Thách thức

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động xuất bản sách in ở Việt Nam (Trang 74)

7. Bố cục của luận văn

3.1.2. Thách thức

Thứ nhất, do kinh nghiệm của chúng ta đối với KTTT chưa nhiều nên việc

xây dựng, hoàn thiện cơ chế chính sách, đổi mới công tác chỉ đạo quản lý hoạt động xuất bản tuy đã đạt được những tiến bộ nhất định song vẫn chưa thích ứng kịp với biến đổi của thực tiễn. Đây là những thử thách mà ngành Xuất bản phải đối diện và đòi hỏi Ngành phải tìm kiếm phương hướng phát triển phù hợp hơn.

Thứ hai, bảo vệ bản sắc dân tộc là một thách thức nữa đối với ngành Xuất bản Việt Nam trong thời kỳ hội nhập quốc tế. Hiện nay, phần lớn sách được xuất bản đến từ 3 trung tâm lớn của thế giới gồm: (i) các cường quốc xuất bản lâu đời như Anh, Pháp, Mĩ, Đức, Italia, Nhật Bản với trình độ công nghệ tiên tiến và khả năng tài chính vượt trội; (ii) nhóm các quốc gia đông dân như Trung Quốc, Nga, Ấn Độ, Thây Ban Nha với nền xuất bản nội địa hùng mạnh; (iii) nhóm các quốc gia biết tận dụng lợi thế và địa lí và ngôn ngữ phát triển thành cường quốc xuất bản khu vực như Agentina, Mexico… Toàn cầu hoá và hội nhập quốc tế lại tiếp tục kéo cán cân về phía những cường quốc xuất bản. Ấy vậy nhưng quy mô, năng lực của hoạt động xuất bản trong nước ta lại nhỏ bé, kém hiệu quả. Đội ngũ cán bộ làm công tác xuất bản đặc biệt là đội ngũ biên tập viên, hoạ sĩ còn thiếu và còn yếu. Công tác đào tạo chưa được quan tâm đúng mức. Cơ chế, chính sách và kinh nghiệm trong hợp tác, liên doanh với nước ngoài còn thiếu. Đây thực sự là thách thức khi Việt Nam tham gia công ước Berne về bản quyền, chuẩn bị thực hiện đầy đủ cam kết AFTA và gia nhập WTO.

Thứ ba, truyền bá văn hoá cũng có nghĩa là truyền bá chính trị. Vì thế, các

nước có tiềm lực sức mạnh đều muốn thông qua truyền bá văn hoá – mà sách là một vũ đài chính trị cụ thể - để nâng cao uy tín, vị thế của mình trên vũ đài chính trị thế giới. Thực tế, trong những năm qua, việc xuất sách báo của Việt Nam hoặc bán bản quyền dịch các tác phẩm Việt Nam ra nước ngoài chưa được bao nhiêu trong khi thị

trường trong nước tràn ngập sách dịch hoặc bằng tiếng nước ngoài của các nước khác. Tỷ lệ giữa nhập khẩu và xuất khẩu XBP còn chênh lệch rất lớn (nhập 70% và xuất 30%). Có những NXB ở Việt Nam số lượng sách dịch của nước ngoài chiếm hầu như toàn bộ kế hoạch xuất bản, hoặc chiếm một tỷ lệ áp đảo. Một số tác phẩm dịch của nước ngoài được quảng bá, khuyếch trương rầm rộ như là một “best-seller” của cả thế giới trong khi ở ngay quê hương của chúng, chưa chắc chúng được ca ngợi đến như vậy.

Thứ tư, một vấn đề đang khá nan giải đối với ngành Xuất bản Việt Nam là tệ

nạn xâm hại bản quyền. Thời gian cung ứng hàng của sách in lậu cũng nhanh chóng hơn sách gốc nhập khẩu, bởi được in tại địa phương nên những tổ chức làm sách lậu có thể cung ứng một số lượng lớn sách trong khoảng thời gian ngắn, trong khi các nhà nhập khẩu sách chân chính thì cần ít nhất một tháng mới có thể nhập sách về từ các nước châu Á và hai tháng nếu sách ở Anh, Mỹ, Úc… đây thực sự là một thử thách lớn cho thị trường sách ngoại văn hợp pháp.

