- Những đòi hỏi đối với Hiệu trưởng trường tiểu học trong giai đoạn
2.2.3. Đánh giá chung về thực trạng 1 Ưu điểm
2.2.3.1. Ưu điểm
Qua nghiên cứu thực trạng quản lý HĐDH của Hiệu trưởng các trường tiểu học thuộc các xã thuần nông huyện Xuân Trường chúng tôi đã rút ra kết quả và đánh giá kết quả nghiên cứu quản lý HĐDH của Hiệu trưởng các trường tiểu học thuộc các xã thuần nông huyện Xuân Trường như sau:
- Hiệu trưởng nhận thức được vai trò, tầm quan trọng của 7 nội dung quản lý HĐDH trường tiểu học. Hiệu trưởng đã thấy được rằng nhận thức của con người được hình thành từ nhiều con đường, song con đường ngắn nhất, tối ưu và hiệu quả nhất là thông qua HĐDH trong nhà trường. Hay nói cách khác họ nhận thức được HĐDH là hoạt động trung tâm của nhà trường, hoạt động này là tiền đề để tổ chức các hoạt động khác. Từ nhận thức đó Hiệu trưởng đã xây dựng được một hệ thống biện pháp quản lý và tập trung chỉ đạo thành công ở một số khâu của từng nội dung quản lý HĐDH trên cơ sở điều kiện của nhà trường bằng kinh nghiệm, năng lực, trình độ quản lý của mình, Hiệu trưởng đã biến các văn bản, chỉ thị hướng dẫn của cấp trên về HĐDH trong nhà trường thành hiện thực, có kế hoạch, biện pháp chỉ đạo, quản lý HĐDH đạt yêu cầu, mục đích đề ra ở mức độ nhất định trong điều kiện kinh tế, xã hội địa phương. Hiệu trưởng đã chú ý cải tiến công tác quản lý và xây dựng các biện pháp quản lý với nội dung phong phú từng bước nâng cao hiệu quả dạy học nhằm đáp ứng nhu cầu đổi mới giáo dục hiện nay. Với mỗi nội dung quản lý HĐDH của giáo viên, Hiệu trưởng đã xây dựng được một số biện pháp thực sự đem lại hiệu quả, góp phần nâng cao chất lượng dạy của giáo viên, từ đó góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy của nhà trường.
Mặc dù các trường tiểu học trong huyện Xuân Trường đã có được những thành công đáng kể trong công tác chỉ đạo, quản lý HĐDH nhưng bên cạnh đó vẫn còn một số những tồn tại, yếu kém cần phải được khắc phục. Cụ thể như sau:
- Cán bộ quản lí các nhà trường cần phải làm tốt hơn công tác dự báo để xây dựng kế hoạch phát triển giáo dục ở tất cả các trường cho những năm trước mắt và lâu dài, kế hoạch cần phải phù hợp với từng trường, từng địa phương. Qua tìm hiểu cho thấy việc xây dựng kế hoạch tổng thể ở đây chưa đảm bảo tính khách quan, tính chính xác, khoa học chưa cao, công tác dự báo giáo dục còn hạn chế, nhiều tiêu chí đưa ra chưa phù hợp gây khó khăn cho công tác tổ chức, chỉ đạo và quản lý làm ảnh hưởng đến chất lượng giáo dục. - Công tác kiểm tra nội bộ của hiệu trưởng phải được tăng cường hơn, tập trung kiểm tra đột xuất giáo viên, phó hiệu trưởng phụ trách chuyên môn phải có chuyên môn giỏi và công tâm khách quan. Có như vậy mới làm tốt công tác nhận xét, đánh giá, tư vấn cho đội ngũ giáo viên và phát hiện ngăn ngừa, điều chỉnh những lệch lạc trong HĐDH.
- Chỉ đạo đổi mới phương pháp dạy học cần phải được triển khai ở tất cả các môn học và làm thường xuyên, liên tục.
- Công tác tham mưu cho Đảng uỷ, UBND xã có lúc chưa được kịp thời, chưa khoa học. Sự phân định trách nhiệm giữa nhà trường và địa phương trong công tác quản lý, chỉ đạo chưa được rõ ràng cụ thể, nên CBQL ở các nhà trường thường hay bị động trong công tác chỉ đạo chuyên môn cùng các hoạt động giáo dục khác.
- Công tác bồi dưỡng giáo viên hiệu quả chưa cao, việc hướng dẫn thực hiện các quy định mới trong dạy học, giáo dục với các đơn vị nhà trường, với giáo viên chưa được chu đáo, khoa học dẫn tới tình trạng vận dụng thực hiện
Những tồn tại, yếu kém trên chủ yếu là do các nguyên nhân sau: