Bảng 3.1. Tổng hợp ý kiến về mức độ cần thiết của các giải pháp TT Giải pháp Mức độ cần thiết Rất cần thiết Cần thiết Ít cần thiết Không cần thiết Không trả lời SL % SL % SL % SL % SL % 1
Nâng cao nhận thức cho đội ngũ CBQL và đội ngũ GV Tiếng Anh 45 17,6 204 80,0 3 1,2 2 0.8 1 0,4 2 Bố trí, sắp xếp, phân công và sử dụng hợp lý đội ngũ GV Tiếng Anh hiện có
30 11,8 207 81,2 12 4,7 6 2,3 0 0
3
Tổ chức tốt công tác bồi dưỡng nâng cao năng lực chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ giáo viên Tiếng Anh
62 24,3 186 72,9 5 2,0 0 0 2 0,8
4
Tăng cường công tác kiểm tra, đánh giá đội ngũ giáo viên Tiếng Anh
17 6,7 198 77,6 30 11,
8 8 3,1 2 0,8
5
Tạo môi trường, động lực cho đội ngũ giáo viên Tiếng Anh phát triển
57 22,3 196 76,9 2 0,8 0 0 0 0
Từ số liệu thăm dò được tổng hợp ở bảng 3.1, chúng tôi rút ra một số kết luận:
- Mặc dù số người đánh giá mức độ rất cần thiết của 5 giải pháp mà tác giả đề xuất có tỷ lệ không cao, chỉ từ 6,7% đến 24,3%, nhưng mức độ cần
thiết lại chiếm tỷ lệ cao từ 72,9% đến 81,2%. Tổng hợp cả hai mức độ cho rằng 5 giải pháp là cần thiết và rất cần thiết là từ 83,5% đến 99,2%. Như vậy, chúng ta có thể thấy rằng số người và tỷ lệ người đồng thuận cho rằng các giải pháp là cần thiết. Đó chính là cơ sở khoa học và cơ sở thực tiễn để thực hiện đề tài.
- Các giải pháp 1, 2, 3, 5 có sự đồng thuận cao, chiếm tỷ lệ trên 92%. Thực tế, thì đây cũng chính là những giải pháp nằm trong tầm quản lý của nhà trường, đối tượng thực thi chính là đội ngũ CBQL, đội ngũ GV Tiếng Anh của các trường và kinh phí để thực hiện không đòi hỏi nhiều.
- Giải pháp 4 có tỷ lệ trên 10% ý kiến cho rằng ít cần thiết và không cần thiết. Chúng tôi đã trực tiếp trao đổi với một số người trong số đối tượng được thăm dò thì nhận được sự chia sẻ rằng: Kiểm tra, đánh giá đội ngũ GV Tiếng Anh lâu nay vẫn còn mang tính hình thức, chưa thực sự thiết thực, chưa phù hợp, chủ yếu là do Sở đánh giá, còn với các nhà trường còn nặng về hình thức nên hiệu quả chưa cao.
- Sự đồng thuận về tính cần thiết của 5 giải pháp có tỷ lệ khác nhau còn do vị trí các đối tượng khác nhau, trình độ cũng không đồng đều. Do vậy, phương án lựa chọn và cách lý giải cũng khác nhau theo ý chủ quan của mình. Về kết quả thăm dò tính khả thi của các giải pháp, kết quả thu được, được phản ánh trong bảng 3.2 sau đây:
Bảng 3.2. Tổng hợp ý kiến về tính khả thi của các giải pháp
TT Giải pháp
Tính khả thi Rất khả
thi Khả thi Ít khả thi
Không khả thi Không trả lời SL % SL % SL % SL % SL % 1
Nâng cao nhận thức cho đội ngũ CBQL và đội ngũ GV Tiếng Anh 30 11,8 214 83,9 7 2,7 4 1,6 0 0 2 Bố trí, sắp xếp, phân công và sử dụng hợp lý đội ngũ GV Tiếng Anh hiện có
41 16,0 195 76,5 5 2,0 13 5,1 1 0,4
3
Tổ chức tốt công tác bồi dưỡng nâng cao năng lực chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ giáo viên Tiếng Anh
65 25,5 169 66,3 9 3,5 12 4,7 0 0
4
Tăng cường công tác kiểm tra, đánh giá đội ngũ giáo viên Tiếng Anh
40 15,7 163 63,9 27 10,6 23 9,0 2 0,8
5
Tạo môi trường, động lực cho đội ngũ giáo viên Tiếng Anh phát triển
62 24,3 159 62,4 21 8,2 13 5,1 0 0
Từ kết quả thăm dò thu được ở bảng 3.2 ở trên chúng tôi rút ra một số kết luân:
- Số người cho rằng các giải pháp có tính khả thi ở mức rất khả thi có tỷ lệ trung bình 21,0% là hoàn toàn khách quan vì trong thực tiễn không có giải pháp nào là hoàn toàn tối ưu. Tuy nhiên, tỷ lệ số người đánh giá ở mức khả thi của 5 giải pháp mà tác giả đề xuất lại chiếm tỷ lệ cao 73,5% và như vậy cả hai mức độ rất cần thiêt và cần thiết có tỷ lệ trung bình trên 90,0%. Đây cũng là tỷ lệ cao là cơ sở khoa học, cơ sở thực tiễn và là động lực thúc đẩy chúng tôi triển khai thực hiện đề tài.
- Trong số 5 giải pháp đề xuất thì có giải pháp 1 và giải pháp 2 có tỷ lệ đánh giá về mức độ cần thiết và tính khả thi gần trùng nhau. Điều đó cho thấy rằng hai giải pháp này đều nằm trong sự chủ động quản lý của các trường THPT và đối tượng thực thi là đội ngũ CBQL, đội ngũ GV của các trường không phụ thuộc nhiều vào yếu tố khách quan từ bên ngoài.
- Tỷ lệ người cho rằng ít khả thi và không khả thi ở giải pháp 4 có tỷ lệ trên 10% cũng là hoàn toàn phù hợp với thực tiễn vì tính chủ động của các trường để thực hiện các giải pháp này còn chưa cao và phụ thuộc nhiều vào các yếu tố khách quan. Giải pháp 4 kiểm tra, đánh giá hiện nay còn nhiều bất cập, hạn chế, nhiều khi còn mang tính thi đua, hình thức, tính hiệu quả chưa cao.
Kết quả thăm dò về mức độ cần thiết và tính khả thi của các giải pháp trên được thể hiện bằng biểu đồ 3.3 sau đây:
Tiểu kết chương 3
Trên cơ sở lý luận đã được phân tích trong chương 1 và qua khảo sát thực trạng về đội ngũ GV Tiếng Anh các trường THPT huyện Cẩm Xuyên, tỉnh Hà Tĩnh trong chương 2, và trong chương 3 này tác giả đã đề xuất 5 giải pháp phát triển đội ngũ GV Tiếng Anh nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ GV Tiếng Anh. Từ đó nâng cao chất lượng dạy và học Tiếng Anh nói riêng chất lượng giáo dục của huyện nhà nói chung.
Qua kết quả thăm dò, chúng ta thấy các giải pháp mà tác giả đề xuất đều được sự đồng thuận cao của đội ngũ CBQL và đội ngũ GV Tiếng Anh, tỷ lệ đánh giá là cần thiết và khả thi của cả 5 giải pháp đều từ 80% trở lên. Điều đó chứng tỏ 5 giải pháp mà chúng tôi đề xuất ở trên đều có cơ sở khoa học và cơ sở thực tiễn trong giai đoạn hiện nay.