Tổ chức tốt công tác bồi dưỡng nâng cao năng lực chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ giáo viên Tiếng Anh

Một phần của tài liệu Một số giải pháp phát triển đội ngũ giáo viên tiếng anh các trường trung học phổ thông huyện cẩm xuyên , tỉnh hà tĩnh (Trang 73 - 77)

môn, nghiệp vụ cho đội ngũ giáo viên Tiếng Anh

3.2.3.1. Mục tiêu của giải pháp

Việc bồi dưỡng nâng cao năng lực chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ GV Tiếng Anh là việc làm cần thiết mang tính chiến lược, đây là công việc phải làm thường xuyên, liên tục và lâu dài nhằm phát huy hết khả năng, năng lực sở trường của chính đội ngũ GV Tiếng Anh hiện có của trường. Tổ chức tốt công tác bồi dưỡng sẽ đẩy mạnh sự phát triển về chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm; giúp cho đội ngũ GV Tiếng Anh thuận lợi khi cập nhật kiến thức mới, khi thực hiện chương trình mới, phương pháp giáo dục mới, kỹ năng ngôn ngữ mới để thích ứng với những yêu cầu mới, những đòi hỏi mới.

3.2.3.2. Nội dung của giải pháp

Đối với công tác bồi dưỡng chuyên môn cho GV Tiếng Anh, chúng ta cần phải tập trung vào việc bồi dưỡng nâng cao 4 kỹ năng cơ bản của Tiếng Anh đó là: Kỹ năng Nghe hiểu, kỹ năng Nói, kỹ năng Đọc hiểu và kỹ năng Viết.

- Kỹ năng Nghe hiểu: Tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất cho GV Tiếng Anh có cơ hội được giao tiếp với người bản ngữ bằng nhiều hình thức.

- Kỹ năng Nói: Bồi dưỡng cho GV cách phát âm chuẩn xác, đúng ngữ âm, ngữ điệu, độ lưu loát, phản xạ ngôn ngữ trong nhiều hoàn cảnh giao tiếp khác nhau.

- Kỹ năng Đọc hiểu: Để nâng cao kỹ năng đọc hiểu thì GV Tiếng Anh phải tự bồi dưỡng là chính nhằm củng cố và nâng cao vốn từ vựng, hiểu biết về văn bản. Đồng thời cần bồi dưỡng nâng cao các kỷ thuật đọc hiểu khác nhau tùy thuộc vào mục đích đọc mà có các kỷ thuật đọc như: đọc lướt, đọc quyét, đọc chi tiết, đọc để lấy thông tin tổng hợp ...

- Kỹ năng Viết: Đối với GV Tiếng Anh thì đây là kỹ năng mà GV dùng hàng ngày để viết bảng, soạn giáo án, viết bài, hướng dẫn HS viết ...

Đối với nghiệp vụ sư phạm thì ngoài các nghiệp vụ sư phạm chung như đối với các GV bộ môn khác, đối với GV Tiếng Anh cần phải được bồi dưỡng, cập nhật nhiều phương pháp mới. Trước xu thế hội nhập tất yếu, trước sự phát triển như vũ bão của khoa học công nghệ, kỷ thuật, trang thiết bị hiện đại thì đòi hỏi người GV Tiếng Anh phải có cách thích ứng mới, có phương pháp mới để tiếp cận, nắm bắt thông tin mới và cách thức truyền tải tới người học cũng phải theo hướng mới, hiện đại.

3.2.3.3. Cách thức thực hiện giải pháp

Muốn nâng cao được năng lực ngôn ngữ, cũng như nghiệp vụ sư phạm cho đội ngũ GV Tiếng Anh cần phải làm tốt các công việc sau:

- Hiệu trưởng phải xây dựng được kế hoạch bồi dưỡng thực sự khoa học, có tính chiến lược lâu dài, có tính khả thi và tính thực tiễn cao. Muốn vậy, nhà trường phải tiến hành xây dựng kế hoạch theo đúng quy trình: Khảo sát nhu cầu bồi dưỡng của chính đội ngũ GV Tiếng Anh xem họ cần bồi dưỡng những gì. Phân tích đúng thực trạng của chính đội ngũ GV Tiếng Anh hiện có để thấy được những điểm mạnh, những điểm yếu để có kế hoạch phù hợp, sát đúng.

- Thành lập Ban chỉ đạo công tác bồi dưỡng GV ở cấp trường cho đội ngũ GV nói chung và thành lập tiểu ban chỉ đạo, cộng tác viên công tác bồi dưỡng cho đội ngũ GV Tiếng Anh của nhà trường.

- Tuyên truyền, phổ biến cho đội ngũ GV Tiếng Anh nhận thức đầy đủ về mục tiêu, ý nghĩa của công tác bồi dưỡng, thấy rõ mối quan hệ biện chứng giữa bồi dưỡng, tự bồi dưỡng với việc nâng cao chất lượng đội ngũ để khuyến khích tinh thần tự học, tự bồi dưỡng nâng cao năng lực chuyên môn, nghiệp vụ của mình.

