Ưu tiên tạo sự kết nối giữa các văn bản hay các thành tố văn bản từng quen thuộc với học sinh

Một phần của tài liệu Vận dụng kỹ thuật liên văn bản trong dạy đọc hiểu văn bản văn học ở trường trung học phổ thông (Trang 76 - 77)

bản từng quen thuộc với học sinh

Vận dụng kỹ thuật liên văn bản trong dạy đọc hiểu văn bản văn học là điều khá mới đối với thực tiễn dạy học Ngữ văn ở THPT hiện nay - nhất là đối với học sinh, dù ở mức độ tự phát hay tự giác. Mặt khác, nội hàm “văn bản - liên văn bản” trong nghiên cứu - phê bình ở Việt Nam cũng đã mở ra một trường nghĩa khá rộng đến “văn bản thế giới” - “thế giới như một văn bản”. Từ đó, để vận dụng kỹ thuật liên văn bản trong nội dung kết nối các văn bản cho có hiệu quả, phù hợp với thực tế dạy học ngữ văn ở THPT, giáo viên cần dành một khoảng rộng ưu tiên cho sự kết nối giữa các văn bản hay các thành tố văn bản từng trở nên quen thuộc với học sinh. Ở đây, chúng tôi muốn đề cập đến hai bình diện. Thứ nhất là các văn bản, các thành tố văn bản hình thành qua việc chiếm lĩnh các văn bản đã dạy học trước đó trong chương trình - sách giáo khoa, một tiền đề thuận lợi để học sinh có thể kết nối với văn bản đang được dạy học. Đây cũng là cơ hội để học sinh củng cố, khắc sâu và từ đó làm giàu kiến thức cho mình. Đương nhiên, giáo viên cũng nên khuyến khích học sinh thiết lập đường dây liên hệ giữa văn bản được học với những văn

bản thành tố văn bản khác chưa từng được học (mà các em có thể đã nghe, đã đọc) mà thực sự có giá trị nhằm soi tỏ ý nghĩa văn bản được quy định tìm hiểu trong chương trình.

Thứ hai là các “văn bản” trong thực tại cuộc sống, trong vốn sống, trong “phông văn hóa” quen thuộc và thông dụng với học sinh hiện nay khi mà số đông các em đã tiếp cận các kênh thông tin “văn bản” mới, trong đó có “văn bản điện tử”.

Thực hiện “sự ưu tiên” này để tạo ra hiệu quả ban đầu cho sự kết nối song giáo viên cũng đừng quên tạo dựng cho học sinh ý thức nhận ra được tiềm năng ý nghĩa vô tận của tác phẩm từ đó mà kích thích các em tiếp tục khám phá sáng tạo đồng thời cũng giúp học sinh nhận thức được vấn đề: những mối liên hệ, kết nối đó có hay không, nhiều hay ít là tùy thuộc vào hoạt động tích cực của chính các em, người đọc - người học.

Với các văn bản, thành tố văn bản “quen thuộc” ấy, giáo viên cần chuẩn bị các câu hỏi gợi mở hoặc gợi ra “những tình huống có vấn đề” để học sinh nhớ lại và có dịp “kết nối” với văn bản đang học.

Với các văn bản thuộc các loại hình nghệ thuật khác (như những bộ phim điện ảnh, phim truyền hình, các bài hát - cả tân nhạc và cổ nhạc - các bức tranh, tấm ảnh,...) khá phổ biến trong đời sống xã hội, có thể trở nên “quen thuộc” với học sinh, thì giáo viên cần biết gợi dẫn để học sinh có thể tham gia “kết nối” một cách hiệu quả, sinh động trong giờ đọc hiểu văn bản văn học

Một phần của tài liệu Vận dụng kỹ thuật liên văn bản trong dạy đọc hiểu văn bản văn học ở trường trung học phổ thông (Trang 76 - 77)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(123 trang)
w