Nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ và đạo đức của đội ngũ

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động xuất bản sách in ở Việt Nam (Trang 84)

7. Bố cục của luận văn

3.3.5. Nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ và đạo đức của đội ngũ

cán bộ QLNN về hoạt động xuất bản

Củng cố, kiện toàn tổ chức và tăng cường đội ngũ cán bộ có đủ phẩm chất, năng lực và số lượng cho các cơ quan tham mưu, chỉ đạo và quản lí hoạt động xuất bản từ Trung ương đến các địa phương rất quan trọng. Đây là lực lượng nòng cốt đối với sự phát triển của ngành Xuất bản. Tuy nhiên, một bộ phận lớn lao động trong lĩnh vực này lại thiếu hiểu biết pháp luật, non kém về trình độ chính trị… là nguyên nhân dẫn đến buông lỏng QLNN và hữu khuynh trong QLNN. Vì vậy, cần thiết phải đào tạo và đào tạo lại về QLNN cho đội ngũ này. Hơn nữa, trong thời kỳ hội nhập sâu rộng về kinh tế quốc tế, bên cạnh việc trang bị kiến thức về chính trị, xã hội, văn hoá, kiến thức chuyên ngành… đội ngũ cán bộ QLNN cần phát triển năng lực tập trung vào hai phương diện gồm:

Một là, trình độ ngoại ngữ, ưu tiên hàng đầu là tiếng Anh. Đồng thời, khuyến

khích cán bộ làm công tác QLNN sử dụng thông thạo một trong số những ngoại ngữ châu Á phổ biến như Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc tuỳ vào mức độ hợp tác quốc tế tuỳ theo vị trí công tác. Nhờ vậy, họ sẽ rất thuận tiện trong giao dịch quốc tế và tự cập nhật thông tin qua các nguồn khác nhau.

Hai là, kiến thức về giao dịch quốc tế. Việc hiểu biết cặn kẽ phương diện này

sẽ giúp ngành Xuất bản chủ động hơn nhiều trong quá trình hội nhập và tránh những thiệt hại có thể xảy ra do thiếu kinh nghiệm giao dịch, đàm phán. Khi hội nhập quốc tế càng sâu thì càng dễ xảy ra va chạm, mâu thuẫn hay những biểu hiện giao dịch bất bình đẳng. Những cán bộ có kiến thức, kỹ năng giao dịch sẽ hỗ trợ các NXB, đơn vị phát hành có cách xử lý linh hoạt và đúng pháp luật quốc tế.

Để tiến hành nâng cao năng lực cho cán bộ QLNN về hoạt động xuất bản, cần mở rộng hình thức đào tạo như: đào tạo tín chỉ, văn bằng hai, bồi dưỡng kiến

thức theo chuyên đề… Ngoài ra, các cơ sở đào tạo trong nước có thể liên kết với các cơ sở đào tạo nước ngoài để tiếp cận với kiến thức và chương trình đào tạo tiên tiến của thế giới.

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động xuất bản sách in ở Việt Nam (Trang 84)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)