0
Tải bản đầy đủ (.doc) (109 trang)

Nhận thức của các cấp quản lý, của chính đội ngũ giáo viên về công tác phát triển đội ngũ giáo viên Tiếng Anh trung học phổ thông

Một phần của tài liệu MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN TIẾNG ANH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG HUYỆN CẨM XUYÊN , TỈNH HÀ TĨNH (Trang 51 -51 )

về công tác phát triển đội ngũ giáo viên Tiếng Anh trung học phổ thông huyện Cẩm Xuyên, tỉnh Hà Tĩnh

Để biết được nhận thức của CBQL và GV đối với công tác phát triển đội ngũ GV Tiếng Anh trong các trường THPT, chúng tôi đã tiến hành khảo sát bằng phương pháp điều tra thông qua phiếu trưng cầu ý kiến dành cho

lãnh đạo, chuyên viên sở Giáo dục và Đào tạo Hà Tĩnh, Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng, Tổ trưởng, Tổ phó chuyên môn, đội ngũ GV các bộ môn khác nhau và đội ngũ GV Tiếng Anh các trường THPT huyện Cẩm Xuyên, tỉnh Hà Tĩnh.

Tổng số người xin ý kiến: 225 người. Trong đó:

CBQL, chuyên viên sở Giáo dục và Đào tạo: 15 người Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng: 43 người Tổ trưởng, Tổ phó chuyên môn: 43 người

Giáo viên Tiếng Anh: 156 người

Câu hỏi chúng tôi đặt ra là: “Xin đồng chí cho biết công tác phát triển đội ngũ giáo viên Tiếng Anh có tầm quan trọng như thế nào?”

Và kết quả mà chúng tôi thu được như sau (được thể hiện thông qua bảng 2.13)

Bảng 2.13. Nhận thức về công tác phát triển đội ngũ GV Tiếng Anh

TT Mức độ Số lượng Tỷ lệ % 1 Rất quan trọng 201 82,04 2 Quan trọng 39 15,92 3 Ít quan trọng 3 1,22 4 Không quan trọng 0 0 5 Không trả lời 2 0,82

Qua khảo sát chúng tôi thấy có 201 người (chiếm tỷ lệ 82,04%) cho rằng việc phát triển đội ngũ GV Tiếng Anh là rất quan trọng, có 39 người (tỷ

lệ 15,92%) cho là quan trọng; chỉ có 3 người (tỷ lệ 1,22%) cho là ít quan trọng; không có ai trả lời là không quan trọng và có 2 người (tỷ lệ 0,82%) không trả lời. Điều đó chứng tỏ hầu hết đội ngũ cán bộ QLGD, cũng như đội ngũ GV nói chung và đội ngũ GV dạy Tiếng Anh ở các trường THPT huyện Cẩm Xuyên, tỉnh Hà Tĩnh đã nhận thức được vai trò và tầm quan trọng của việc phát triển đội ngũ GV Tiếng Anh là hết sức cần thiết và rất quan trọng.

Bên cạnh đó, mặc dù số lượng CBQL và GV cho rằng việc phát triển GV Tiếng Anh là ít quan trọng chỉ chiếm tỷ lệ nhỏ 3 người (chiếm tỷ lệ 1,22%) nhưng chúng ta cũng thấy rằng vẫn còn một bộ phận nhỏ CBQL, GV chưa thực sự ý thức được tầm quan trọng của công tác phát triển đội ngũ GV Tiếng Anh. Phần lớn họ đều cho rằng việc phát triển đội ngũ GV nói chung và đội ngũ GV Tiếng Anh nói riêng là việc làm của Đảng và Nhà nước, của Bộ Giáo dục và Đào tạo, của Sở Giáo dục và Đào tạo, của các trường Đại học, của các nhà quản lý. Họ cũng đánh đồng việc phát triển đội ngũ GV Tiếng Anh cũng như việc phát triển đội ngũ GV các bộ môn khác. Họ không nhận thấy được đặc thù của bộ môn Tiếng Anh là năng lực sử dụng ngôn ngữ, cần phải thực hành thường xuyên và cập nhật, bổ sung liên tục. Với ngoại ngữ nói chung, nếu chúng ta không thường xuyên sử dụng trong vòng 6 tháng thì rõ ràng vốn từ sẽ bị giảm sút, khả năng sử dụng ngôn ngữ sẽ kém đi; bởi vậy mà các chứng chỉ ngoại ngữ đều được cấp có thời hạn cụ thể.

Một phần của tài liệu MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN TIẾNG ANH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG HUYỆN CẨM XUYÊN , TỈNH HÀ TĨNH (Trang 51 -51 )

×