Thứ năm, một khía cạnh rất đáng quan tâm là hội nhập quốc tế trong lĩnh vực

xuất bản có tác động rất lớn đến giới trẻ. Đó là đối tượng độc giả đọc sách đông đảo nhất trong xã hội và rất nhạy cảm trong quá trình tiếp xúc cái mới từ văn hoá ngoại lai. Họ là chủ thể luôn thể hiện tính hai mặt nhanh nhất, rõ nét nhất trong quá trình tiếp nhận văn hoá ngoại lai; họ là người chủ thực sự của đất nước trong tương lai. Do vậy, nên giúp giới trẻ tiếp thu được những yếu tố tích cực thì sẽ hạn chế được rất nhiều xu hướng tiêu cực như sa sút về phẩm chất đạo đức, chạy theo giá trị vật chất đơn thuần, sung bái hàng ngoại, lối sống ngoại. Xét ở khía cạnh này, XBP tốt xuất hiện trong quá trình hội nhập quốc tế sẽ là nguồn sức mạnh để bồi dưỡng tinh thần, đạo đức cho giới trẻ, giáo dục họ biết nhận ra và tiếp thu những cái mới, tiến bộ để làm lợi cho bản thân, cho xã hội, và biết phòng tránh những luồng tư tưởng độc hại. Còn ngược lại thì hệ quả xấu là hiển nhiên.

Như vậy, ngành Xuất bản đang đứng trước nhiều cơ hội nhưng cũng phải đối mặt với không ít thách thức. Để hoàn thành chức năng góp phần phát triển một nền văn hoá Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc và đứng ứng những yêu cầu

phát triển của đất nước, ngành Xuất bản sẽ phải tiếp tục đổi mới để có những bước đi thích hợp trong thời kì CNH - HĐH, mở rộng giao lưu, hợp tác quốc tế.

3.2. Định hƣớng, mục tiêu của hoạt động xuất bản sách in đến năm 2020 và tầm nhìn 2030

3.2.1. Định hướng

Thứ nhất, hoạt động xuất bản phải góp phần quan trọng vào sự nghiệp phát

triển nền văn hoá Việt nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc; chăm lo bảo vệ, khẳng định và phát huy các giá trị văn hoá dân tộc, đồng thời mở rộng giao lưu văn hoá, tiếp thu tinh hoa văn hoá nhân loại.

Thứ hai, xây dựng nhân lực xuất bản đủ năng lực đáp ứng yêu cầu của thời

kỳ mới, trong đó tập trung đào tạo, bồi dưỡng, xây dựng đội ngũ hoạt động xuất bản vững vàng về chính trị, tư tưởng, nghiệp vụ và có năng lực đáp ứng tốt yêu cầu của thời kỳ mới. Đồng thời, rà soát, sắp xếp hợp lý mạng lưới xuất bản trong cả nước theo hướng tăng cường hiệu quả hoạt động, đồng thời đổi mới mô hình, cơ cấu tổ chức, cơ sở vật chất – kỹ thuật theo hướng hiện đại.

Thứ ba, xây dựng hoạt động xuất bản để góp phần tích cực trong việc nâng

cao dân trí, phát triển văn hoá, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, hình thành xã hội học tập, góp phần CNH, HĐH đất nước.

Thứ tư, hoạt động xuất bản phải coi trọng việc phục vụ nhiệm vụ chính trị, tư

tưởng, nhu cầu đọc của nhân dân, đồng thời phải thực hiện tốt nhiệm vụ kinh doanh, xây dựng xuất bản thành một ngành kinh tế công nghiệp phát triển toàn diện, vững chắc. Cần xây dựng chính sách và cơ chế phù hợp để xuất bản hoạt động có hiệu quả trong cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.

Thứ năm, thúc đẩy hợp tác quốc tế trong hoạt động xuất bản: Tham gia triển

lãm, hội chợ; Tổ chức tiêu thụ, khai thác và mở rộng thị trường quốc tế; Tổ chức sáng tác, dịch, xuất bản giới thiệu văn hóa lịch sử Việt Nam; Trao đổi bản quyền.

3.2.2. Mục tiêu

Trong thời gian tới, ngành Xuất bản cần thực hiện tốt chức năng là một “binh chủng” có vị trí đặc biệt quan trọng trong công tác tư tưởng – văn hoá. Trong đó, ngành cần phấn đấu đạt được một số mục tiêu tổng quát như sau:

Một là, phấn đấu đến năm 2020, ngành Xuất bản phải đáp ứng được nhu cầu hưởng thụ XBP ngày càng cao của mọi tầng lớp nhân dân; Phổ biến được nhiều tác phẩm có giá trị cao của Việt Nam với thế giới; Xây dựng một nền xuất bản độc lập, tự chủ, tiến tiến và hiệu quả.

Hai là, xây dựng lĩnh vực in Việt Nam trở thành một ngành công nghiệp hiện

đại, đáp ứng nhu cầu về in trong nước với chất lượng kỹ thuật cao và in gia công xuất khẩu.

