Tạo môi trường, động lực cho đội ngũ giáo viên Tiếng Anh phát triển

Một phần của tài liệu Một số giải pháp phát triển đội ngũ giáo viên tiếng anh các trường trung học phổ thông huyện cẩm xuyên , tỉnh hà tĩnh (Trang 81)

phát triển

3.2.5.1. Mục tiêu của giải pháp

Đối với GV, kích thích động lực giảng dạy và tạo môi trường làm việc thuận lợi về vật chất lẫn tinh thần là “nút bấm” để tạo ra động lực cho quá

trình dạy học và là một yếu tố cơ bản ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả công việc mà họ đảm nhiệm. Khi mọi đối tượng trong nhà trường đều cảm thấy hài lòng, thỏa mãn với lợi ích cá nhân trong lợi ích tập thể thì đương nhiên họ sẽ luôn muốn gắn bó, thống nhất cùng đồng tâm nỗ lực để thực hiện thành công mục tiêu chung của nhà trường.

Như vậy môi trường, động lực đóng vai trò hết sức quan trọng cho đội ngũ GV nói chung và đội ngũ GV Tiếng Anh THPT nói riêng phát triển. Vì vậy, luôn luôn phải chú ý chăm lo xây dựng và tạo dựng môi trường, động lực, tạo mọi điều kiện cả về vật chất lẫn tinh thần để đội ngũ GV Tiếng Anh năng nổ, nhiệt tình và tâm huyết nâng cao trình độ năng lực chuyên môn nghiệp vụ; phát huy hết năng lực, sở trường của mình cho sự nghiệp chung của nhà trường.

3.2.5.2. Nội dung của giải pháp

Đầu tư mua sắm mới, tu sửa, bổ sung cơ sở vật chất của nhà trường; cải thiện điều kiện làm việc; chú trọng chăm lo xây dựng đời sống vật chất và tinh thần cho cán bộ viên chức của nhà trường. Cụ thể:

- Chăm lo đời sống tinh thần:

+ Tạo bầu không khí sư phạm, đoàn kết thân ái trong nhà trường; xây dựng tập thể sư phạm nhà trường đoàn kết, vững mạnh.

+ Quan tâm đến hoàn cảnh riêng của từng CB, GV, NV của nhà trường; cần nhìn nhận đánh giá khách quan đối với mọi người trong mọi hoạt động với thái độ công tâm, khách quan, thân ái và đầy thiện cảm.

+ Luôn chú ý xây dựng môi trường sư phạm lành mạnh, tạo điều kiện về các phương tiện thông tin, giải trí phục vụ cho sinh hoạt.

+ Tổ chức thăm hỏi, chia sẻ, động viên, cổ vũ tinh thần khi CB, GV, NV hoặc gia đình họ khi có chuyện buồn, chuyện vui.

+ Khẳng định và đánh giá đúng thành tích của mỗi nhóm, mỗi cá nhân và biểu dương, khen thưởng kịp thời và đúng mức.

- Chăm lo đời sống vật chất:

+ Thực hiện nghiêm túc, đầy đủ, kịp thời các chế độ, chính sách của Đảng và Nhà nước đối với đội ngũ CB, GV, NV của nhà trường; tôn trọng quyền lợi chính đáng của họ. Kịp thời giải quyết những thắc mắc, khiếu nại của CB, GV, NV trong việc thực hiện chế độ, chính sách.

+ Áp dụng và triển khai đúng chế độ theo tinh thần đãi ngộ đúng công sức và tài năng với tinh thần ưu đãi và tôn vinh nghề dạy học. Chẳng hạn trả đúng, đủ tiền dạy vượt giờ, tiền làm thêm ngoài giờ, coi thi, chấm thi, phụ đạo HS yếu kém, bồi dưỡng HS giỏi tỉnh, hướng dẫn HS lao động ...

+ Thực hiện đúng, đầy đủ chế độ ưu đãi, khuyến khích, hỗ trợ đối với CB, GV, NV đi học để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ. Ví dụ như tiền học phí, tiền tàu xe, tiền mua tài liệu, tiền lưu trú ...

+ Tạo việc làm và tăng nguồn thu nhập chính đáng cho họ để họ yên tâm công tác và dành nhiều thời gian đầu tư cho công việc chuyên môn.

+ Thực hiện chế độ động viên, khích lệ, khen thưởng kịp thời để thúc đẩy và tạo động lực cho CB, GV, NV phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.

Ngoài các chính sách chung cho CB, GV, NV như đã nêu ở trên, đối với đội ngũ GV Tiếng Anh có thể tạo điều kiện riêng như: Tạo điều kiên để GV Tiếng Anh có điều kiện giao lưu, học hỏi trau dồi khả năng giao tiếp bằng Tiếng Anh, tổ chức Câu lạc bộ Tiếng Anh, mời chuyên gia nước ngoài đến

giao lưu. Hỗ trợ phương tiện dạy và học Tiếng Anh như đài, đầu, đĩa, sách, báo, tạp chí bằng Tiếng Anh.

Môi trường làm việc tốt, chế độ chính sách, đãi ngộ tương xứng là chìa khóa để tạo động lực cho CB, GV, NV nỗ lực phấn đấu hoàn thành tốt mọi nhiều vụ là yếu tố cơ bản để nâng cao chất lượng giáo dục.

3.2.5.3. Cách thức thực hiện giải pháp

+ Xây dựng Quy chế chi tiêu nội bộ trên cơ sở công khai, dân chủ, được tập thể sư phạm nhà trường thảo luận, bàn bạc thống nhất.

+ Quan tâm xây dựng, rà soát, bổ sung, điều chỉnh các chế độ chính sách phù hợp với điều kiện thực tế của nhà trường.

+ Làm tốt công tác xã hội hóa giáo dục, huy động tối đa nhiều nguồn kinh phí từ các tổ chức chính trị, xã hội, đoàn thể trong và ngoài nhà trường khác nhau để tăng cường công tác xây dựng cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học, tăng nguồn thu nhập cho CB, GV, NV.

+ Phối kết hợp với các tổ chức trong và ngoài nhà trường như Công đoàn, Đoàn thanh niên, Ban đại diện cha mẹ học sinh, Chính quyền địa phương ... tổ chức các hoạt động văn nghệ, thể dục thể thao, tham quan du lịch, giao lưu ...nhân các ngày lễ kỷ niệm, ngày truyền thống.

3.2.5.4. Điều kiện thực hiện giải pháp

+ Cần có sự quan tâm thường xuyên, kịp thời của cấp ủy Đảng, Ban giám hiệu, các tổ chức đoàn thể trong và ngoài nhà trường; sự đồng thuận ủng hộ tích cực của các cấp, các ban ngành, các tổ chức đoàn thể.

+ Sự tham gia tích cực, chủ động của chính đội ngũ CB, GV, NV của nhà trường trong việc xây dựng chính sách, kế hoạch của nhà trường.

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Một số giải pháp phát triển đội ngũ giáo viên tiếng anh các trường trung học phổ thông huyện cẩm xuyên , tỉnh hà tĩnh (Trang 81)