Vận dụng không tự giác

Một phần của tài liệu Vận dụng kỹ thuật liên văn bản trong dạy đọc hiểu văn bản văn học ở trường trung học phổ thông (Trang 50 - 53)

Như các phần trên đã trình bày, chúng ta có thể khái quát về kỹ thuật liên văn bản một cách cô đọng: liên văn bản là liên kết các văn bản trong một văn bản qua sự sáng tạo và tiếp nhận của “người đọc” với tính đối thoại một cách ý thức hay vô thức. Hiện trạng thực tế vận dụng kỹ thuật liên văn bản ở các nhà trường THPT hiện nay, qua sự khảo sát của chúng tôi, phần lớn giáo viên Ngữ văn còn đang trong tình trạng vô thức: vận dụng không tự giác - với những biểu hiện như sau:

Thứ nhất: giáo viên Ngữ văn THPT hiện đang sử dụng kỹ thuật liên văn bản trong dạy đọc hiểu văn bản văn học ở một cấp độ thấp. Trong các cấp độ của liên văn bản có yếu tố trích dẫn và giáo viên khi thực hiện một thao tác so sánh, liên tưởng... hoặc xếp chồng văn bản một manh mún, thiếu hệ thống, nhất là chưa làm nổi bật cách thức mà nhà văn “đối thoại”, luận giải nhiều vấn đề trong trường ý nghĩa của tác phẩm văn chương... Trong việc này, nhiều giáo viên thường “mượn ý” của các tư liệu tham khảo, các bài phê bình, bình giảng các tác phẩm văn học một cách bị động, thiếu sáng tạo... Nguyên nhân chính ở đây là người dạy chưa vượt thoát được quan niệm xưa cũ về văn bản: coi tác phẩm văn học là một thể độc lập, một ốc đảo riêng biệt - dù nó tươi xanh đến mấy.

Thứ hai, giáo viên chưa thực sự coi trọng vai trò của người đọc - học sinh - trong giờ đọc hiểu văn bản văn học (trong khi R.Barthes đã tuyên bố “Tác giả đã chết” và Lý thuyết liên văn bản đã đưa đến “sự lên ngôi của người đọc”) Nói đúng hơn là: cách thức làm thế nào để người đọc trở thành trung tâm thì người giáo viên Ngữ văn THPT hiện nay vẫn còn lúng túng, chưa thực hiện được một cách nhuần nhị.

Không thể phủ nhận một thực tế là, trong mươi năm trở lại đây, cùng với sự thay đổi chương trình - sách giáo khoa; việc đổi mới cách dạy - học văn đã được tiến hành rộng khắp trong cả nước, trong đó, mối quan hệ giữa người dạy và người học đã khác trước, các phương tiện dạy học trong các trường THPT cũng phong phú hơn. Song cũng không thể không thấy rõ một thực tế là chưa có sự đổi mới căn bản, triệt để dựa trên đặc thù môn Ngữ văn phản ánh trong mối quan hệ bộ ba tương liên: giáo viên (người hướng dẫn, tổ chức) - học sinh (chủ thể tiếp nhận) - văn bản văn học (đối tượng của sự tiếp nhận). Trong bài báo đăng trên Văn nghệ số 10, 7- 3- 2009, GS Trần Đình Sử đã từng đề cập đến thực trạng dạy học, đổi mới phương pháp dạy học văn

hiện nay: “đó là kiểu dạy học lấy “thế bản” thay cho văn bản. Chính sự lệ thuộc quá mức của học sinh vào tình trạng thụ động, luôn luôn chờ đợi những Kết quả mà người Khác cảm nghĩ hộ, mất Khả năng tự mình thâm nhập vào thế giới nghệ thuật của tác phẩm văn chương để nói lên cảm nhận, những rung động của chính bộ óc, con tim của mình bằng chính lời lẽ của mình”. “Thế bản” mà GS Trần Đình Sử nhắc đến ở đây là bài soạn của giáo viên (chủ yếu là đọc hiểu văn bản văn học) và các tài liệu tham khảo. Trong khi đó, muốn đổi mới căn bản phương pháp dạy học văn, Không có con đường nào khác là phải trở về văn bản văn học. Vận dụng kỹ thuật liên văn bản trong dạy đọc hiểu văn bản văn học ở THPT càng cấp thiết yêu cầu cả người dạy và người học phải tiếp xúc với văn bản; tạo cho người học tâm thế đón nhận văn bản - tác phẩm văn học - với nội hàm đúng nghĩa liên văn bản của nó.

Đó là chưa nói đến một thực tế khá phổ biến trong vận dụng kỹ thuật liên văn bản một cách vô thức trong dạy học đọc hiểu văn bản văn học ở THPT hiện nay là: sau khi đặt câu hỏi gợi mở, giáo viên thường chỉ gọi một (nhiều lắm là hai) học sinh đứng dạy trả lời; giáo viên hầu như không cho ý kiến nhận xét cụ thể nội dung trả lời của học sinh... rồi sau đó, giáo viên mải miết trình bày “đáp án” đã soạn sẵn. Nhiều giáo viên vừa nói vừa ghi bảng. Học sinh chỉ việc ngồi chờ giáo viên thuyết giảng rồi ghi vào vở. Sau đó, lại tiếp tục với các câu hỏi khác. Lối dạy đọc hiểu tác phẩm văn học như thế này thì làm sao phát huy được sự tích cực chủ động của người học; chưa nói đến việc giúp các em biết lưu giữ và khai thác cái khả năng cảm xúc hồn nhiên, nguyên sơ của tâm hồn nhân loại trong chính các em mà chính các nhà văn lớn đang mê mải kiếm tìm.

Thứ ba, khi vận dụng kỹ thuật liên văn bản trong giờ dạy học đọc hiểu văn bản, giáo viên thường tiến hành kết nối văn bản văn học với các văn bản thuộc loại hình nghệ thuật khác không đạt mấy hiệu quả. Đó là việc áp dụng

công nghệ thông tin với những tranh ảnh, clip,...trong dạy học Ngữ văn ở THPT được cho là kém hiệu quả bởi chúng ta quan niệm nó đơn thuần chỉ là phương tiện. Nhưng theo các lý thuyết gia liên văn bản thì: một bức tranh, một đoạn phim... như thế đều được coi là một văn bản. Nhận thức đúng điều này, chúng ta có thể thấy việc ứng dụng công nghệ thông tin - một trong những thao tác vận dụng kỹ thuật liên văn bản vào dạy học đọc hiểu văn bản văn học sẽ hiệu quả hơn.

Một phần của tài liệu Vận dụng kỹ thuật liên văn bản trong dạy đọc hiểu văn bản văn học ở trường trung học phổ thông (Trang 50 - 53)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(123 trang)
w