7. Bố cục của luận văn
2.2.4. Hoạt động liên kết xuất bản
Luật Xuất bản năm 2004 và Luật Xuất bản năm 2012 cho phép “NXB được liên kết với tổ chức, cá nhân (gọi tắt là đối tác liên kết) để xuất bản đối với XBP”. Liên kết xuất bản là để huy động nguồn vốn, và cả trí tuệ của đối tác liên kết nhằm tháo gỡ những khó khăn về kinh phí hiện nay của các NXB để đầu tư, xuất bản những ấn phẩm văn hóa có chất lượng tốt, lành mạnh, mang tính định hướng tới chân - thiện - mỹ cho người đọc và có ích cho xã hội.
Tuy nhiên, trong thời gian vừa qua tình trạng nhiều NXB buông lỏng quản lý đối với các XBP liên kết, không tuân thủ đúng quy trình biên tập và xuất bản như duyệt bản thảo và bìa, duyệt phát hành, thậm chí “bán giấy phép” một cách vô trách nhiệm, phó thác hoàn toàn sản phẩm liên kết cho đối tác quyết định xảy ra phổ biến. Nguyên nhân do NXB thiếu năng động, thiếu vốn, chịu áp lực cạnh tranh của thị trường và một phần do sự yếu kém, thiếu trách nhiệm của lãnh đạo NXB và biên tập viên. Do đó đã xảy ra tình trạng quá nhiều XBP sai phạm gây tổn hại về uy tín, thương hiệu và kinh tế của các chủ thể liên kết cũng như những tác động tiêu cực, bất lợi với xã hội nói chung và ngành Xuất bản nói riêng.
Thống kê của Cục Xuất bản cho thấy, bình quân, số lượng XBP liên kết, trong đó chủ yếu là sách do NXB liên kết với một đơn vị tư nhân khác thực hiện chiếm khoảng 70% tổng số XBP thực hiện năm 2011 của NXB. Thậm chí, với một số NXB, tỷ lệ này còn chiếm đến trên 90%... Ví dụ, NXB Đà Nẵng mỗi năm xuất bản khoảng 700 đầu sách, trong đó trên 90% là liên kết. Nhìn rộng ra, với 65 NXB trên cả nước, cũng với cơ chế liên kết kiểu này thì với số đầu sách khổng lồ mỗi năm sẽ không thể tránh khỏi sai sót, sai phạm nếu thiếu sự giám sát kiểm tra.
Điều đáng nói là mặc dù được thực hiện trên danh nghĩa liên kết xuất bản song hầu hết các khâu từ tuyển chọn bản thảo, biên tập, in ấn, phát hành đều do các đơn vị tư nhân thực hiện. NXB không đóng góp gì ngoài tấm giấy phép xuất bản. Hơn thế, trách nhiệm hậu kiểm cũng không được NXB thực hiện đến nơi đến chốn. Những cuốn sách sai sót trong thời gian qua đều là sách của các NXB nước ngoài, được các công ty hoặc cá nhân nhập về Việt Nam. Trong quá trình biên dịch, biên
tập chỉnh sửa một cách thiếu thận trọng, thiếu nhạy cảm về chính trị, bên cạnh đó lại do sự buông lỏng về mặt quản lý, thiếu trách nhiệm của NXB mà trước hết là giám