Bài học kinh nghiệm:

Một phần của tài liệu Một số giải pháp phát triển đội ngũ giáo viên tiếng anh các trường trung học phổ thông huyện cẩm xuyên , tỉnh hà tĩnh (Trang 63)

Từ thực tiễn công tác quản lý phát triển đội ngũ GV Tiếng Anh các trường THPT huyện Cẩm Xuyên, tỉnh Hà Tĩnh chúng tôi rút ra một số bài học kinh nghiệm sau:

- Để công tác phát triển đội ngũ GV Tiếng Anh các trường THPT các huyện Cẩm Xuyên đạt kết quả như mong muốn thì các chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước về giáo dục đào tạo phải được quán triệt sâu sắc trong nhận thức cũng như hành động đối với từng CB, GV, NV để họ nhận thức được vai trò, trách nhiệm của bản thân đối với công việc của mình và các chủ trương, đường lối, chính sách đó phải được cụ thể hóa, thể chế hóa thành những mục tiêu cụ thể đối với từng trường, từng CB, GV, NV; từng thời điểm, từng giai đoạn cụ thể.

- Trong điều kiện đội ngũ dư thừa về số lượng, không đồng bộ về cơ cấu và chất lượng còn hạn chế do đó các nhà trường luôn phải chủ động tìm ra các giải pháp để phân công, bố trí, sử dụng hợp lý đội ngũ GV Tiếng Anh hiện có và phải có kế hoạch bồi dưỡng nâng cao trình độ năng lực chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm cho chính đội ngũ GV Tiếng Anh hiện có của trường mình một cách có hiệu quả và thiết thực.

- Việc phát triển đội ngũ GV Tiếng Anh phải xuất phát từ chính nhu cầu của họ. Họ chính là người tham gia xây dựng kế hoạch, nội dung bồi

dưỡng và chính họ thực hiện tự kiểm tra kết quả. Các hoạt động bồi dưỡng phải sát thực tiễn công tác dạy của họ ở trường, phù hợp với nhu cầu của chính đội ngũ GV Tiếng Anh và được họ đồng tình hưởng ứng, cũng như tham gia một cách nhiệt tình mới mang lại hiệu quả cao.

- Thường xuyên quan tâm chăm lo đời sống vật chất và tinh thần cho đội ngũ CB, GV nói chung và đội ngũ GV Tiếng Anh nói riêng; xây dựng và coi trọng vấn đề đoàn kết nội bộ, quá trình lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện nhiệm vụ của nhà trường phải chặt chẽ, đồng bộ; coi trọng công tác dự báo sát đúng thực tiễn trên cơ sở tư duy sáng tạo, có tầm nhìn chiến lược và khoa học.

- Tranh thủ mọi nguồn lực đầu tư cho việc xây dựng cơ sở vật chất, trang thiết bị thí nghiệm, đồ dùng dạy học.

- Sự quan tâm, chỉ đạo kịp thời của các cấp chính quyền địa phương, cũng như sự ủng hộ, đồng thuận của các tổ chức chính trị xã hội, các tổ chức đoàn thể, của phụ huynh và học sinh trên địa bàn.

Tiểu kết chương 2

Nhìn chung đội ngũ GV Tiếng Anh ở các trường THPT huyện Cẩm Xuyên cơ bản đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ của Ngành và từng bước góp phần nâng cao chất lượng giáo dục của địa phương. Luận văn đã đi sâu nghiên cứu, khảo sát, đánh giá và phân tích thực trạng của chính đội ngũ GV Tiếng Anh các trường THPT huyện Cẩm Xuyên, tỉnh Hà Tĩnh, từ đó thấy được bên cạnh những ưu điểm nổi bật của đội ngũ GV Tiếng Anh là luôn tâm huyết với nghề; luôn nhận được sự quan tâm của các cấp, các ban ngành và toàn xã hội ... thì không ít những hạn chế, bất cập về cơ cấu, giới tính, độ tuổi, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, cơ chế chính sách, công tác tuyển chọn, phân công sử dụng, bồi dưỡng nâng cao trình độ cho đội ngũ GV Tiếng Anh; công

tác kiểm tra đánh giá mặc dù đã được tổ chức, thực hiện thường xuyên nhưng nhìn chung chưa hợp lý và còn bộc lộ nhiều yếu kém, hiệu quả chưa cao, các hoạt động chưa có tính tự chủ cao.

Với cơ sở lý luận đã được đề cập ở chương 1, cùng những điểm mạnh, điểm yếu và nguyên nhân dẫn đến những hạn chế được nghiên cứu ở chương 2 sẽ là cơ sở để đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ GV Tiếng Anh các trường THPT huyện Cẩm Xuyên, tỉnh Hà Tĩnh. Từ đó nâng cao chất lượng dạy và học Tiếng Anh ở các trường THPT huyện Cẩm Xuyên.

CHƯƠNG 3

Một phần của tài liệu Một số giải pháp phát triển đội ngũ giáo viên tiếng anh các trường trung học phổ thông huyện cẩm xuyên , tỉnh hà tĩnh (Trang 63)