- Nguyên nhân khách quan: Từ phía lãnh đạo cấp trên, Ban giám
3.1.4. Đảm bảo tính thực tiễn
Phát triển hệ thống giáo dục của một huyện nhất là các trường thuộc vùng nông thôn phải phù hợp với yêu cầu đòi hỏi của thực tiễn, phù hợp với khả năng phát triển kinh tế - xã hội địa phương. Xây dựng các mô hình giáo dục, các hình thức tổ chức ở các trường tiểu học phải hết sức đa dạng phong phú, gắn với thực tế cuộc sống và phong trào giáo dục của địa phương.
Nguyên tắc đảm bảo tính thực tiễn yêu cầu người lãnh đạo không được áp đặt ý kiến chủ quan, phải qua tổng kết thực tiễn và đòi hỏi khách quan từ cuộc sống mà đổi mới tư duy, nhanh nhạy phát hiện các vấn đề nảy sinh của thực tiễn để quản lý, xây dựng và phát triển các trường đạt chuẩn Quốc gia theo kịp nhu cầu của nhân dân trong huyện, từng bước tạo phong trào học tập trong toàn huyện, tiến tới xây dựng một xã hội học tập.
Các biện pháp phải thể hiện và cụ thể hoá đường lối phương châm giáo dục của Đảng và Nhà nước, phải phù hợp với chế độ giáo dục của ngành trong quá trình quản lý. Muốn vậy, phải xác định định hướng chiến lược phát triển giáo dục hiện nay, các biện pháp cụ thể để thực hiện chiến lược giáo dục trong đó việc nâng cao chất lượng giáo dục dạy học trong nhà trường là một trong những yếu tố cấp bách cần được tập trung giải quyết. Các biện pháp quản lý của Hiệu trưởng nhằm nâng cao hoạt động dạy học trong trường tiểu học đòi hỏi người Hiệu trưởng phải tìm ra các biện pháp quản lý nhằm giúp học triển khai có hiệu quả trong thực tiễn quản lý của mình.