Biện pháp 2: Phân công giáo viên chủ nhiệm lớp phù hợp với đối tượng và hoàn cảnh của học sinh theo từng địa bàn của xã thuần nông

Một phần của tài liệu QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CỦA HIỆU TRƯỞNG TRƯỜNG TIỂU HỌC THUỘC XÃ THUẦN NÔNG HUYỆN XUÂN TRƯỜNG – TỈNH NAM ĐỊNH ĐÁP ỨNG YÊU CẦU ĐỔI MỚI GIÁO DỤC (Trang 93)

- Nguyên nhân khách quan: Từ phía lãnh đạo cấp trên, Ban giám

3.2.2.Biện pháp 2: Phân công giáo viên chủ nhiệm lớp phù hợp với đối tượng và hoàn cảnh của học sinh theo từng địa bàn của xã thuần nông

đối tượng và hoàn cảnh của học sinh theo từng địa bàn của xã thuần nông

3.2.2.1. Mục đích

Xây dựng được đội ngũ giáo viên giàu lòng yêu nghề, có tinh thần trách nhiệm trong việc đào tạo thế hệ trẻ, có ý thức và thường xuyên phấn đấu trở thành người giáo viên giỏi toàn diện, tay nghề vững vàng đáp ứng nhu cầu đổi mới của sự nghiệp giáo dục, phục vụ đắc lực cho sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.

Tổ chức phân công giáo viên chủ nhiệm lớp hợp lí, nắm chắc các điều kiện kinh tế xã hội của từng địa bàn, có uy tín, sẵn sàng chia sẻ những khó khăn cùng nhà trường, phụ huynh và học sinh.

3.2.2.2. Nội dung và cách thực hiện

* Kết hợp giữa phân công giáo viên chủ nhiệm và phân công giáo viên phụ trách địa bàn điều tra về công tác phổ cập

+ Vào đầu năm học hiệu trưởng nhà trường chỉ đạo các hiệu phó xây dựng kế hoạch, dự kiến phân công chuyên môn và phân công tác điều tra phổ cập giáo dục – xóa mù chữ trên địa bàn xã. Cụ thể:

- Hiệu phó chuyên môn: Căn cứ vào hiệu quả công tác trong năm học trước và trình độ chuyên môn nghiệp vụ của từng giáo viên để xây dựng kế hoạch và dự kiến phân công đội ngũ giáo viên chủ nhiệm lớp. Những đồng chí làm công tác chủ nhiệm phải nhiệt tình, tâm huyết, trình độ chuyên môn giỏi và có uy tín đối phụ huynh và học sinh.

- Hiệu phó phụ trách công tác hoạt động ngoài giờ lên lớp và công tác phổ cập giáo dục – xóa mù chữ xây dựng kế hoạch, dự kiến phân công đội ngũ điều tra phổ cập trên từng địa bàn các xóm trong xã. Những đồng chí làm công tác phổ cập tại các xóm phải nắm chắc đặc điểm của từng xóm, điều kiện của từng hộ gia đình và số học sinh khuyết tật học hòa nhập.

Từ kế hoạch và dự kiến phân công giáo viên của các phó hiệu trưởng nhà trường. Hiệu trưởng nghiên cứu và tổ chức phân công giáo viên vừa đảm bảo phù hợp với trình độ chuyên môn, vừa phát huy được điểm mạnh của từng giáo viên.

+ Khi phân công giáo viên làm công tác chủ nhiệm và phụ trách địa

bàn hiệu trưởng cần chú ý những điểm sau:

- Trình độ chuyên môn nghiệp vụ của giáo viên. - Là giáo viên thoát ly hay giáo viên tại địa phương. - Hoàn cảnh bản thân và gia đình của giáo viên. - Địa bàn từng khu vực của xã có đặc điểm gì. - Giáo viên mới tuyển hay đã biên chế lâu năm. - Kiến thức thực tiễn của giáo viên.

Căn cứ vào đội ngũ giáo viên của trường và địa bàn dân cư, hiệu trưởng thường phân công những giáo viên tuổi đời nhiều, có kinh nghiệm công tác, trình độ chuyên môn tốt, nắm chắc tâm sinh lý trẻ em, hiểu biết các điều kiện của từng địa bàn dân cư phân công làm công tác chủ nhiệm lớp 1,

lớp 2 và những địa bàn phức tạp. Những giáo viên mới và còn ít kinh nghiệm thì phụ trách lớp 3, lớp 4, lớp 5 và những địa bàn ít phức tạp hơn.

