Hoạt động thanh tra, kiểm tra và xử lý các hành vi vi phạm pháp

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động xuất bản sách in ở Việt Nam (Trang 57)

7. Bố cục của luận văn

2.2.5. Hoạt động thanh tra, kiểm tra và xử lý các hành vi vi phạm pháp

quản ra quyết định phải thu hồi xuất bản phẩm đó. Hầu hết các sai phạm trong thời gian qua đều do lỗi liên kết xuất bản. Một số NXB đã thiếu trách nhiệm, phó mặc cho đơn vị liên kết. Đến khi bị phát hiện có sai phạm, các đơn vị này mới “nháo nhào” kiểm tra. Những sai phạm vừa qua của các NXB thuộc trách nhiệm của giám đốc NXB, những người có liên quan trực tiếp hay gián tiếp đến khâu biên tập… XBP cũng phải chịu trách nhiệm tùy theo chức năng, nhiệm vụ của từng thành viên trong khâu biên tập, XBP.

Luật Xuất bản 2012, cũng đã ghi rõ Giám đốc NXB “chịu trách nhiệm trước pháp luật, trước cơ quan chủ quản về XBP và mọi hoạt động của NXB”. Nhiều NXB hiện nay thiếu trách nhiệm trong hậu kiểm. NXB chỉ cấp giấy phép là coi như xong nghĩa vụ. Đã từng có cuốn sách do NXB liên kết với một đơn vị khác thực hiện, phát hành cả tháng trời nhưng khi gọi điện đến hỏi NXB thì NXB vẫn chưa biết sách đã phát hành hay nộp lưu chiểu chưa… [Theo Phan Việt Thu, Hội Luật gia Thành phố Hồ Chí Minh]

2.2.5. Hoạt động thanh tra, kiểm tra và xử lý các hành vi vi phạm pháp luật xuất bản luật xuất bản

XBP có vai trò rất quan trọng đối với sự phát triển của xã hội, vì thế dù coi XBP là một loại hàng hóa thì vẫn phải coi đó là loại hàng hóa đặc biệt, luôn chịu sự chi phối, quy định của Luật Xuất bản. Trong QLNN về hoạt động xuất bản, việc thực hiện công tác thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý các hành vi vi phạm pháp luật xuất bản chính là nhằm phòng, chống và xử lý các hành vi vi phạm những nội dung quy định trong Điều 10 của Luật Xuất bản.

Là đơn vị được giao nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành, Cục Xuất bản thường xuyên thành lập đoàn thanh tra chuyên ngành và phối hợp với các cơ quan chức năng của Trung ương và địa phương (PA 83, PC 64 Công an Thành phố, Công an Quận Hoàn Kiếm…) tiến hành thanh tra, kiểm tra các đơn vị xuất bản, in, phát hành

tại nhiều tỉnh thành trong cả nước như Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Cần Thơ, Bình Định… Ngoài ra, Cục cũng tổ chức thanh tra đột xuất các đơn vị này. Nhờ đó, nhiều vụ vi phạm dưới các hình thức khác nhau trong lĩnh vực xuất bản đã được phát hiện.

Về vi phạm nội dung xuất bản, theo số liệu báo cáo tại Hội nghị sơ kết 6 tháng đầu năm 2013 của ngành xuất bản, Cục Xuất bản đã kiểm tra và phát hiện xử lý 56 XBP của 23 NXB. Những vi phạm này tập trung vào 4 loại: sách vi phạm về quy định xuất bản, không thể hiện chủ quyền biển đảo (xử lý 11 đầu sách của 10 NXB); có nội dung phản cảm như việc in cờ Trung Quốc của NXB Đại học Sư phạm Hà Nội, Dân Trí, Mỹ Thuật; sai kiến thức lịch sử, tên nhân vật tập trung nhiều ở mảng sách văn học, sách thiếu nhi… [Ông Chu Văn Hòa, Cục trưởng Cục Xuất bản]. Tình trạng vi phạm của các hoạt động xuất bản không phải vì khó khăn mà làm ẩu, kém chất lượng, làm mất uy tín và danh tiếng của ngành Xuất bản. Đã có rất nhiều sai phạm buộc phải thu hồi và đình bản. Không thể chấp nhận sách nói về chủ quyền biển đảo mà thiếu Hoàng Sa và Trường Sa, hơn nữa lại là NXB trong nước. [Ông Đỗ Quý Doãn, Thứ trưởng Bộ TTTT]

