Nhận thức và tự đánh giá của Hiệu trưởng về biện pháp quản lý hoạt động dạy học trong trường tiểu học

Một phần của tài liệu QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CỦA HIỆU TRƯỞNG TRƯỜNG TIỂU HỌC THUỘC XÃ THUẦN NÔNG HUYỆN XUÂN TRƯỜNG – TỈNH NAM ĐỊNH ĐÁP ỨNG YÊU CẦU ĐỔI MỚI GIÁO DỤC (Trang 56)

- Những đòi hỏi đối với Hiệu trưởng trường tiểu học trong giai đoạn

2.2.2.1. Nhận thức và tự đánh giá của Hiệu trưởng về biện pháp quản lý hoạt động dạy học trong trường tiểu học

quản lý hoạt động dạy học trong trường tiểu học

* Nhận thức của Hiệu trưởng về tầm quan trọng của các nội dung

quản lý HĐDH trong nhà trường tiểu học

Bảng 7: Hiệu trưởng các trường TH nhận thức về tầm quan trọng của các nội dung quản lý HĐDH trong trường tiểu học

Nội dung RQT (4đ) QT (3đ) TĐQT (2đ) IQT (1đ) Điểm TB (X) Thứ bậc QL việc thực hiện chương trình 10 0 0 0 4.0 1 QL việc soạn bài và chuẩn bị lên lớp 8 2 0 0 3.8 3

QL giờ lên lớp của giáo viên 10 0 0 0 4.0 1

QL dự giờ và phân tích sư phạm 5 3 2 0 3.3 6 QL hoạt động kiểm tra, đánh giá

ngũ giáo viên.

Số liệu ở bảng 7 cho thấy:

Nội dung 1 và 3 có X = 4.0đ, xếp thứ bậc 1; nội dung 2 có X = 3.8 đ,

xếp thứ bậc 3; nội dung 5 có X = 3.6 đ, xếp thứ bậc 4; nội dung 7 có X = 3.5 đ, xếp thứ bậc 5; nội dung 4 có X = 3.3 đ, xếp thứ bậc 6; nội dung 6 có X = 2.9 đ, xếp thứ bậc 7.

Nhìn chung các Hiệu trưởng đã nhận thức cao và đúng đắn về tầm quan trọng của các nội dung QL HĐDH. Tuy nhiên các Hiệu trưởng chưa thấy hết mối quan hệ phổ biến, liên quan, chặt chẽ tác động qua lại một cách biện chứng giữa các nội dung quản lý trong HĐDH. Điều này thể hiện ở việc họ đánh giá cao về tầm quan trọng của nội dung thực hiện chương trình, quản lý giờ lên lớp của giáo viên nhưng lại chưa thấy mối quan hệ chặt chẽ, tác động qua lại một cách biện chứng của các nội dung còn lại. Chẳng hạn quản lý việc thực hiện chương trình chịu sự chi phối của quản lý soạn bài và chuẩn bị lên lớp, ngược lại muốn biết về giáo viên có thực hiện tốt việc soạn bài hay không người Hiệu trưởng không thể xem xét tới các nội dung, yêu cầu của QL thực hiện chương trình, quản lý hồ sơ chuyên môn của giáo viên.

* Tự đánh giá của Hiệu trưởng về mức độ thực hiện từng nội dung

QL HĐDH

Bảng 8: Tự đánh giá của Hiệu trưởng về QL chương trình dạy học

Nội dung Làm tốt (3đ) T. Bình (2đ) Chưa tốt (1đ) Điểm TB (X) Thứ bậc Quán triệt giáo viên nắm vững chương

trình không được tuỳ tiện thay đổi, cắt xén làm sai lệch nội dung chương trình

10 0 0 3.0 1

Yêu cầu giáo viên làm kế hoạch giảng dạy môn học và duyệt kế hoạch của giáo viên

5 3 2 2.3 3

xử lý đối với giáo viên dạy không đúng, không đủ theo quy định của Bộ GD&ĐT

Phối hợp với phó hiệu trưởng để quản

lý chương trình 10 0 0 3.0 1

Đánh giá việc thực hiện chương trình qua dự giờ, bài soạn và qua việc thực hiện thời khoá biểu, sổ báo giảng, nền nếp giảng dạy của giáo viên

2 5 3 1.9 5

Nắm vững thự hiện chương trình qua kiểm tra vở học sinh, qua việc thực hiện thời khoá biểu, sổ ghi đầu bài và phân phối chương trình.