- Lựa chọn nội dung bồi dưỡng phù hợp: Hiệu quả, chất lượng của công tác bồi dưỡng phụ thuộc rất nhiều vào việc lựa chọn nội dung bồi dưỡng. Nhận thức tư tưởng; phẩm chất đạo đức nhà giáo; chủ trương đường lối, chính sách pháp luật của Đảng và Nhà nước, của Ngành; năng lực ngôn ngữ (các kỹ năng nghe, nói, đọc, viết); nghiệp vụ sư phạm.

- Đa dạng hóa hình thức bồi dưỡng: Vận dụng một cách linh hoạt các hình thức bồi dưỡng như: Bồi dưỡng ngắn hạn, dài hạn; bồi dưỡng thường xuyên, bồi dưỡng theo chuyên đề. Ngoài việc bồi dưỡng thường xuyên trong hè do Sở Giáo dục và Đào tạo tổ chức, các trường có thể vận dụng và tổ chức bồi dưỡng thêm cho đội ngũ GV Tiếng Anh bằng nhiều hình thức khác nhau: Mời các chuyên gia trong và ngoài nước từ các trung tâm Ngoại ngữ, các trường Đại học, Cao đẳng; liên kết GV Tiếng Anh của các trường trong huyện; đổi mới nội dung sinh hoạt tổ, nhóm chuyên môn; thao giảng, thăm lớp dự giờ, hội giảng tập trung, thi GV giỏi cấp trường, làm đồ dùng dạy học, nghiên cứu viết sáng kiến kinh nghiệm, ...

- Tăng cường kiểm tra, đáng giá GV: Hiệu trưởng tăng cường thăm lớp, dự giờ, kiểm tra giáo án, kiểm tra việc chuẩn bị bài, làm đồ dùng dạy học, sử

dụng thiết bị dạy học, đánh giá kết quả đổi mới phương pháp dạy học của đội ngũ GV Tiếng Anh.

- Song song với công tác kiểm tra, đánh giá là công tác thi đua khen thưởng: Hiệu trưởng phải thường xuyên quan tâm và làm tốt công tác thi đua khen thưởng để tạo động lực cho đội ngũ GV Tiếng Anh phấn đấu nổ lực nâng cao năng lực chuyên môn, nghiệp vụ.

- Tổ chức cho GV Tiếng Anh đi tham quan học tập ở các nước nói Tiếng Anh; Liên kết với các trường Đại học, Cao đẳng, các Trung tâm Ngoại ngữ có GV người nước ngoài; mời các chuyên gia và những người nước ngoài nói Tiếng Anh đến giao lưu trực tiếp với tổ Ngoại Ngữ để GV có cơ hội giao tiếp trực tiếp với người bản ngữ.

- Tổ chức các Câu lạc bộ Tiếng Anh như: Câu lạc bộ “Nói Tiếng Anh”, Câu lạc bộ “Bạn yêu thích Tiếng Anh”; sinh hoạt chuyên đề Tiếng Anh như: Chuyên đề đổi mới phương pháp giảng dạy Tiếng Anh, chuyên đề dạy các kỹ năng: Nghe, Nói, Đọc và Viết; tổ chức nhiều cuộc thi bằng Tiếng Anh như: Thi hùng biện bằng Tiếng Anh, thi viết thư quốc tế bằng Tiếng Anh, thi Tiếng Anh qua mạng Internet, ..

3.2.3.4. Điều kiện thực hiện giải pháp

- Hội đồng trường, Ban giám hiệu mà đặc biệt là Hiệu trưởng nhà trường phải nhận thức đầy đủ và quan tâm đến công tác bồi dưỡng đội ngũ GV Tiếng Anh, xem đây là một trong những biện pháp hết sức quan trọng để nâng cao năng lực chuyên môn và nghiệp vụ sư phạm cho đội ngũ GV của nhà trường nói chung và đội ngũ GV Tiếng Anh nói riêng từ đó nâng cao chất lượng giáo dục của nhà trường nói chung và chất lượng bộ môn Tiếng Anh nói riêng.

- Ban giám hiệu phải nghiên cứu và nắm rõ các văn bản liên quan đến việc bồi dưỡng GV để từ đó xây dựng kế hoạch, nội dung, chương trình, phương pháp, cách thức, tài liệu cho việc bồi dưỡng.

- Điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị và nguồn kinh phí đầu tư cho công tác bồi dưỡng GV phải được đảm bảo.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp phát triển đội ngũ giáo viên tiếng anh các trường trung học phổ thông huyện cẩm xuyên , tỉnh hà tĩnh (Trang 73 - 77)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(109 trang)
w