Vận dụng trong việc làm sáng tỏ các giá trị trong văn bản văn học

Một phần của tài liệu Vận dụng kỹ thuật liên văn bản trong dạy đọc hiểu văn bản văn học ở trường trung học phổ thông (Trang 65 - 67)

2.1.2. Vận dụng trong việc làm sáng tỏ các giá trị trong văn bản vănhọc học

Theo tiến trình giờ dạy học đọc hiểu văn bản văn học thì việc làm sáng tỏ các giá trị trong văn bản thể hiện tập trung ở mục Đọc hiểu văn bản hay

Hướng dẫn học bài trong sách giáo khoa - sách giáo viên. Đây là phần trọng tâm của giờ học Ngữ văn xét theo tiến trình giờ học, cũng là phần mà việc vận dụng kỹ thuật liên văn bản phải được chú ý một cách đặc biệt.

Trước hết, cần giúp học sinh khám phá “nguyên tắc chuyển vị” của tác giả - người viết trong văn bản được dạy học (J.Kristeva dùng thuật ngữ “chuyển vị” để nhấn mạnh liên văn bản như một hành trình từ hệ thống ký hiệu này đến hệ thống ký hiệu khác) - nhất là trong các văn bản văn học hiện đại, hậu hiện đại. Như thế, trước một văn bản như bài thơ Đàn ghi ta của Lorca của Thanh Thảo, thay cho việc cắt nghĩa tường minh các hình ảnh

chàng kị sĩ lang thang, vầng trăng chếnh choáng, yên ngựa mỏi mòn, lá bùa cô gái Digan... (mà việc đó chỉ mang đến một kết quả ít ỏi) thì người dạy, người học cần soi chiếu vào một mục tiêu quan trọng hơn: phát hiện ra cái cơ chế đã cho phép các hình ảnh ấy đi vào bài thơ theo kiểu rời rạc, đứt đoạn, không hoàn chỉnh như thế. Từ đó, ta nên chuyển sang việc rút tỉa từ bài thơ, đoạn thơ một tập hợp từ ngữ có cùng tính chất (như lang thang, chếnh choáng, mỏi mòn...) thành một chuỗi để cảm nhận, phân tích thì có thể sẽ đạt

hiệu quả thực tế hơn là việc giải đáp tường minh cho những thắc mắc kiểu như: Chàng kỵ sĩ và cô gái Digan kia là ai, hình ảnh vầng trăng chếnh choáng, yên ngựa mỏi mòn kia là hình bóng lấy ra từ văn bản nào... mặc dù ta có khả năng giải đáp một phần những thắc mắc của học sinh khi đưa ra những hình ảnh tương đồng gần nhất tìm thấy từ thơ của Lorca hay từ những bài dân ca vùng Andalucía - quê hương ông. Cần chú ý là: nguyên tắc chuyển vị là cái sẽ chi phối những sự chuyển vị cụ thể của người viết, cho nên, nếu ta không tìm ra “nguồn” của các “trích dẫn” trong văn bản thì đó cũng là điều bình thường, tất yếu; không có gì cản trở ta khi nói về nét sáng tạo của văn bản đang được dạy học.

Tiếp đó là việc tránh đồng nhất đặc tính chung của nhiều văn bản vào đặc tính riêng của chính văn bản đang diễn giải - nhằm nhận ra dấu ấn cá nhân của các tác giả trong việc chuyển vị các văn bản có trước đó. Đơn cử, ta có thể không mấy khó khăn khi chỉ ra các dấu ấn quan niệm về thời gian, về cõi trần gian - ảnh hưởng của một số nhà thơ Pháp trong bài thơ Vội vàng của Xuân Diệu hay những cặp đối lập đặc thù của chủ nghĩa lãng mạn trong bài thơ Nhớ rừng của Thế Lữ.

Song điều quan thiết hơn là phải nhấn vào những điểm cốt lõi đã khiến cho văn ấy khu biệt với những văn bản khác và tạo cho nó một vị thế riêng trong sự nghiệp của nhà văn, trong lịch sử văn học. Nhất là với trường hợp những “nhà thơ một bài thơ” như Vũ Đình Liên với Ông đồ - một trong những bài thơ - tác phẩm hay nhất trong phong trào Thơ mới 1932 - 1945 mà gần một thế kỷ qua vẫn chiếm một vị trí vẻ vang, một dấu son in đậm trong tâm cảm người đọc hôm nay và ngày mai. Đây là vấn đề có ý nghĩa phương pháp luận. Nó khắc phục thói quen của nhiều giáo viên hiện nay là bình tán nửa vời, miêu tả khuôn mặt riêng của một tác phẩm được dạy cũng từa tựa như những đặc điểm - khuôn mặt chung vốn đúng cho nhiều tác phẩm cùng

loại hình, khiến cho “nắng trôi đi oan uổng biết bao ngày” - thời gian của tiết học bị lãng phí nhiều mà kết quả thu hái được chẳng đáng là bao, không mấy giá trị.

Một phần của tài liệu Vận dụng kỹ thuật liên văn bản trong dạy đọc hiểu văn bản văn học ở trường trung học phổ thông (Trang 65 - 67)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(123 trang)
w