Về hoạt động in lậu, cuối năm 2011, một vụ sách in lậu có quy mô lớn tại Hà

Nội đã bị phát hiện. Gần 10.000 cuốn sách lậu thành phẩm và bán thành phẩm, sách chưa rõ nguồn gốc, trong đó nhiều nhất là ba cuốn “Đắc Nhân Tâm”, “Quẳng gánh lo đi và vui sống” và “7 thói quen của bạn trẻ thành đạt” do Công ty Văn hoá Sáng tạo Trí Việt nắm bản quyền xuất bản độc quyền tại Việt Nam đã bị thu giữ. Một vụ in sách lậu quy mô lớn khác tại cơ sở Trọng Nhân (ở quận Tân Phú) là in lậu 10.000 cuốn “Tiếng Anh 3 – tập một” của in lậu sách của NXB Giáo dục Việt Nam và 3.000 cuốn “Family and Friends 3” của NXB Oxford. Những cuốn sách này thậm chí còn đuợc chào hàng và mua bán trong các trường tiểu học với giá thành thấp, chất lượng in rất kém, nội dung không được kiểm duyệt, vi phạm Luật Bản quyền và Luật Xuất bản Việt Nam.

Hình 2.1. Sách giáo khoa thật và giả

Riêng tại Hà Nội, năm 2012, Cục Xuất bản và Sở TTTT Hà Nội đã tiến hành 3 cuộc thanh tra, xử phạt 2 công ty có hành vi vi phạm pháp luật, mỗi công ty 15 triệu đồng và áp dụng hình phạt bổ sung là tịch thu toàn bộ tang vật vi phạm ước tính khoảng 450 triệu đồng. Ngoài ra, còn tiêu hủy 5.200 kg XBP vi phạm quy định về xuất bản, in, gia công sau in và XBP lưu hành không có hóa đơn chứng minh nguồn gốc xuất xứ. Điều này phần nào cho thấy nạn in lậu, vi phạm bản quyền đang là bất cập lớn của ngành xuất bản Thủ đô.

Khó kiểm soát hoạt động in ấn là nguyên nhân dẫn đến sách lậu hoành hành. Hiện tại, trên cả nước có khoảng 1.500 cơ sở in công nghiệp với quy mô là doanh nghiệp vừa và nhỏ (gấp gần 10 lần thời điểm Luật Xuất bản năm 2004 được áp dụng). Gần đây, công nghệ in cũng được chuyển đổi từ công nghệ in typo lạc hậu sang công nghệ in offset hiện đại, với khoảng 2.000 chiếc được nhập vào Việt Nam. Các thiết bị in kỹ thuật số, máy in đa chức năng (copy, scan, in), máy photocopy thường và siêu tốc, máy photocopy màu được nhập khẩu với số lượng lớn, sử dụng để sản xuất, kinh doanh tương tự như một cơ sở in. Việc in, nhân bản thực hiện bằng nhiều công nghệ hiện đại nhưng việc quản lý các thiết bị này không có chế định, trừ máy photocopy màu.

Tình trạng in trái pháp luật diễn ra hàng ngày, gây bất ổn trong hoạt động sản xuất kinh doanh của ngành Xuất bản Việt Nam và nhiều ngành có liên quan đến sản phẩm in. Đặc biệt, các loại giấy tờ sử dụng vào mục đích QLNN của các cấp, các ngành trên mọi lĩnh vực cũng bị làm giả. Thị trường hoạt động in đang ngày càng khó kiểm soát. In lậu trở thành vấn nạn xã hội đang có nguy cơ “giết chết” ngành xuất bản chân chính, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ.