0 5 5 1.5 7

Kiểm tra việc thực hiện chương trình qua biên bản của tổ chuyên môn và qua phản ánh của các thành viên trong hội đồng.

0 7 3 1.7 6

Số liệu bảng 8 cho thấy:

Các biện pháp Hiệu trưởng tự đánh giá làm tốt: Nội dung 1 và 4 có X = 3.0đ, xếp thứ bậc 1;

Các biện pháp Hiệu trưởng tự đánh giá thực hiện ở mức trung bình hoặc chưa làm tốt:

Nội dung 7 có X = 1.7 đ, xếp thứ bậc 6. Nội dung 6 có X = 1.5 đ, xếp thứ bậc 7.

Như vậy chương trình dạy học là pháp lệnh của Nhà nước do Bộ giáo dục và đào tạo ban hành, thực hiện chương trình dạy học là yêu cầu bắt buộc nhằm đảm bảo kế hoạch theo đúng mục tiêu. Để quản lý việc thực hiện chương trình dạy học ở trường tiểu học, người Hiệu trưởng đã có nhiều biện pháp. Tuy nhiên việc thực hiện các biện pháp đó của Hiệu trưởng chưa đều tay, chưa thấy được việc thực hiện tốt hay chưa tốt các biện pháp này sẽ ảnh hưởng tốt hay không tốt các biện pháp khác. Qua thực tế chúng tôi thấy rằng việc kiểm tra vở học sinh để nắm việc thực hiện chương trình của giáo viên ở

xuyên. Đặc biệt việc xử lý vi phạm về thực hiện chương trình, động viên khen thưởng giáo viên, tổ chuyên môn thực hiện đúng chương trình, tiến độ giảng dạy chưa được chú trọng.

Bảng 9: Tự đánh giá của Hiệu trưởng về mức độ thực hiện BPQL soạn bài và chuẩn bị lên lớp của giáo viên.

Nội dung Làm tốt (3đ) T. Bình (2đ) Chưa tốt (1đ) Điểm TB (X) Thứ bậc Bồi dưỡng nghiệp vụ cho giáo viên về

phương pháp tiến hành và cách soạn bài 0 5 5 1.5 5 Quy định cụ thể, thống nhất về việc soạn

bài và chuẩn bị bài lên lớp của giáo viên 10 0 0 3.0 1 Có kế hoạch kiểm tra thường xuyên việc

soạn bài và chuẩn bị lên lớp của giáo viên 0 10 0 2.0 2 Kiểm tra việc soạn bài và lên lớp của giáo viên 0 7 3 1.7 4 Góp phần về phương pháp, nội dung bài

soạn, việc lựa chọn và sử dụng các phương tiện dạy học

3 2 5 1.8 3

Số liệu bảng 9 cho thấy:

Các biện pháp Hiệu trưởng tự đánh giá làm tốt: Nội dung 2 có X = 3.0đ, xếp thứ bậc 1;

Nội dung 3 có X = 2.0đ, xếp thứ bậc 2.

Các biện pháp Hiệu trưởng tự đánh giá thực hiện ở mức trung bình hoặc chưa làm tốt:

Nội dung 4 có X = 1.7 đ, xếp thứ bậc 4. Nội dung 1 có X = 1.5 đ, xếp thứ bậc 5.

Từ kết quả trên và qua tìm hiểu thực tế chúng tôi đã thấy rằng Hiệu trưởng đã quan tâm chỉ đạo các tổ, nhóm chuyên môn tổ chức trao đổi để xác định nội dung phương pháp, phương tiện dạy học khi chuẩn bị các bài dạy, chuẩn bị bài dạy cho các bài lên lớp như thao giảng, thi giáo viên giỏi, dạy mẫu về đổi mới phương pháp dạy học, nhưng lại chưa chú trọng bồi dưỡng cho giáo viên về nội dung, phương pháp soạn bài, thiết kế bài giảng, chuẩn bị

tốt cho giờ lên lớp. Trên thực tế Hiệu trưởng đã chỉ đạo các tổ chuyên môn thường xuyên sinh hoạt chuyên môn, song việc sinh hoạt chuyên môn này còn nặng về phổ biến các công tác của trường, bình xét ngày giờ công, chưa đầu tư thoả đáng thời gian, tâm huyết cho nội dung sinh hoạt chuyên đề, trao đổi kinh nghiệm giảng dạy, phương pháp giảng dạy. Đặc biệt việc bồi dưỡng nghiệp vụ giáo viên về phương pháp tiến hành cách soạn bài chưa tiến hành thường xuyên, chưa thống nhất chung trong các môn.

