, ngôn ngữ của các nhân vật - nhất là người đàn bà; khơi gợi trong người học từ những trải nghiệm của mình về “văn bản đời sống - văn hóa” xung quanh để tự chiêm nghiệm, giải đáp thỏa đáng các mã nghệ thuật trong văn bản: từ Chiếc thuyền ngoài xa, tỏa sáng

chân dung người đàn bà nhân hậu, giàu lòng vị tha, đức hi sinh cũng là một người rất sâu sắc, thấu hiểu lẽ đời, thấp thoáng hình ảnh “vị Bao Công có một cái gì vừa mới vỡ ra, anh rất nghiêm nghị và đầy suy nghĩ, đầy lòng tốt, sẵn sàng bảo vệ công lý nhưng chưa thực sự đi sâu vào đời sống nhân dân; in đậm tâm cảm của người nghệ sĩ say mê tìm kiếm cái đẹp sẵn sàng bênh vực cho người phụ nữ, cho công lý,...”. Tất cả đều can dự vào cuộc chiến bảo vệ nhân tính, thiên lương và vẻ đẹp tâm hồn con người. Đến phần kết của văn bản, người đọc kết nối, “xếp chồng các văn bản” của tác giả giai đoạn trước 1975 để cảm nhận được “cách nhìn” cuộc sống thực sự đổi mới, đa diện, đa chiều của Nguyễn Minh Châu - nhà văn xứ Nghệ, một nhân cách lớn, một tài năng lấp lánh của văn học Việt Nam.

1.3.3. Nhìn chung về thành công và hạn chế của việc vận dụng kỹ thuậtliên văn bản trong dạy học đọc hiểu văn bản văn học ở THPT hiện nay

Một phần của tài liệu Vận dụng kỹ thuật liên văn bản trong dạy đọc hiểu văn bản văn học ở trường trung học phổ thông (Trang 53)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(123 trang)
w