Nhận thức và đánh giá của cán bộ quản lý và giáo viên trong trường về biện pháp quản lý hoạt động dạy học của Hiệu trưởng

Một phần của tài liệu QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CỦA HIỆU TRƯỞNG TRƯỜNG TIỂU HỌC THUỘC XÃ THUẦN NÔNG HUYỆN XUÂN TRƯỜNG – TỈNH NAM ĐỊNH ĐÁP ỨNG YÊU CẦU ĐỔI MỚI GIÁO DỤC (Trang 65)

- Những đòi hỏi đối với Hiệu trưởng trường tiểu học trong giai đoạn

2.2.2.2.Nhận thức và đánh giá của cán bộ quản lý và giáo viên trong trường về biện pháp quản lý hoạt động dạy học của Hiệu trưởng

trong trường về biện pháp quản lý hoạt động dạy học của Hiệu trưởng

Qua khảo sát 120 đồng chí Phó hiệu trưởng, tổ trưởng chuyên môn và giáo viên đối với nhận thức và đánh giá của họ về các biện pháp Quản lý trường học HĐDH của Hiệu trưởng. Kết quả thể hiện ở các bảng số liệu dưới đây:

* Nhận thức của cán bộ quản lý và giáo viên về tầm quan trọng của

các nội dung QL HĐDH

Bảng 13: Nhận thức của cán bộ quản lý và giáo viên về tầm quan trọng của các nội dung QL HĐDH ở người Hiệu trưởng trường tiểu học

Nội dung RQT (4đ) QT (3đ) TĐQT (2đ) IQT (1đ) Điểm TB (X) Thứ bậc QL việc thực hiện chương trình 120 0 0 0 4 1 QL việc soạn bài và chuẩn bị

lên lớp 90 30 0 0 3.75 2

QL giờ lên lớp của giáo viên 72 30 18 0 3.45 4 QL dự giờ và phân tích sư phạm 72 32 16 0 3.46 3 QL hoạt động kiểm tra, đánh giá

kết quả học tập của học sinh 62 38 20 0 3.35 5 QL hồ sơ giảng dạy của giáo viên 35 43 42 0 2.65 7 QL việc sử dụng và bồi dưỡng

đội ngũ giáo viên. 51 34 35 0 3.1 6

Số liệu ở bảng 13 cho thấy :

Thực hiện 7 nội dung QL HĐDH: Nội dung 1 có X = 4.0đ, xếp thứ bậc 1; Nội dung có X = 3.75 đ, xếp thứ bậc 2. Nội dung có X = 3.46 đ, xếp thứ bậc 3; nội dung 3 có X = 3.45 đ, xếp thứ bậc 4; nội dung 5 có X= 3.35 đ, xếp

thứ bậc; Nội dung 7 có X = 3.1 đ, xếp thứ bậc 6. Nội dung 6 có X = 2.65 đ,

xếp thứ bậc 7.

Nhìn vào kết quả trên chứng tỏ các cán bộ quản lý và các giáo viên đều nhận thức sâu sắc về mức độ quan trọng của việc quản lý nội dung HĐDH của giáo viên ở người Hiệu trưởng. Tuy nhiên kết quả trên cho thấy trong nhận thức của cán bộ Quản lý trường học và giáo viên vẫn bộc lộ quan điểm chứ toàn diện đối với một số nội dung. Nguyên nhân chủ yếu là do khả năng bao quát công việc, phân tích và đánh giá thực tiễn của đội ngũ CBQL cấp dưới của giáo viên còn hạn chế.

* Đánh giá của cán bộ quản lý và giáo viên về mức độ thực hiện các

nội dung Quản lý trường học HĐDH của Hiệu trưởng

Trong nhà trường tiểu học Hiệu trưởng quản lý trường học HĐDH của giáo viên thông qua việc xây dựng kế hoạch, triển khai thực hiện hệ thống các biện pháp quản lý đối với từng nội dung cụ thể. Do vậy, việc đánh giá thực trạng quản lý của Hiệu trưởng đối với các nội dung hoạt động này thực chất là đánh giá mức độ chỉ đạo thực hiện từng biện pháp đó của đội ngũ giáo viên trong nhà trường.