Có thể thấy rằng việc đồng ý thỏa hiệp để sách in lậu bày bán tùy tiện trên vỉa hè, trước các trường học hay thậm chí là tại một số cửa hàng bán văn phòng phẩm kèm sách giáo khoa cho học sinh, đã vô tình tiếp tay cho các tổ chức đang làm sai những qui định về bản quyền, sở hữu trí tuệ… Đi xa hơn nếu vấn nạn này ngày càng lan rộng, thì sẽ gây ra những mặt tiêu cực, mất đi phần nào nét đẹp văn minh trong một xã hội đang nỗ lực phát triển. Hậu quả trực tiếp đầu tiên đối với học sinh mua sách in lậu là bị thiệt hại do chất lượng của giấy in, mực in và cả nội dung thông tin bên trong của cuốn sách. Họ thường chọn loại giấy xấu hơn, mỏng hơn, kém chất lượng hơn, khổ nhỏ hơn… ảnh hưởng đến thị lực và tiếp thu kiến thức.

Về phát hành XBP, trong thời gian qua nhiều vụ việc cũng đã được xử lý. Điển hình là vụ việc cuốn sách Phát triển toàn diện trí thông minh cho trẻ dành cho các em nhỏ chuẩn bị vào lớp 1 của NXB Dân Trí in cờ của Trung Quốc do Công ty TNHH Văn Hóa Hương Thủy - đơn vị liên kết với NXB Dân Trí – xuất bản và phát hành năm 2013. Sau khi bị phát hiện sai phạm, Công ty đã tiến hành thu hồi sách tại các đầu mối phát hành sách có số lượng lớn như Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh và thông báo dừng bán tại các địa phương khác…

Ngoài ra, qua thanh tra, kiểm tra Cục Xuất bản cũng phát hiện nhiều sách in sai lỗi chính tả. Ví dụ, cuốn vở luyện tập Tiếng Việt 1 được in 2.000 cuốn, dày 30 trang do bà Đặng Thị Lanh là tác giả, được NXB Đà Nẵng cấp giấy phép, và in tại Công ty in Tổng hợp Cầu Giấy (Hà Nội) được phát hiện có nhiều sai sót về lỗi chính tả như “giỗ tổ” thành “dỗ tổ”, “cây nêu” thành “cây lêu”... NXB Đà Nẵng thừa nhận đây là “sai sót nghiêm trọng”, đồng thời cho thu hồi và tiêu huỷ những cuốn sách đã xuất bản chưa phát hành. NXB “chịu trách nhiệm bồi thường cho phụ

huynh và các em học sinh đã lỡ mua sách” đồng thời cũng đã gửi lời xin lỗi tới tác giả, phụ huynh, học sinh và độc giả.

Qua thanh tra, kiểm tra còn cho thấy thị trường XBP phát triển mất cân đối, chỉ tập trung tại địa bàn trung tâm thành phố lớn như Hà Nội, Hồ Chí Minh và Đà Nẵng; mạng lưới phát hành tại một số khu vực nông thôn, miền núi, hải đảo… có nguy cơ bỏ trống. Chẳng hạn, hiện nay tại Lai Châu hầu hết các huyện không có hiệu sách nhân dân để phục vụ nhu cầu về XBP của bà con dân tộc trong tỉnh.

Việc phát hành XBP không rõ nguồn gốc, chứng từ, hoá đơn hợp lệ có chiều hướng gia tăng, tập trung ở Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh đã tạo điều kiện cho tình trạng buôn lậu, xâm phạm bản quyền gia tăng, ảnh hưởng đến quyền lợi của ngành xuất bản và người tiêu dùng. Trong năm 2012, Cục Xuất bản đã phát hiện và xử phạt một số nhà sách bày bán XBP nhập khẩu có nội dung vi phạm Luật Xuất bản như các nhà sách 51 ngõ 2 Tràng Tiền, Hương Thuỷ số 2 Nguyễn Xí, BookWorm 44 Châu Long, Hà Nội.

