Tăng cường công tác kiểm tra, đánh giá đội ngũ giáo viên Tiếng Anh

Một phần của tài liệu Một số giải pháp phát triển đội ngũ giáo viên tiếng anh các trường trung học phổ thông huyện cẩm xuyên , tỉnh hà tĩnh (Trang 77)

dưỡng là giải pháp vô cùng quan trọng để bồi dưỡng nâng cao năng lực chuyên môn, nghiệp vụ đối với chính bản thân họ.

3.2.4. Tăng cường công tác kiểm tra, đánh giá đội ngũ giáo viênTiếng Anh Tiếng Anh

3.2.4.1. Mục tiêu của giải pháp

Kiểm tra, đánh giá là tạo lập mối liên hệ ngược, thông tin ngược (kênh thông tin phản hồi) trong quản lý, cung cấp cho Hiệu trưởng những thông tin đã được xử lý chính xác về đội ngũ GV Tiếng Anh để điều chỉnh và hoạt động quản lý có hiệu quả hơn, đồng thời giúp chính đội ngũ GV Tiếng Anh tự điều chỉnh ý thức, hành vi và hoạt động dạy học của mình một cách tốt đẹp hơn. Mọi hoạt động đều bắt đầu từ việc xác định mục tiêu và kết thúc bằng đánh giá. Do đó, kiểm tra, đánh giá là chức năng hết sức quan trọng trong chu trình quản lý, là công cụ điều khiển quan trọng của nhà quản lý, nó cung cấp thông tin phản hồi cần thiết tạo nên sự liên thông trong các khâu “kế - tổ - đạo - kiểm”.

Kiểm tra, đánh giá đội ngũ GV Tiếng Anh phục vụ cho nhiều mục đích khác nhau: Để chứng nhận năng lực, để hướng dẫn, điều chỉnh, thúc đẩy và kích thích chính đội ngũ GV Tiếng Anh.

3.2.4.2. Nội dung của giải pháp

Kiểm tra, đánh giá đội ngũ GV Tiếng Anh bao gồm những nội dung cơ bản sau đây:

a, Phẩm chất đạo đức

- Kiểm tra, đánh giá việc chấp hành thực hiện chủ trương, đường lối của Đảng, của Ngành giáo dục, chính sách pháp luật của Nhà nước, của địa phương nơi cư trú.

- Kiểm tra, đánh giá việc chấp hành nội quy, quy chế chuyên môn của Ngành, nội quy của nhà trường.

- Kiểm tra, đánh giá việc chấp hành tốt kỷ luật lao động.

- Kiểm tra, đánh giá về mối quan hệ với đồng nghiệp, với HS, với phụ huynh HS, với quần chúng địa phương nơi cư trú.

b, Năng lực chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm

- Kiểm tra, đánh giá năng lực chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm thông qua các hình thức như: thăm lớp dự giờ, làm đồ dùng dạy học, nghiên cứu khoa học, ...

- Kiểm tra, đánh giá trình độ thạo nghề: Chuẩn bị bài, soạn giáo án, chuẩn bị đồ dùng thiết bị dạy học, kỹ năng đặt câu hỏi, hướng dẫn HS tìm hiểu bài, trình bày bảng, chữ viết.

c, Thực hiện quy chế chuyên môn

- Kiểm tra việc thực hiện chương trình, kế hoạch giảng dạy, giáo dục. Đảm bảo không cắt xén chương trình, không tự tiện bỏ tiết, đảo tiết theo phân phối chương trình.

- Kiểm tra việc soạn bài, chuẩn bị bài, khai thác sử dụng trang thiết bị dạy học, hồ sơ chuyên môn cá nhân: sổ điểm, sổ đầu bài, sổ báo giảng, sổ ghi chép chuyên môn, sổ dự giờ.

- Kiểm tra, đánh giá việc thực hiện đánh giá, xếp loại HS theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo: số bài kiểm tra, chấm bài, trả bài; hệ số, cơ số điểm; sử dụng đồ dùng, thiết bị dạy học, thực hành.

d, Bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ

- Kiểm tra, đánh giá việc tự học, tự bồi dưỡng để nâng cao năng lực chuyên môn, nghiệp vụ.

- Kiểm tra, đánh giá việc tham gia bồi dưỡng thường xuyên theo chu kỳ, bồi dưỡng chuyên đề, đổi mới phương pháp dạy học, nghiên cứu khoa học, viết sáng kiến kinh nghiệm.

e, Các công tác khác

- Kiểm tra, đánh giá các công tác chủ nhiệm: quản lý HS, tổ chức sinh hoạt lớp, sổ chủ nhiệm, sổ liên lạc, học bạ.

- Kiểm tra, đánh giá các công tác kiêm nhiệm khác như: công tác Đảng, Đoàn, công tác xã hội.