Dưới đây là bảng thống kê đánh giá của các cán bộ Quản lý trường học, các giáo viên đối với việc chỉ đạo thực hiện từng nội dung QL HĐDH nói trên của Hiệu trưởng các trường tiểu học thuộc các xã thuần nông trên địa bàn huyện Xuân Trường – Tỉnh Nam Định.

Bảng 14: Đánh giá của giáo viên về mức độ thực hiện BPQL của Hiệu trưởng trong việc thực hiện chương trình dạy học.

Nội dung Làm tốt (3đ) T. Bình (2đ) Chưa tốt (1đ) Điểm TB (X) Thứ bậc Quán triệt giáo viên nắm vững chương

trình không được tuỳ tiện thay đổi, cắt xén làm sai lệch nội dung chương trình.

120 0 0 3 1

Yêu cầu giáo viên làm kế hoạch giảng dạy môn học và duyệt kế hoạch của giáo viên

85 35 0 2.7 2.5

Thường xuyên theo dõi việc thực hiện chương trình giảng dạy, có biện pháp xử lý đối với giáo viên dạy không đúng, không đủ theo quy định của Bộ GD&ĐT

76 27 17 2.5 5

Phối hợp với Phó hiệu trưởng để quản

lý chương trình 85 35 0 2.7 2.5

Đánh giá việc thực hiện chương trình qua dự giờ, bài soạn và qua việc thực hiện thời khoá biểu, sổ ghi đầu bài với phân phối chương trình.

82 37 1 2.6 4

Nắm việc thực hiện chương trình qua biên bản của tổ chuyên môn và qua phản ánh của các thành viên trong hội đồng.

59 36 25 2.3 7

Kiểm tra việc thực hiện chương trình qua biên bản của tổ chuyên môn và qua phản ánh của các thành viên trong hội đồng

70 28 22 2.4 6

Số liệu bảng 14 cho thấy:

Các nội dung thực hiện tốt sau: Nội dung 1 có X = 3.0đ, xếp thứ bậc 1; nội dung 2 và 4 có X = 2.7 đ, xếp thứ bậc 2.5;

Các biện pháp được giáo viên điều tra thực hiện khá tốt gồm có: Nội dung 5 có X = 2.6đ, xếp thứ bậc 4; nội dung 3 có X = 2.5đ, xếp thứ bậc 5.

Các biện pháp thực hiện ở mức trung bình gồm có: Nội dung 7 có X = 2.4đ,

xếp thứ bậc 6; nội dung 6 có X = 2.3đ, xếp thứ bậc 7.

Từ kết quả trên cho thấy rằng: Việc thực hiện chỉ đạo các BPQL của Hiệu trưởng đối với nội dung quản lý chương trình khá đều tay, có BP đánh giá ở mức độ cao. Chính vì vậy mà các Hiệu trưởng đã từng bước kiểm soát được tình hình thực hiện của giáo viên về nội dung chương trình dạy học của các môn học trong nhà trường tiểu học. Tuy nhiên, vẫn còn những biện pháp mà sự chỉ đạo của Hiệu trưởng vẫn chưa triệt để cần phải rút kinh nghiệm

Bảng 15: Đánh giá của giáo viên được điều tra đối với Hiệu trưởng về mức độ thực hiện các biện pháp quản lý việc soạn bài và chuẩn bị lên lớp của giáo viên. Nội dung Làm tốt T. bình Chưa tốt Điểm TB (X) Thứ bậc Bồi dưỡng nghiệp vụ cho giáo viên về

phương pháp tiến hành và cách soạn bài 45 75 0 2.3 5 Quy định cụ thể, thống nhất về việc soạn

bài và chuẩn bị lên lớp của giáo viên 120 0 0 3 1 Có kế hoạch kiểm tra thường xuyên

việc soạn bài và chuẩn bị lên lớp của giáo viên.

115 5 0 2.9 2

Kiểm tra việc soạn bài và chuẩn bị lên

lớp của giáo viên 65 55 0 2.5 3

Góp ý về phương pháp, nội dung bài soạn, việc lựa chọn và sử dụng các phương tiện dạy học.