Về tranh chấp bản quyền trong hoạt xuất bản thì không thể không kể đến

việc tác phẩm văn học Trung Quốc “Hủ nữ Ga ga” của tác giả Mèo Lười Ngủ Ngày (tên thật là Chung Khả - một tác giả quen thuộc với độc giả Việt Nam) có mặt tại thị trường với 2 bản dịch khác nhau, do hai công ty sách phát hành. Vấn đề là, cả hai công ty này đều khẳng định có bản quyền tiếng Việt và đều được Cục Xuất bản cấp phép. Một bản dịch của Công ty XYZ do NXB Hồng Đức cấp phép lưu hành trên thị trường. Còn bản dịch thứ 2 do Công ty Trách nhiệm hữu hạn thuơng mại và dịch vụ (TNHH TM&DV) Đinh Tị phát hành sau vài ngày. Việc phân chia giữa đúng hay sai giữa hai đơn vị xuất bản cuốn sách “Hủ nữ Ga ga” vẫn chưa được giải quyết. Nhưng xét về tính pháp lý thì bên Công ty TNHH TM&DV Đinh Tị chiếm ưu thế, khi có những bằng chứng rõ ràng và cụ thể hơn về quyền sở hữu của mình. Còn phía NXB Hồng Đức “đuối lý” khi cho rằng việc sai là từ phía Công ty Trung Quốc. Khi xảy ra sự việc, hai bên (là Công ty TNHH TM&DV Đinh Tị và NXB Hồng Đức) đã không ngồi lại với nhau để giải quyết hậu quả nhằm giảm thiểu tối đa những thiệt hại cho nhau. Qua sự việc này, các

công ty phát hành sách, NXB của Việt Nam cần phải cẩn trọng hơn khi làm việc với các đối tác nước ngoài về bản quyền. Hơn nữa, Cục Xuất bản, nơi ký "giấy thông hành" cho cả hai đơn vị xuất bản cùng cuốn sách cần rút kinh nghiệm trong việc giải quyết những tranh chấp kiểu này.

Cục Bản quyền tác giả thường xuyên nhận được đơn thư của tác giả, luật sư đại diện, công ty/nhà sách trình bày việc những cuốn sách mà họ là tác giả hoặc đã mua bản quyền bị in lậu và bầy bán tại nhiều nơi. Cục cũng đã tham gia giả quyết nhiều vụ việc theo thẩm quyền và chức năng. Ví dụ, vụ một NXB nước ngoài thông qua văn phòng luật sự tại Việt Nam khiếu kiện về việc cuốn “Interaction” và “Mosaics” Sliver Edition bị chỉnh sửa và xuất bản tại Việt Nam mà không được phép của chủ sở hữu bản quyền. Việc tranh chấp bản quyền giữa cuốn “Phương pháp đọc sách” và cuốn “Đọc sách như một nghệ thuật”; và việc phát hành bộ sách “Truyện cổ tích Việt Nam” mà không xin phép và thực hiện nghĩa vụ với chủ sở hữu.

2.2.6. Hợp tác quốc tế trong hoạt động xuất bản

Trong điều kiện Việt Nam hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng, hoạt động hợp tác quốc tế trong lĩnh vực xuất bản cũng được mở rộng và tăng cường.

