7. Bố cục của luận văn
3.3.2. Cần có quy hoạch phát triển dài hạn cho ngành Xuất bản
Trong những năm qua, ngành Xuất bản đã đạt được những thành tựu to lớn và quan trọng. Ngành Xuất bản cần tiếp tục khẳng định vị trí, vai trò của mình trong lĩnh vực tư tưởng – văn hóa và trong sự nghiệp CNH, HĐH đất nước; Đóng góp tích cực vào thành tựu chung của sự nghiệp đổi mới, giữ vững định hướng chính trị và ổn định xã hội; Đáp ứng nhu cầu văn hoá đọc của nhân dân.
Quy hoạch phát triển ngành xuất bản, in, phát hành xuất bản đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 đã được công bố vào ngày 19/3/2014. Tuy nhiên, với bối cảnh quốc tế và trong nước có nhiều thay đổi nhanh chóng, hoạt động xuất bản đang và sẽ đặt ra những yêu cầu mới về quy hoạch ngành Xuất bản. Do vậy, các cơ quan, đơn vị liên quan chủ động triển khai và phối hợp triển khai một cách đồng bộ, tập trung và thống nhất từ Trung ương, tới địa phương một số công việc chủ yếu và quan trọng như tổ chức tuyên truyền, giới thiệu về nội dung Quy hoạch đã được phê duyệt bằng các hình thức phù hợp tới để từ đó nâng cao nhận thức cho mọi đối
tượng trong việc quan tâm, chú trọng tạo điệu kiện cho hoạt động xuất bản, in, phát hành phát triển mạnh mẽ hơn. Đồng thời, các cơ quan, đơn vị cần xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện Quy hoạch, trong đó chú trọng việc đưa ra lộ trình, xây dựng một số dự án, đề án cụ thể theo hướng bám sát các mục tiêu, giải pháp được nêu trong Quy hoạch như đề án khôi phục, duy trì hệ thống phát hành XBP tại các địa bàn khó khăn, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo; Đề án quảng bá và đưa XBP của Việt Nam ra nước ngoài; Đề án nâng cao năng lực hoạt động cho các NXB; Kế hoạch từng bước đưa các cơ sở in vào khu công nghiệp và di dời các xưởng in ra khỏi khu dân cư.