viên Tiếng Anh hiện có
3.2.2.1. Mục tiêu của giải pháp
Bố trí, sắp xếp, phân công và sử dụng hợp lý đội ngũ GV Tiếng Anh hiện có là giải pháp quan trọng và thiết thực nhất để giải quyết các bất cập của chính đội ngũ GV Tiếng Anh của từng trường và phát huy được tối đa sức mạnh nội lực của chính đội ngũ GV Tiếng Anh vốn hiện có của nhà trường; khai thác “tài sản trí tuệ” của những GV có kinh nghiệm, có năng lực, có nghiệp vụ và uy tín cao, phân công, khuyến khích họ kèm cặp, truyền đạt kinh nghiệm cho những GV trẻ còn thiếu kinh nghiệm; đồng thời cũng tạo cơ hội cho GV trẻ có cơ hội được thể hiện và phát huy tối đa năng lực sở trường của mình.
Bố trí, sắp xếp, phân công và sử dụng hợp lý đội ngũ GV Tiếng Anh cũng tạo ra được sự công bằng, mặt bằng chung trong trường, trong tổ chuyên
môn từ đó tạo được tập thể sư phạm đoàn kết, đồng thuận của mọi người và cũng chính vì vậy mọi người luôn cố gắng nỗ lực hết mình để hoàn thành nhiệm vụ được giao.
3.2.2.2. Nội dung của giải pháp
- Căn cứ vào tình hình, nhiệm vụ và kế hoạch năm học, trên cơ sở số lớp, số GV Tiếng Anh hiện có của nhà trường; căn cứ vào năng lực, điều kiện, hoàn cảnh của từng GV, bố trí đúng người, đúng việc, đúng năng lực sở trường, đảm bảo tính liên tục, tính kế thừa ... với hiệu quả cao nhất.
- Trong việc bố trí và sử dụng đội ngũ GV cần đảm bảo tính dân chủ, tránh làm một cách tùy tiện, áp đặt; đồng thời cần có sư lưu ý tới tâm tư, nguyện vọng và điều kiện hoàn cảnh của mỗi cá nhân. Có như vậy mới phát huy tối đa được năng lực sở trường của họ, đồng thời mới động viên, cổ vũ, khuyến khích được họ tích cực phấn đấu nỗ lực hết mình cho công việc được giao.
- Ngoài việc phân công giảng dạy chính, thì ở trường THPT còn có các công tác kiêm nhiệm khác như: Chủ nhiệm lớp, bồi dưỡng HS giỏi, phụ đạo HS yếu kém, hoạt động đoàn thể, ngoại khóa ... Vì vậy, đòi hỏi người quản lý cần phải sâu sát, nắm rõ điều kiện hoàn cảnh, năng lực sở trường của từng GV để có cái nhìn tổng thể và bố trí, sắp xếp, phân công, sử dụng một cách hợp lý nhất.
- Riêng đối với đội ngũ GV Tiếng Anh ngoài các yêu cầu như đã nêu ở trên cần phải có sự kết hợp, phát huy tối đa những mặt mạnh của từng GV trong các kỹ năng khác nhau mà điều này rõ ràng không dễ đối với người quản lý vì thường là trái chuyên môn. Vì thế cần phát huy tối đa vai trò của tổ trưởng, nhóm trưởng bộ môn.
3.2.2.3. Cách thức thực hiện giải pháp
- Trên cơ sở kế hoạch năm học, mục tiêu, nhiệm vụ và số lượng lớp, số lượng HS, nội dung công việc của nhà trường, Hiệu trưởng chỉ đạo Tổ Ngoại Ngữ lập kế hoạch hoạt động của tổ trong đó có kế hoạch dự kiến phân công giảng dạy các khối, lớp cụ thể, phân công người bồi dưỡng HS giỏi, nhóm trưởng ... trên nguyên tắc đã được thống nhất chung trong toàn trường, có lưu ý đến từng hoàn cảnh cá nhân.
- Căn cứ vào mục tiêu, kế hoạch của nhà trường cùng với kế hoạch dự kiến của Tổ Ngoại Ngữ, lãnh đạo nhà trường nghiên cứu, điều chỉnh, bổ sung nếu thấy cần thiết để đảm bảo sự cân đối, phù hợp với mục tiêu đã đề ra; thực hiện đúng định mức lao động.
- Trao đổi trực tiếp, làm tốt công tác tư tưởng với những GV sau khi có điều chỉnh với dự kiến phân công của tổ để họ hiểu và đồng ý với quyết định điều chỉnh một cách “tâm phục, khẩu phục”.
- Ra quyết định chính thức và thông báo công khai với các GV trong tổ chuyên môn, cũng như trong toàn trường.
3.2.2.4. Điều kiện thực hiện giải pháp
- Phải được sự đồng thuận ủng hộ của tập thể sư phạm nhà trường, muốn vậy các kế hoạch, mục tiêu, nhiệm vụ; các tiêu chí chung phải được bàn bạc một cách dân chủ, công khai, minh bạch.
- Phải có sự nhận định, đánh giá đúng năng lực, sở trường của từng GV, nắm rõ hoàn cảnh, tâm tư nguyện vọng của chính bản thân họ.
- Phải đảm bảo đầy đủ, công bằng các chế độ chính sách, cũng như có sự động viên khích lệ, cổ vũ đúng người, đúng việc và kịp thời.
- Phải đảm bảo đầy đủ điều kiện làm việc để mọi người phát huy hết khả năng, năng lực sở trường của mình và nỗ lực phấn đấu hoàn thành nhiệm vụ được giao phó.