Quan hệ hợp tác xuất bản giữa Việt Nam với các nước trong khu vực và trên thế giới như Nga, Đức, Trung Quốc, Pháp… ngày càng phát triển mạnh mẽ và đi vào chiều sâu, nhằm tăng cường trao đổi, học hỏi kinh nghiệm về lĩnh vực xuất bản – in ấn và phát hành sách.. Sự kiện tiêu biểu gần đây nhất là Việt Nam - Cuba cùng ký kết “Biên bản ghi nhớ kế hoạch hợp tác” giữa hai bên trong lĩnh vực xuất bản vào ngày 26/3/2014 tại Hà Nội. Theo đó, hàng năm, Cục Xuất bản - Bộ TTTT Việt Nam sẽ trao tặng bản quyền miễn phí năm đầu sách có giá trị cao cho Viện Sách Cuba - Bộ Văn hóa nước Cộng hòa Cuba và ngược lại. Cùng với đó, hai bên sẽ phối hợp giới thiệu sách, tổ chức hội thảo về các vấn đề cùng quan tâm. Theo nội dung thỏa thuận, hai bên sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho các đơn vị xuất bản, phát hành thiết lập mối quan hệ trực tiếp, hỗ trợ kỹ thuật và trao đổi chuyên môn. Bên cạnh đó, mỗi bên có trách nhiệm hỗ trợ cho việc quảng bá, phát hành XBP của phía đối tác trên lãnh thổ của mình. Thông qua việc đọc sách và các ấn phẩm văn hóa,

nhân dân Việt Nam và Cuba đã có những hiểu biết ngày càng sâu sắc hơn về đất nước, con người và lịch sử hào hùng của hai dân tộc. [Theo bà Zuleica Romay Guerra, Viện trưởng Viện sách Cuba].

Đồng thời, Việt Nam cũng tích cực tham gia các tổ chức quốc tế như Hiệp hội Xuất bản Châu Á - Thái Bình Dương (APPA) và Hiệp hội Xuất bản Đông Nam Á (ABPA) nhằm học hỏi và trao đổi kinh nghiệm trong ngành. Đặc biệt, với việc gia nhập Tổ chức Mã số sách quốc tế (ISBN) vào tháng 5/2007, sách Việt Nam đã được nạp tên của mình vào mạng kinh doanh sách quốc tế, đồng nghĩa với sách Việt Nam đạt chuẩn quốc tế, tạo điều kiện thuận lợi cho các XBP của các NXB trong nước hội nhập với ngành xuất bản thế giới. ISBN luôn gắn liền với sách và in trên sách. Qua ISBN, chúng ta có thể biết đầy đủ thông tin về một cuốn sách: tên XBP, tác giả, năm xuất bản, NXB, thể loại, tóm tắt nội dung, bản quyền… ISBN rất cần thiết để tạo thư mục XBP trong thư viện, là cơ sở nhập số liệu bán hàng và quản lý bản quyền của XBP, như vậy gắn với ISBN sẽ có thể dễ dàng giúp cho các nhà nhập khẩu sách quốc tế quyết định nhanh chóng hơn khi đặt mua sách của Việt Nam và là cơ hội tốt đưa sách Việt Nam đến tay bạn đọc trên toàn thế giới, góp phần nâng cao giá trị khoa học và giá trị sử dụng của tác phẩm.

Trong những năm qua, Hội Xuất bản Việt Nam liên tục cử các đoàn đại biểu tham dự các cuộc họp thường niên của Hiệp hội được tổ chức ở các nước thành viên, đồng thời tham gia tích cực những hoạt động chung như: Hội chợ sách, Diễn đàn thảo luận theo từng chủ đề cụ thể liên quan đến xuất bản, hay các hoạt động văn hoá khác. Hội Xuất bản Việt Nam cũng đã đăng cai làm nước chủ nhà tổ chức thành công Kỳ họp thường niên của APPA tại Thành phố Hồ Chí Minh (2008). Năm 2009, nhân chuyến thăm và làm việc của Quỹ Công nghiệp Sách Bamwoo, Hàn Quốc, Hội đã phối hợp tổ chức thành công hội thảo về Công nghiệp xuất bản ở cả Việt Nam và Hàn Quốc, bước đầu mở ra quan hệ giao lưu giữa hai nền xuất bản trong tương lai.

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động xuất bản sách in ở Việt Nam (Trang 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)