Tìm hiểu chi tiết

Một phần của tài liệu Vận dụng kỹ thuật liên văn bản trong dạy đọc hiểu văn bản văn học ở trường trung học phổ thông (Trang 101 - 106)

III. Tổng kết Ghi nhớ SGK tr

2. Tìm hiểu chi tiết

a. Hai phát hiện của người nghệ sĩ nhiếp ảnh

* Một cảnh đắt trời cho: tuyệt đẹp, một bức kí họa kì diệu mà thiên nhiên, cuộc sống đã ban tặng cho con người, đời người nghệ sĩ. - Chiếc thuyền ngoài xa:

+ Biểu tượng của bức tranh thiên nhiên về biển, cuộc sống sinh hoạt của người dân hàng chài

+ Hình ảnh gợi cảm có sức ám ảnh về sự bấp bênh của những phận đời trôi nổi trên sông nước

+ Biểu tượng cho mối quan hệ giữa nghệ thuật và đời sống

-> Cái hồn của bức tranh nghệ thuật ấy chính là vẻ đẹp bình dị của những con người lam lũ, vất vả trong cuộc sống thường nhật.

=> Người nghệ sĩ: bối rối, trong tim như đang có cái gì bóp thắt vào

=> Trong khoảnh khắc đó, anh đã cảm nhận được cái Mĩ luôn gắn liền với cái Chân, cái Thiện của cuộc đời -> tâm hồn như được gột rửa, trở nên trong trẻo tinh khôi.

chương của Nam Cao và chi tiết cuối tác phẩm Chữ người tử tù

(Cái đẹp sẽ cứu vớt nhân loại -

Dostoievsky)

GV: Người nghệ sĩ đã phát hiện ra điều gì đằng sau bức tranh? Thái độ của anh ra sao?

HS: Trả lời.

GV: Qua hai phát hiện của nghệ sĩ Phùng, tác giả muốn người đọc nhận thức điều gì về cuộc đời? HS: Trả lời. Tiết 2 GV: Vì sao người đàn bà làng chài lại có mặt ở phiên tòa? HS: Trả lời

GV: Em hãy hình dung lại hình ảnh của người phụ nữ này? Nhà văn chú ý đến ngoại hình hay nội tâm nhân vật?

=> Cái đẹp có tác dụng thanh lọc tâm hồn con người.

* Người nghệ sĩ đã tận mắt chứng kiến: một cảnh tượng tàn nhẫn: người đàn ông đánh đập vợ -> Kinh ngạc, thẫn thờ, như chết lặng.

Đây chính là chính là hình ảnh đằng sau cái đẹp toàn bích, toàn thiện mà anh vừa bắt gặp trên biển. Nó hiện ra bất ngờ, trớ trêu như trò đùa quái ác của cuộc sống.

=> Cuộc sống không đơn giản, xuôi chiều mà chứa đựng nhiều nghịch lí. Cuộc sống luôn tồn tại những mặt đối lập: đẹp - xấu, thiện - ác…

=> Đừng nhầm lẫn hiện tượng với bản chất; đừng vội đánh giá con người, sự vật ở dáng vẻ bề ngoài, phải phát hiện ra bản chất thực sự sau vẻ ngoài đẹp đẽ của hiện tượng.

b. Câu chuyện của người đàn bà ở tòa án huyện

- Người đàn bà có mặt ở tòa án theo lời mời của chánh án Đẩu - người khuyên bảo chị bỏ lão chồng vũ phu.

+ Ngoại hình: cao lớn với những đường nét thô kệch, rỗ mặt, khuôn mặt mệt mỏi, tái ngắt.

HS: Trả lời.

Tổ chức hoạt động nhóm với câu hỏi sau:

Hành động của người đàn bà đúng hay sai, nên hay không nên? Tại sao người đàn bà ấy không nghe theo lời khuyên của vị chánh án tốt bụng?

Chia nhóm, thảo luận vấn đề và báo cáo. Thời gian 4- 6 phút. Sau đó GV nhận xét, đánh giá, kết luận thống nhất vấn đề…

GV: Nghe những lời giải thích của người phụ nữ làng chài, thái độ của Đẩu như thế nào? HS: Trả lời.

miếng vá.

+ Hành vi, cử chỉ: rón rén đến ngồi, cố thu người lại, cúi mặt xuống, chắp tay vái lia lịa…

+ Ngôn ngữ: đàn bà ở thuyền chúng tôi phải sống cho con chứ không thể sống cho mình như ở trên đất được. Mong các chú lượng tình cho cái sự lạc hậu…

→ Nhà văn miêu tả ngoại hình, hành vi, cử chỉ, ngôn ngữ để làm rõ tính cách nhân vật người vợ:

- Người đàn bà đã từ chối lời đề nghị và giúp đỡ. Chị đau đớn đánh đổi mọi giá để không phải từ bỏ người chồng vũ phu.

- Lí do (người đàn bà giải thích):

+ Người chồng ấy là chỗ dựa quan trọng trong cuộc đời của chị, nhất là khi biển động, phong ba.

+ Chị cần hắn vì phải nuôi những đứa con. + Trên thuyền cũng có những lúc vợ chồng con cái sống hòa thuận, vui vẻ.

- Trong đầu vị Bao Công có một cái gì vừa mới vỡ ra, anh rất nghiêm nghị và đầy suy nghĩ

Cuộc đời người đàn bà này không hề giản đơn. Trong hoàn cảnh này, chị không có cách hành xử nào khác.

