Chỉ đạo của Hiệu trưởng trong quản lý HĐDH

Một phần của tài liệu QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CỦA HIỆU TRƯỞNG TRƯỜNG TIỂU HỌC THUỘC XÃ THUẦN NÔNG HUYỆN XUÂN TRƯỜNG – TỈNH NAM ĐỊNH ĐÁP ỨNG YÊU CẦU ĐỔI MỚI GIÁO DỤC (Trang 75)

- Những đòi hỏi đối với Hiệu trưởng trường tiểu học trong giai đoạn

2.2.2.3. Chỉ đạo của Hiệu trưởng trong quản lý HĐDH

Quản lý hoạt động dạy học là nhiệm vụ trung tâm của nhà trường. Để quản lý tốt hoạt động này cần phải có sự phối hợp công tác của nhiều người

đặc biệt là đội ngũ cán bộ quản lý. Vì vậy, trong quản lý HĐDH của nhà trường Hiệu trưởng cần phải huy động nỗ lực, nhiệt tình của đội ngũ Phó hiệu trưởng, tổ trưởng chuyên môn. Nói cách khác, muốn đảm bảo sự hoàn thành các mục tiêu giáo dục tiểu học nhất thiết phải làm tốt công tác chỉ đạo của Hiệu trưởng với hiệu phó, tổ trưởng chuyên môn và giáo viên trong quản lý HĐDH.

Để tìm hiểu thực tế này, chúng tôi tiến hành việc trưng cầu ý kiến của các đồng chí phó hiệu trưởng, tổ trưởng chuyên môn và giáo viên các trường tiểu học thuộc xã thuần nông huyện Xuân Trường để đánh giá mức độ chỉ đạo thực hiện các biện pháp của Hiệu trưởng nhằm tăng cường mối quan hệ, sự hợp tác giữa Hiệu trưởng với các cán bộ quản lý cấp dưới.

Cách đánh giá mức độ thực hiện như sau:

Bảng 19: Đánh giá về mối quan hệ giữa Hiệu trưởng với CBQL cấp dưới:

Nội dung Làm tốt (3đ) T. bìn h (2đ) Chư a tốt (1đ) Điể m TB (X) Thứ bậc Giao việc quản lý chương trình cho phó

hiệu trưởng 35 10 4 2.6 6.5

Phối hợp với Phó hiệu trưởng để quản lý

chương trình 49 0 0 3.0 1.5

Giao quyền cho tổ trưởng quản lý

chương trình. 20 20 9 2.2 11

Giao quyền cho Phó hiệu trưởng, tổ

trưởng chuyên môn quản lý chương trình. 25 14 10 2.3 10 Kiểm tra việc thực hiện chương trình

thông qua báo cáo của Phó hiệu trưởng, tổ trưởng chuyên môn.

37 10 2 2.7 4

việc soạn bài, chuẩn bị bài, giờ lên lớp của giáo viên.

Chỉ đạo tổ nhóm chuyên môn sinh hoạt thường xuyên, nghiêm túc có chất lượng những vấn đề liên quan đến chuyên môn giảng dạy và xây dựng nền nếp dạy học trong nhà trường

30 18 1 2.6 6.5

Nghe phó hiệu trưởng báo cáo việc kiểm

tra đánh giá kết quả học tập của học sinh. 36 10 3 2.7 Giao trách nhiệm kiểm tra hồ sơ giáo viên

cho Phó hiệu trưởng, tổ trưởng chuyên môn. 38 4 7 2.7 4 Phân công cho phó hiệu trưởng hướng

dẫn các chuyên đề, chỉ đạo học tập các chuyên đề

35 5 9 2.5 8

Giao cho phó hiệu trưởng, tổ trưởng chuyên môn tổ chức và chỉ đạo dự giờ, đánh giá giáo viên.

31 8 10 2.4 9

Giao quyền cho Phó hiệu trưởng phân công chuyên môn và xếp thời khoá biểu cho giáo viên.

25 14 10 2.1 12

Số liệu ở bảng trên cho thấy các nội dung đánh giá về mối quan hệ giữa Hiệu trưởng với cán bộ quản lý cấp dưới có nội dung 2 và 6 có X = 3.0đ, xếp thứ bậc 1.5; nội dung 12 có X = 2.1đ, xếp thứ bậc 12, đây là nội dung làm chưa tốt.

Từ kết quả trên chúng tôi thấy rằng, trong nội quy quản lý chương trình dạy học, Hiệu trưởng đánh giá cao vai trò sự phối hợp giữa Hiệu trưởng với phó hiệu trưởng phụ trách chuyên môn, nhưng chưa thực sự mạnh dạn trao đổi quyền QL nội dung này cho phó hiệu trưởng, tổ trưởng chuyên môn. Điều

đó chứng tỏ Hiệu trưởng trường tiểu học rất quan trọng nội dung QL chương trình dạy học.

Các nội dung QL soạn bài chuẩn bị lên lớp, QL giờ lên lớp, QL hồ sơ chuyên môn của giáo viên, Hiệu trưởng đã mạnh dạn trao quyền cho Phó hiệu trưởng, tổ trưởng chuyên môn để học chủ động xây dựng kế hoạch, triển khai kế hoạch, đánh giá kiểm tra và rút kinh nghiệm điều chỉnh bổ sung cho phù hợp với thực tiễn nhà trường nhằm đạt mục tiêu đề ra.

Với nội dung QL việc bồi dưỡng đội ngũ giáo viên thì Hiệu trưởng là người chủ động, trực tiếp xây dựng kế hoạch, chỉ đạo thực hiện còn Phó hiệu trưởng, tổ trưởng chuyên môn là người trực tiếp hướng dẫn và triển khai kế hoạch.

Có thể nói tại các trường tiểu học nhìn chung giữa Hiệu trưởng với Phó hiệu trưởng, tổ trưởng chuyên môn đã thống nhất hợp tác trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo các hoạt động của nhà trường nói chung và HĐDH trong đội ngũ giáo viên nói riêng. Đây cũng được coi là một trong những nguyên nhân tạo nên chất lượng giáo dục toàn diện khá đồng đều của các nhà trường trong toàn quận. Tuy nhiên, tính chất, mức độ của sự hợp tác vẫn còn những mặt hạn chế cần khắc phục.

Một phần của tài liệu QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CỦA HIỆU TRƯỞNG TRƯỜNG TIỂU HỌC THUỘC XÃ THUẦN NÔNG HUYỆN XUÂN TRƯỜNG – TỈNH NAM ĐỊNH ĐÁP ỨNG YÊU CẦU ĐỔI MỚI GIÁO DỤC (Trang 75)

w