Hoạt động đánh giá đội ngũ giáo viên Tiếng Anh các trường trung học phổ thông huyện Cẩm Xuyên, tỉnh Hà Tĩnh

Một phần của tài liệu Một số giải pháp phát triển đội ngũ giáo viên tiếng anh các trường trung học phổ thông huyện cẩm xuyên , tỉnh hà tĩnh (Trang 56)

trung học phổ thông huyện Cẩm Xuyên, tỉnh Hà Tĩnh

Trong những năm gần đây công tác kiểm tra, đánh giá đội ngũ GV nói chung và đội ngũ GV Tiếng Anh THPT nói riêng được Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Tĩnh và các trường THPT đặc biệt quan tâm. Cụ thể:

Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra hoạt động dạy và học dưới nhiều hình thức như: Thanh tra, kiểm tra toàn diện GV, thanh tra, kiểm tra đột xuất, thanh kiểm tra cuối học kỳ, cuối năm; dự giờ thăm lớp; hội giảng tập trung, thi kiến thức, kỹ năng, thi nghiệp vụ sư phạm, thi chọn GV giỏi cấp trường, cấp tỉnh...Đặc biệt trong những năm học gần đây Hà Tĩnh đang tiến hành việc thi khảo sát CBQL và GV ở tất cả các cấp từ tiểu học đến THPT đảm bảo trong vòng 5 năm 2 lần và lần thực hiện đầu tiên là tiến hành thi

khảo sát kiến thức đối với GV Tiếng Anh bậc phổ thông. Năm 2013 trong khuôn khổ lộ trình thực hiện Đề án Ngoại ngữ 2020, Sở Giáo dục và Đào tạo tổ chức thi khảo sát năng lực ngôn ngữ cho GV Tiếng Anh tất cả các cấp.

Tuy nhiên, cũng như trong việc bồi dưỡng, hoạt động đánh giá đội ngũ GV nói chung và đội ngũ GV Tiếng Anh nói riêng ở Hà Tĩnh cũng còn bộc lộ nhiều hạnh chế: Chưa có tính đồng bộ, thường xuyên, liên tục mà chỉ mang tính cục bộ, tiện đâu làm đấy. Chủ yếu phụ thuộc vào Sở, từ trên sở xuống. Các trường THPT chưa có sự chủ động, bản thân GV chưa tự đánh giá. Đặc biệt đối với đội ngũ GV Tiếng Anh, việc đánh giá ở trường chủ yếu chỉ là tự đánh giá lẫn nhau vì đặc thù bộ môn Tiếng Anh nên CBQL rất khó để đánh giá đúng năng lực của GV. Hơn nữa, việc đánh giá cũng chỉ để đánh giá, sau khi đánh giá, phân loại cũng không thể tổ chức thành các nhóm để bồi dưỡng. Hơn nữa, quyền tự chủ của nhà trường chưa cao nên việc sàng lọc GV chưa mang lại hiệu quả như mong muốn, Hiệu trưởng chưa có quyền tự nhận và sa thải GV nên vẫn có tình trạng một số GV bị đánh giá năng lực không đáp ứng, nhiều năm không hoàn thành nhiệm vụ, nhưng vẫn được tăng lương, vẫn được hưởng đầy đủ các chế độ như những GV khác.

Một trong những tồn tại bất cập trong việc đánh giá, xếp loại GV nói chung và đội ngũ GV Tiếng Anh THPT hiện nay là nhiều văn bản quy định việc đánh giá, xếp loại GV chồng chéo, không thống nhất, dẫn đến tình trạng “loạn chuẩn”. Ở các trường THPT hiện nay đang đánh giá GV theo chuẩn nghề nghiệp, đánh giá năng lực GV theo Chỉ thị 40, đánh giá theo tiêu chuẩn xếp loại công chức, viên chức ... Nhưng trong thực tế khi áp dụng chuẩn GV vào đánh giá thì các tiêu chí chung chung, các tiêu chí hầu hết đều mang tính định tính nên rất khó để áp dụng. Vì vậy, hiện nay các trường THPT ở tỉnh Hà Tĩnh nói chung và ở huyện Cẩm Xuyên nói riêng lại phải xây dựng quy chế

đánh giá riêng, mỗi trường thực hiện theo từng cách khác nhau, không thống nhất.

Một bất cập nữa trong việc đánh giá GV đó là thời gian đánh giá, xếp loại GV. Trong khi theo quy định đánh giá công chức, viên chức thì thường vào thời điểm cuối năm tài chính, nhưng đối với trường học thì lại đánh giá theo năm học nên có sự chồng chéo dẫn đến một đối tượng nhưng lại phải chịu nhiều quy định đánh giá.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp phát triển đội ngũ giáo viên tiếng anh các trường trung học phổ thông huyện cẩm xuyên , tỉnh hà tĩnh (Trang 56)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(109 trang)
w