Bảng 10: Tự đánh giá của Hiệu trưởng về mức độ thực hiện giờ lên lớp, nền nếp dạy học và dự giờ. Nội dung Làm tốt (3đ) T. Bình (2đ) Chưa tốt (1đ) Điểm TB (X) Thứ bậc Quy định cụ thể việc thực hiện giờ lên lớp

của giáo viên, về quản lý tổ chức và điều khiển học sinh

10 0 0 3.0 1

Kiểm tra việc thực hiện báo giảng, đối

chiếu lịch báo giảng với sổ đầu bài. 8 2 0 2.6 4 Tổ chức dạy thay, dạy bù kịp thời 10 0 0 3.0 1 Kiểm tra đánh giá, xếp loại trong thi đua

việc thực hiện nền nếp của giáo viên. 5 5 0 2.5 5 Tổ chức dự giờ thường xuyên và thao

giảng rút kinh nghiệm trong tổ chuyên môn

3 7 0 2.3 6

Dự giờ để kiểm tra toàn diện giáo viên, dự

giờ thường xuyên, dự giờ đột xuất 0 5 5 1.5 8 Qui định chế độ dự giờ cho các thành viên

trong hội đồng sư phạm 7 3 0 2.7 3

Dự giờ khi có đổi mới về phương pháp

giảng dạy 0 10 0 2.0 7

Số liệu ở bảng 10 cho thấy:

Các biện pháp Hiệu trưởng tự đánh giá làm tốt: Nội dung 1 và 3 có X = 3.0đ, xếp thứ bậc 1.

Các biện pháp Hiệu trưởng tự đánh giá thực hiện ở mức trung bình hoặc chưa làm tốt:

Nội dung 6 có X = 1.5 đ, xếp thứ bậc 8. Nội dung 4 có X = 2.5 đ, xếp thứ bậc 5; nội dung 5 có X = 2.3 đ, xếp thứ bậc 6.

Như vậy kết quả tự đánh giá trên đây của Hiệu trưởng cho thấy rằng: đối với nội dung quản lý việc thực hiện giờ lên lớp của giáo viên, Hiệu trưởng đã có nhiều BPQL song việc thực hiện các biện pháp này chưa đồng bộ. Trong thực tế hiện nay, Hiệu trưởng các trường tiểu học chưa thực sự đầu tư

chuyên sâu đến việc dự giờ kiểm tra toàn diện giáo viên cũng như quy định chế độ dự giờ cho các thành viên trong hội đồng nhà trường. Sở dĩ có chuyện như vậy là do một số Hiệu trưởng còn có tâm lý nể nang, e dè, ngại va chạm nhất là việc kiểm tra, đánh giá xếp loại giáo viên. Điều này ảnh hưởng không nhỏ tới việc nâng cao chất lượng dạy học trong giai đoạn hiện nay.

Bảng 11: Tự đánh giá của Hiệu trưởng về mức độ thực hiện BPQL về kiểm tra thi cử của giáo viên.

Nội dung Làm tốt (3đ) T. Bình (2đ) Chưa tốt (1đ) Điểm TB (X) Thứ bậc Kiểm tra kết quả học tập của học sinh 10 0 0 3.0 1

Qua bài soạn của giáo viên 0 10 0 2.0 7.5

Qua sổ báo giảng 7 3 0 2.8 3

Qua dự giờ của giáo viên 7 3 0 2.8 3

Qua kiểm tra vở của học sinh 0 1 9 1.1 11

Qua biên bản sinh hoạt tổ nhóm chuyên môn 0 10 0 2.0 7.5 Qua báo cáo của Phó hiệu trưởng và khối

trưởng chuyên môn 8 1 0 2.8 3

Chỉ đạo thanh tra chuyên môn theo định kỳ 2 3 5 1.8 9.5 Tổ chức thường xuyên cho giáo viên học

tập quy chế kiểm tra, thi cử 2 3 5 1.8 9.5

Phân công giáo viên ra đề, coi, chấm thi

nghiêm túc 3 7 0 2.3 6

Tổ chức thi cử dân chủ, công khai và

Số liệu bảng 11 cho thấy:

Các biện pháp Hiệu trưởng tự đánh giá làm tốt:

Nội dung 1 có X = 3.0đ, xếp thứ bậc 1; nội dung 3,4 và 7 có X = 2.8 đ,

xếp thứ bậc 3.