56 64 0 2.4 4

Số liệu ở bảng 15 cho thấy :

Nội dung 2 có X = 3đ, xếp thứ bậc 1; nội dung 3 có X = 2.9đ, xếp thứ bậc 2.

GV được điều tra đánh giá Hiệu trưởng thực hiện chỉ đạt TB là: Nội dung 5 có X = 2.4đ, xếp thứ bậc 4; nội dung 1 có X = 2.3đ, xếp thứ bậc 5.

Hiệu trưởng các trường tiểu học đã làm tốt việc quy định cụ thể, thống nhất về việc soạn bài và chuẩn bị lên lớp của giáo viên. Tuy nhiên qua thực tế tìm hiểu và qua phỏng vấn các đồng chí Hiệu trưởng các trường tiểu học trong huyện chúng tôi được biết mặc dù Hiệu trưởng có quy định cụ thể về việc soạn bài và chuẩn bị bài lên lớp của giáo viên như yêu cầu đảm bảo tính tư tưởng, tính giáo dục, đảm bảo tính khoa học, trọng tâm gắn với thực tiễn, yêu cầu chuẩn bị về phương pháp dạy học, đồ dùng và các phương tiện dạy học…nhưng việc kiểm tra đánh giá mức độ thực tiễn của các quy định đó của giáo viên thì Hiệu trưởng không trực tiếp làm mà lại giao cho cán bộ QL dưới quyền. Như vậy có thể thấy rằng Hiệu trưởng có sử dụng văn bản, các hướng dẫn, các pháp lệnh để quản lý nội dung bài soạn và chuẩn bị lên lớp của giáo viên. Các biện pháp này còn mang tính hình thức về cơ bản chưa sâu sát nắm bắt tình hình để có thể bồi dưỡng cho giáo viên những kĩ năng soạn bài, giúp họ biết tìm tài liệu, đổi mới cách soạn giảng phục vụ cho công tác giảng dạy ngày càng đạt hiệu quả hơn.

Bảng 16 : Đánh giá của giáo viên được điều tra về mức độ thực hiện các BPQL thực hiện giờ dạy lên lớp, xây dựng nền nếp và dự giờ của Hiệu trưởng.

Nội dung Làm tốt (3đ) T. bình (2đ) Chưa tốt (1đ) Điểm TB (X) Thứ bậc Quy định cụ thể giờ lên lớp của

giáo viên, về QL tổ chức và điều khiển học sinh.

120 0 0 3 1.5

Kiểm tra việc thực hiện báo giảng, đối chiếu lịch báo giảng với sổ đầu bài.

73 47 0 2.6 3

Tổ chức dạy thay, dạy bù kịp thời 112 0 0 3 1.5 Kiểm tra đánh giá xếp loại trong

thi đua việc thực hiện nề nếp của giáo viên.

78 26 16 2.5 4

Tổ chức dự giờ thường xuyên và thao giảng rút kinh nghiệm trong tổ chuyên môn

62 32 26 2.3 5

Dự giờ để kiểm tra toàn bộ giáo viên, dự giờ thường xuyên, đột xuất.

53 25 42 2.1 7.5

Qui định chế độ dự giờ cho các

thành viên trong HĐSP 55 25 40 2.1 7.5

Dự giờ khi có đổi mới về phương

pháp giảng dạy. 65 22 33 2.2 6

Đối với nội dung quản lý việc dự giờ và đánh giá giờ dạy của giáo viên, hệ thống các biện pháp quản lý của Hiệu trưởng khá phong phú và đa dạng.