* Điều tra địa bàn và đối tượng học sinh: Muốn thực hiện tốt công tác

chủ nhiệm lớp thì người giáo viên ngoài kiến thức chuyên môn, phương pháp sư phạm, kĩ năng tổ chức các hoạt động giáo dục và vận động quần chúng thì cần phải nắm chắc địa bàn phụ trách hay nói một cách khác giáo viên chủ nhiệm phải điều tra xem học sinh trong lớp chủ nhiệm có điều kiện và hoàn cảnh như thế nào. Những thông tin giáo viên chủ nhiệm cần phải biết về học sinh là:

+ Thuộc xóm, khu dân cư nào ?

+ Gia đình học sinh có hoàn cảnh kinh tế như thế nào?

+ Học sinh đang ở với ai? (bố mẹ, ông bà, hay người thân,…) + Diện bình thường hay học sinh khuyết tật học hòa nhập. + Xếp loại giáo dục và xếp loại hạnh kiểm như thế nào? + Có theo đạo nào hay không?

+ Công việc ở nhà giúp gia đình là gì?

Để có được những thông tin ở trên giáo viên có thể cập nhật qua các kênh khác nhau như:

- Thông qua sổ liên lạc.

- Thông qua các lần xuống gia đình trao đổi về tình hình học tập và nhất là những lần làm công tác điều tra phổ cập giáo dục – xóa mù chữ.

- Thông qua các tổ chức chính trị xã hội tại địa phương: chi bộ cơ sở, xóm trưởng các xóm, chi hội phụ nữ, đoàn thanh niên,….

- Qua trao đổi với học sinh khác ở trong lớp và trao đổi trực tiếp với học sinh đó.

- Thông qua các hoạt động giáo dục tại lớp, tại trường như: học sinh không mạnh dạn trong giao tiếp, vệ sinh cá nhân chưa tốt, hay quên sách vở, lười học bài và làm bài trước khi đến lớp, hay đi muộn,….

* Tổ chức giao ban giữa ban giám hiệu, các đoàn thể và giáo viên chủ nhiệm: Hàng tuần vào các tiết sinh hoạt giáo viên chủ nhiệm tổng hợp

tình hình học tập và các hoạt động của lớp để báo cáo. Hiệu trưởng nhà trường căn cứ vào những nhận xét trong từng tuần của giáo viên chủ nhiệm, tổng phụ trách đội và lớp trực tuần để đánh giá chung về các hoạt động trong đó có công tác chủ nhiệm lớp vào sáng thứ 2 hằng tuần và trong phiên họp hội đồng hằng tháng. Từ đó hiệu trưởng kịp thời điều chỉnh và đưa ra các giải pháp nhằm mang lại hiệu quả cao trong quản lí hoạt động dạy học.

Như vậy có thể khẳng định rằng cùng với các biện pháp khác thì biện pháp phân công giáo viên làm công tác chủ nhiệm lớp phù hợp đối tượng học sinh trên từng địa bàn là rất quan trọng đối với người hiệu trưởng. Chính vì thế hiệu trưởng nhà trường phải nghiên cứu và nắm chắc tình hình chính trị - kinh tế xã hội của địa phương, cập nhật thường xuyên những thay đổi về chính sách đối với người nông dân và học sinh thuộc hoàn cảnh khó khăn, học sinh học hòa nhập. Hằng năm hiệu trưởng tổ chức đánh giá xếp loại công tác chủ nhiệm lớp cho từng giáo viên thông qua đó động viên khen thưởng kịp thời những giáo viên có thành tích xuất sắc trong công tác chủ nhiệm lớp và kịp thời điều chỉnh trong công tác phân công đội ngũ cho những năm học tiếp theo. Đặc biệt hiệu trưởng nhà trường phải luôn lắng nghe những ý kiến tâm huyết, sẵn sàng chia sẻ khó khăn trong công tác chủ nhiệm và cùng làm với giáo viên thì hiệu quả đạt được sẽ rất tốt.

Từ thực tiễn cho thấy khi hiệu trưởng nhà trường tâm huyết, nhiệt tình, sâu sắc trong việc nắm bắt địa bàn công tác, sẵn sàng chia sẻ những khó khăn cùng giáo viên thì việc phân công đội ngũ làm công tác chủ nhiệm lớp chắc (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

3.2.2.3. Điều kiện thực hiện

Có đầy đủ đội ngũ giáo viên theo định biên của từng nhà trường (1,5 giáo viên/lớp). Tổ chức đánh giá xếp loại giáo viên về công tác chủ nhiêm và thi giáo viên chủ nhiệm giỏi cấp trường.

Một phần của tài liệu QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CỦA HIỆU TRƯỞNG TRƯỜNG TIỂU HỌC THUỘC XÃ THUẦN NÔNG HUYỆN XUÂN TRƯỜNG – TỈNH NAM ĐỊNH ĐÁP ỨNG YÊU CẦU ĐỔI MỚI GIÁO DỤC (Trang 93)