Các biện pháp Hiệu trưởng tự đánh giá thực hiện ở mức trung bình hoặc chưa làm tốt:

Nội dung 8 và 9 có X = 1.8 đ, xếp thứ bậc 9,5. Nội dung 5 có X = 1.1 đ, xếp thứ bậc 11.

Như vậy, Hiệu trưởng các nhà trường chưa thực sự bỏ công sức đầu tư đến các biện pháp kiểm tra trong Quản lý trường học HĐDH của giáo viên cũng như những biện pháp thi cử cho học sinh. Đặc biệt về kiểm tra soạn bài của giáo viên còn mang tính hình thức, chưa chú trọng đến chất lượng bài soạn. Việc kiểm tra, thanh tra mới chỉ mang tính chất thời vụ chưa thường xuyên. Việc phân công giáo viên ra đề coi thi, chấm thi; việc thường xuyên kiểm tra vở ghi của học sinh để qua đó Hiệu trưởng nắm bắt tình hình giảng dạy cũng như việc thực hiện nội dung chương trình của giáo viên chưa đáp ứng yêu cầu đề ra.

Bảng 12: Tự đánh giá của Hiệu trưởng về mức độ thực hiện các BP sử dụng và bồi dưỡng đội ngũ giáo viên.

Nội dung Làm tốt (3đ) T. Bình (2đ) Chưa tốt (1đ) Điểm TB (X) Thứ bậc Phân công căn cứ vào trình độ đào

tạo và năng lực cá nhân 10 0 0 3.0 1.5

Phân công theo năng lực, trình độ

đào tạo kết 10 0 0 3.0 1.5

Tổ chức dạy thay, dạy bù kịp thời

Lập kế hoạch bồi dưỡng giáo viên phải tham gia đầy đủ các chuyên đề bồi dưỡng thường xuyên hàng kỳ, hàng năm theo quy định của nhà trường.

5 2 3 2.4 4

Giới thiệu và cung cấp đầy đủ tài liệu cho giáo viên và kiểm tra việc bồi dưỡng thường xuyên của giáo viên

2 5 3 1.9 5

Tạo điều kiện cho giáo viên đi học, đào tạo trên chuẩn, cử giáo viên đi học theo kế hoạch.

0 7 3 1.7 6

Số liệu ở bảng 12 cho thấy :

Các nội dung Hiệu trưởng tự đánh giá làm tốt: Nội dung 1 và 2 có X = 3.0đ, xếp thứ bậc 1,5

Các nội dung Hiệu trưởng tự đánh giá thực hiện ở mức trung bình hoặc chưa làm tốt:

Nội dung 5 có X = 1.9 đ, xếp thứ bậc 5. Nội dung 6 có X = 1.7 đ, xếp thứ bậc 6; nội dung 3 có X = 2.5 đ, xếp thứ bậc 3; nội dung 4 có X= 2.4 đ, xếp thứ bậc 4.

Việc thực hiện nội dung và chương trình dạy học, Hiệu trưởng đã chú trọng đến việc phân công chuyên môn căn cứ vào trình độ đào tạo và năng lực cá nhân. Song việc giới thiệu, cung cấp tài liệu cho giáo viên và kiểm tra bồi dưỡng giáo viên , nhất là việc tạo điều kiện cho giáo viên đi học ở Hiệu trưởng còn hạn chế. Trong thực tế việc phân công giáo viên còn nặng về ưu tiên nguyện vọng của cá nhân, chưa chú trọng đến tính khoa học của thời

ít nhiều ảnh hưởng đến kết quả học tập của học sinh. Việc tạo điều kiện cho giáo viên đi học chưa được chú trọng đúng mức đó cũng là nguyên nhân lí giải tỉ lệ giáo viên đạt trình độ đại học chưa cao, chưa có giáo viên đạt trình độ thạc sĩ.

Một phần của tài liệu QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CỦA HIỆU TRƯỞNG TRƯỜNG TIỂU HỌC THUỘC XÃ THUẦN NÔNG HUYỆN XUÂN TRƯỜNG – TỈNH NAM ĐỊNH ĐÁP ỨNG YÊU CẦU ĐỔI MỚI GIÁO DỤC (Trang 56)

w