Nội dung 1 và 3 có X = 3.0đ, xếp thứ bậc 1.5

Các biện pháp được giáo viên và các khách thể đánh giá Hiệu trưởng chỉ đạo thực hiện TB khá tốt gồm có:

- Nội dung 2 có X = 2.6đ, xếp thứ bậc 3 - Nội dung 4 có X = 2.5đ, xếp thứ bậc 4

Các biện pháp được giáo viên và các khách thể đánh giá Hiệu trưởng chỉ đạo thực hiện còn hạn chế gồm có:

- Nội dung 6 và 7 có X = 2.1đ, xếp thứ bậc 7.5

Kết quả trên cho thấy: Hiệu trưởng đã quan tâm, chỉ đạo việc tổ chức dạy thay, dạy bù kịp thời và đối với các giờ dạy có áp dụng đổi mới phương pháp dạy học. Mặt khác Hiệu trưởng cũng quan tâm tới vấn đề phân tích, rút kinh nghiệm, góp ý về việc sử dụng đồ dùng, phương tiện dạy học hỗ trợ cho giờ dạy, góp ý về phong cách lên lớp của giáo viên sao cho vừa phát huy được tính tích cực, tự giác học tập của học sinh vừa tạo được bầu không khí tin cậy, cởi mở thân ái giữa học sinh với học sinh, giữa giáo viên với học sinh sau các tiết dự giờ. Song cũng có biện pháp Hiệu trưởng chưa phát huy hết hiệu quả của chúng trong công tác quản lý HĐDH. Vì lí do về khâu tổ chức thực hiện hoặc về lí do trình độ chuyên môn nghiệp vụ.

Bảng 17: Đánh giá của giáo viên được điều tra về mức độ thực hiện các biện pháp kiểm tra, thi cử của Hiệu trưởng.

Nội dung Làm tốt (3đ) T. bình (2đ) Chưa tốt (1đ) Điểm TB (X) Thứ bậc Kiểm tra kết quả học tập của học

sinh 120 0 0 3 1.5

Kiểm tra bài soạn của giáo viên 85 35 0 2.7 7.5

Kiểm tra sổ báo giảng 96 24 0 2.8 5

Kiểm tra sổ dự giờ của giáo viên 116 4 0 2.9 3.5

Qua sổ dự giờ của học sinh 55 65 0 2.4 9.5

Qua biên bản sinh hoạt tổ nhóm

chuyên môn 80 40 0 2.7 7.5

Qua báo cáo của Phó hiệu trưởng

và khối trưởng chuyên môn 115 5 0 2.9 3.5

Chỉ đạo thanh tra chuyên môn theo

định kỳ 55 65 0 2.4 9.5

Tổ chức thường xuyên cho giáo viên học tập qui chế kiểm tra, thi cử

45 75 0 2.3 11

Phân công giáo viên ra đề, coi,

chấm thi nghiêm túc. 90 30 0 2.75 6

Tổ chức thi cử dân chủ, công khai

và công bằng. 120 0 0 3 1.5

Số liệu ở bảng 17 cho thấy:

Các biện pháp được giáo viên và các khách thể đánh giá Hiệu trưởng chỉ đạo thực hiện tốt gồm có: Nội dung 1 và 11 có X = 3 đ, xếp thứ bậc 1.5.

Các biện pháp được giáo viên đánh giá Hiệu trưởng chỉ đạo thực hiện còn hạn chế gồm có: Nội dung 5 và 8 có X = 2.4 đ, xếp thứ bậc 9.5; nội dung 9 có X = 2.3đ xếp thứ bậc 11

Qua tìm hiểu thực tế việc Hiệu trưởng chỉ đạo thực hiện khá tốt nội dung các biện pháp 1 và 11 đã thể hiện đúng đắn quan điểm Quản lý trường học nội dung này của Hiệu trưởng. Công tác tổ chức kiểm tra thi cử nghiêm túc, đánh giá đúng chất lượng, đảm bảo công bằng khách quan không ngừng giúp Hiệu trưởng có những thông tin chính xác về việc dạy của giáo viên, việc tiếp thu kiến thức của học sinh mà còn giúp Hiệu trưởng có cơ sở để điều chỉnh các biện pháp quản lý HĐDH cho phù hợp đáp ứng với nhu cầu đổi mới giáo dục đảm bảo mục tiêu đề ra của nhà trường. Bên cạnh đó chúng tôi thấy rằng để kiểm soát được việc thực hiện nội dung QL kiểm tra , đánh giá kết quả học tập của học sinh Hiệu trưởng cũng đã có những thành công trong việc sử dụng phối hợp các biện pháp kiểm tra sổ điểm, kiểm tra việc chấm bài của giáo viên, trao đổi với giáo viên chủ nhiệm về kết quả học tập của học sinh và động viên khen thưởng kịp thời những giáo viên, học sinh có thành tích trong giảng dạy và học tập. Thực tế cho thấy những trường chú trọng làm tốt những hoạt động trên thường đem lại bầu không khí sôi nổi, hồ hởi sẽ khuyến khích được giáo viên và học sinh tích cực hăng hái hơn trong việc thực hiện nhiệm vụ của họ.