GV: Điều gì khiến người đàn bà khốn khổ ấy tha thiết bám víu cuộc sống kinh hoàng với người chồng tàn bạo kia?

HS: Trả lời.

GV: Nhân vật Đẩu gợi cho em nghĩ đến những nhân vật nào? HS: Trả lời.

GV: Em hãy nêu cảm nhận của em về nhân vật Phùng (nhân vật tôi)?

HS: Trả lời.

GV: Qua câu chuyện của người đàn bà ở tòa án, tác giả muốn gửi đến người đọc, người nghệ sĩ thông điệp nghệ thuật gì? HS: Trả lời

Tổ chức hoạt động nhóm với các câu hỏi sau:

1. Đọc lại đoạn kết (Không những…hòa lẫn trong đám đông) và cho biết vì sao tác giả có cái kết luận đầy ám ảnh như

+ Người đàn bà: không hề cam chịu một cách vô lí, không hề nông nổi một cách ngờ nghệch mà thực ra chị ta là một người rất sâu sắc, thấu hiểu lẽ đời (trong mắt chị, người chồng vũ phu chỉ là nạn nhân của hoàn cảnh sống khắc nghiệt).

=> Nhân hậu, bao dung, giàu đức hi sinh, lòng vị tha.

+ Về Đẩu: có lòng tốt, sẵn sàng bảo vệ công lí nhưng anh chưa thực sự đi sâu vào đời sống nhân dân.

-> Pháp luật cần đi vào đời sống.

+ Về Phùng: người nghệ sĩ say mê tìm kiếm cái đẹp; người bênh vực cho người phụ nữ, công lí -> nhân vật tự ý thức

=> Tác giả giúp người đọc hiểu rõ: không thể dễ dãi, đơn giản trong việc nhìn nhận mọi sự việc, hiện tượng của đời sống; phải có cái nhìn đa diện, sâu sắc.

=> Cuộc chiến bảo vệ nhân tính, thiên lương và vẻ đẹp tâm hồn con người.

c. Tấm ảnh được chon trong bộ lịch năm ấy

* Bức ảnh đen trắng hiện lên cái màu hồng của ánh sương mai → Chất thơ của cuộc sống, là vẻ đẹp lãng mạn, là biểu tượng của nghệ thuật.

vậy? Qua cách nhìn lại tấm ảnh của nghệ sĩ Phùng, tác giả muốn gửi gắm điều gì cho người đọc?

2. Mối quan hệ giữa nghệ thuật và đời sống được nhà văn đặt ra trong tác phẩm như thế nào? 3. Những đổi mới trong cách nhìn cuộc sống của Nguyễn Minh Châu trong Chiếc thuyền ngoài xa?

(Chia nhóm, cho học sinh thảo luận trong vòng 5-7 phút, sau đó cho các em báo cáo, đánh giá, kết luận…)

GV: Em hãy xác định tình huống trong tác phẩm? Em có nhận xét gì về nghệ thuật xây dựng tình huống của nhà văn? HS: Trả lời

GV: Truyện được kể bằng lời của nhân vật nào? Đặc điểm về ngôn ngữ, giọng điệu của người kể chuyện và nhân vật?

HS: Trả lời.

Hiện thân của những lam lũ, khốn khó của đời thường, là sự thật cuộc đời đằng sau nghệ thuật

+ Nghệ thuật xuất phát từ cuộc sống nhưng cuộc sống không phải lúc nào cũng có vẻ đẹp lí tưởng như nghệ thuật

=> Nghệ thuật chân chính không bao giờ xa rời cuộc đời. Nghệ thuật là chính cuộc đời và phải luôn luôn vì cuộc đời.

=> Đổi mới: cái nhìn đa diện, không nhìn bằng cài nhìn địch - ta một chiều của văn học trước 1975…

d. Đặc sắc nghệ thuật của tác phẩm

- Tạo tình huống truyện: đằng sau bức tranh tuyệt diệu là biết bao nghịch lí oan trái và phức tạp trong gia đình làng chài.

=> Bộc lộ mọi mối quan hệ, bộc lộ khả năng ứng xử, thử thách, phẩm chất, tính cách, tạo ra những bước ngoặt trong tư tưởng, tình cảm và cả trong cuộc đời nhân vật. Tình huống truyện mang ý nghĩa khám phá, phát hiện đời sống.

- Người kể chuyện: Phùng - nghệ sĩ - kẻ xưng tôi -> Tạo độ chân thật cho câu chuyện, thuận lợi cho việc biểu hiện thế giới tâm hồn, những cảm xúc và suy nghĩ của nhân vật.

GV hướng dẫn HS tự tổng kết

- Ngôn ngữ, giọng điệu:

+ Đa dạng, sinh động, gần gũi với ngôn ngữ đời thường

+ Phù hợp với đặc điểm tính cách của từng nhân vật.

III. Tổng kết

1. Nội dung

Tác phẩm đặt ra những vấn đề phức tạp về đời sống để nói lên quan niệm nghệ thuật về con người và cuộc sống…

Một phần của tài liệu Vận dụng kỹ thuật liên văn bản trong dạy đọc hiểu văn bản văn học ở trường trung học phổ thông (Trang 101 - 106)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(123 trang)
w