3.2.4.3. Cách thức thực hiện giải pháp

- Đảng bộ, Ban giám hiệu nhà trường cần phải nhận thức một cách sâu sắc và xem đây là nhiệm vụ trọng tâm của công tác quản lý phát triển đội ngũ GV Tiếng Anh của nhà trường.

- Xây dựng kế hoạch kiểm tra, đánh giá một cách khoa học, bài bản nhưng phải thật cụ thể và phù hợp.

- Thành lập Ban kiểm tra nội bộ nhà trường đúng thành phần quy định và đúng quy trình. Phân công, phân nhiệm cho từng tiểu ban cũng như từng thành viên trong Ban kiểm tra nội bộ của nhà trường.

- Tuyên truyền, phổ biến các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, những quy định của Bộ, của Sở Giáo dục và Đào tạo, các văn bản quy định về nhiệm vụ, quyền hạn của người kiểm tra và người được kiểm tra, nhằm nâng cao nhận thức cho đội ngũ GV Tiếng Anh về tầm quan trọng của việc kiểm tra, đánh giá.

- Xây dựng và cụ thể hóa tiêu chuẩn, tiêu chí đánh giá, xếp loại một cách dân chủ, công khai và sau khi được sự thống nhất thì đưa vào Nghị quyết Hội nghị cán bộ, công nhân viên chức đầu năm. Bộ tiêu chuẩn đánh giá phải đảm bảo tính khoa học, tính sư phạm, tính khả thi và tính thực tiễn; thường xuyên được cập nhật, điều chỉnh, bổ sung để đảm bảo phù hợp.

- Chỉ đạo, tổ chức tốt các hoạt động kiểm tra đánh giá theo đúng kế hoạch thông qua nhiều hình thức khác nhau: Kiểm tra toàn diện đội ngũ GV Tiếng Anh (đảm bảo ít nhất 1/3 số GV Tiếng Anh được kiểm tra toàn diện trong năm học), kiểm tra chuyên đề (số GV còn lại), kiểm tra hàng tuần, hàng tháng, học kỳ, cuối năm và kiểm tra đột xuất. Kiểm tra thông qua nhiều kênh thông tin: kiểm tra trực tiếp, kiểm tra gián tiếp từ nhận xét của học sinh, đồng nghiệp, tổ, nhóm chuyên môn.

- Kết quả kiểm tra, đánh giá cần phải đảm bảo công bằng, chính xác, minh bạch. Người kiểm tra phải công khai kết quả kiểm tra đồng thời nhận xét, góp ý trực tiếp với người được kiểm tra để họ cùng nhau rút ra những bài học kinh nghiệm nhằm phát huy những điểm mạnh và khắc phục những hạn chế của mình.

- Sau kiểm tra, đánh giá cần khen thưởng những người có thành tích xuất sắc nhằm ghi nhận, động viên, khuyến khích đội ngũ GV Tiếng Anh phát triển khả năng, năng lực sở trường của mình cho sự nghiệp của nhà trường.

3.2.4.4. Điều kiện thực hiện giải pháp

- Phải có sự nhất quán trong tất cả các khâu của quá trình kiểm tra, đánh giá từ khâu lập kế hoạch kiểm tra, đến việc tổ chức, chỉ đạo thực hiện kế hoạch kiểm tra; từ Đảng ủy, Ban giám hiệu đến các tổ chức đoàn thể trong nhà trường, từ người kiểm tra đến người được kiểm tra.

- Đội ngũ những người làm công tác, đánh giá phải có đủ năng lực chuyên môn, nghiệp vụ và có uy tín cao; tránh tình trạng nể nang, ngại đụng chạm dẫn đến “dĩ hòa vi quý”.

- Việc kiểm tra, đánh giá phải đảm bảo tính khách quan, công bằng, dân chủ, công khai, minh bạch; phải tuân thủ các tiêu chuẩn đã được xây dựng; kết quả kiểm tra đánh giá được sử dụng trong việc đánh giá, xếp loại và là tiêu chí quan trọng trong việc bình xét thi đua.

- Nguồn kinh phí phải được cân đối để đáp ứng cho việc kiểm tra, đánh giá, thi đua, khen thưởng.

- Đội ngũ GV Tiếng Anh phải nhận thức một cách đầy đủ về tầm quan trọng của việc kiểm tra, đánh giá, cũng như tự kiểm tra, tự đánh giá; sự đồng thuận ủng hộ nhiệt tình trong quá trình kiểm tra, đánh giá.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp phát triển đội ngũ giáo viên tiếng anh các trường trung học phổ thông huyện cẩm xuyên , tỉnh hà tĩnh (Trang 77)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(109 trang)
w