Bảng 18: Đánh giá của giáo viên được điều tra về mức độ thực hiện các biện pháp QL sử dụng và bồi dưỡng đội ngũ giáo viên của Hiệu trưởng.

Nội dung Làm tốt (3đ) T. bình (2đ) Chưa tốt (1đ) Điể m TB (X) Thứ bậc Phân công căn cứ vào trình độ đào tạo

và năng lực cá nhân. 112 0 0 3 1.5

Phân công theo năng lực trình độ đào tạo kết hợp với nguyện vọng của cá nhân.

120 0 0 3 1.5

Phân công theo chuyên môn sâu,

chuyên môn hoá. 55 65 0 2.4 5

Lập kế hoạch bồi dưỡng giáo viên phải tham gia đầy đủ các chuyên đề bồi dưỡng thường xuyên hàng kỳ, hàng năm theo quy định của nhà trường, phòng, sở GD&ĐT

80 40 0 2.7 3

Giới thiệu và cung cấp đầy đủ tài liệu cho giáo viên và kiểm tra việc bồi dưỡng thường xuyên của giáo viên

70 50 0 2.6 4

Tạo điều kiện cho giáo viên đi học, đào tạo trên chuẩn, cử giáo viên đi học theo kế hoạch.

42 68 10 2.2 6

Số liệu ở bảng 18 cho thấy:

Các biện pháp được giáo viên và các khách thể đánh giá Hiệu trưởng chỉ đạo thực hiện tốt gồm có: Nội dung 1,2 có X = 3đ, xếp thứ bậc 1.5

Các biện pháp được giáo viên và các khách thể đánh giá Hiệu trưởng chỉ đạo thực hiện trung bình khá tốt gồm có: Nội dung 4 có X = 2.7đ, xếp thứ bậc 3

Các biện pháp được giáo viên và các khách thể đánh giá Hiệu trưởng chỉ đạo thực hiện còn hạn chế gồm có: Nội dung 6 có X = 2.2đ, xếp thứ bậc 6. Từ kết quả trên nhận thấy: Trong vấn đề quản lý sử dụng đội ngũ giáo viên, Hiệu trưởng đã chú trọng đến việc sử dụng cán bộ theo năng lực, theo trình độ đào tạo của giáo viên kết hợp với điều kiện hoàn cảnh nguyện vọng cá nhân để vừa có thể phát huy năng lực chuyên môn, vừa tạo được sự yên tâm trong giáo viên để họ có thể toàn tâm, toàn ý vì công việc chung của nhà trường. Tuy nhiên ở nội dung quản lý này một số những biện pháp Hiệu trưởng chỉ đạo chưa thật tốt. Vấn đề bồi dưỡng giáo viên trường tiểu học đã và đang được các Hiệu trưởng các trưởng tiểu học, phòng Giáo dục quan tâm. Vì vậy, ngay từ đầu năm học, Hiệu trưởng đã chú ý xây dựng kế hoạch bồi dưỡng giáo viên và yêu cầu giáo viên phải thực hiện đầy đủ, nghiêm túc hàng tháng. Tại các trường việc tạo điều kiện cho giáo viên đi học theo nguyện vọng đào tạo trên chuẩn là vấn đề luôn được các Hiệu trưởng chú ý. Song vấn đề này còn đòi hỏi có một cơ chế đãi ngộ đúng mức bởi chế độ cho người đi

Một phần của tài liệu QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CỦA HIỆU TRƯỞNG TRƯỜNG TIỂU HỌC THUỘC XÃ THUẦN NÔNG HUYỆN XUÂN TRƯỜNG – TỈNH NAM ĐỊNH ĐÁP ỨNG YÊU CẦU ĐỔI MỚI GIÁO DỤC (Trang 65)