Ba là, hoàn thành xây dựng mạng lưới phát hành sách từ trung tâm các tỉnh,

thành phố đến các huyện trong cả nước; Có cơ chế chính sách phù hợp khuyến khích doanh nghiệp đưa sách về các xã, đặc biệt là các xã vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới, hải đảo góp phần khắc phục sự chênh lệch về hưởng thụ văn hoá của nhân dân; Huy động mọi nguồn lực, thành phần kinh tế tham gia thị trường XBP, tạo ra thị trường sách lành mạnh, ổn định.

Bốn là, xây dựng đội ngũ những người làm công tác xuất bản, in, phát hành

có chuyên môn giỏi, bản lĩnh chính trị vững vàng và đạo đức nghề nghiệp đáp ứng yêu cầu của giai đoạn mới, nâng cao tính chuyên nghiệp và hội nhập quốc tế của hoạt động xuất bản.

Năm là, đến năm 2020, đạt bình quân 5 bản sách/người/năm, ngành Xuất bản

Việt Nam đạt trình độ của các nước phát triển ở châu Á. Các mục tiêu trên được cụ thể hoá như sau:

Thứ nhất, xây dựng đội ngũ những người làm công tác xuất bản, in và phát

hành vững vàng về chính trị, thông thạo chuyên môn, nghiệp vụ, đáp ứng yêu cầu trong thời kỳ đẩy nhanh CNH, HĐH đất nước.

Thứ hai, xây dựng thị trường sách phong phú, đa dạng, hoàn chỉnh và đồng

bộ bao gồm tất cả các vùng, miền trong cả nước. Thúc đẩy hoạt động xuất bản tại vùng dân tộc thiểu số.

Thứ ba, phát triển xuất bản phẩm đi ện tử, là một trong những mục tiêu giúp

ngành Xuất bản tiến kịp trình độ tiên tiến của các quốc gia phát triển.

Thứ tư, xây dựng hệ thống xuất bản đáp ứng nhu cầu hưởng thụ văn hóa

nông thôn và giữa các vù ng miền , nhằm tạo nên một hệ thống xuất bản hợp lý và đạt hiệu quả;

Thứ năm, thúc đẩy hợp tác quốc tế trong hoạt động xuất bản: Tham gia triển

lãm, hội chợ; Tổ chức tiêu thụ, khai thác và mở rộng thị trường quốc tế; Tổ chức sáng tác, dịch, xuất bản giới thiệu văn hóa lịch sử Việt Nam; Trao đổi bản quyền.

3.3. Một số giải pháp chủ yếu tăng cƣờng QLNN về hoạt động xuất bản sách in trong thời gian tới

Xuất phát từ thực trạng QLNN về hoạt động xuất bản còn nhiểu lỗ hổng như: sai phạm về nội dung xuất bản, không nộp sách lưu chiểu theo quy định, tình trạng sách lậu tràn lan và ngày càng có xu hướng gia tăng, công tác quản lý NXB của các cơ quan chủ quản chưa sát sao, tình trạng liên kết trong xuất bản bị thả lỏng, nhiều NXB “sống” bằng việc cấp giấy phép thay vì hoạt động chuyên môn…, việc tăng cường QLNN về hoạt động xuất bản sách in cần tập trung vào một số giải pháp cụ thể sau:

3.3.1. Hoàn thiện hệ thống pháp luật và các văn bản dưới luật tạo hành lang thông thoáng cho hoạt động xuất bản phát triển lang thông thoáng cho hoạt động xuất bản phát triển

Những thành tựu và hạn chế trong hoạt động xuất bản sách in phụ thuộc rất lớn vào hệ thống pháp luật, chính sách của Nhà nước. Hệ thống pháp luật đồng bộ, chính sách phát triển đúng không chỉ tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động xuất bản sách phát triển mà còn huy động tốt nguồn lực xã hội vào hoạt động này. Vì vậy, cần:

Thứ nhất, thường xuyên rà soát và hệ thống hoá pháp luật xuất bản nhằm

sửa đổi, bổ sung, thay thế hoặc loại bỏ các quy định, các văn bản quy phạm pháp luật không còn phù hợp, trái pháp luật, có chồng chéo, mâu thuẫn để xây dựng một hệ thống văn bản quy phạm pháp luật hoàn thiện, thống nhất, bảo đảm phục vụ hiệu quả cho hoạt động QLNN đối với lĩnh vực xuất bản. Việc này sẽ giúp cho cơ quan thi hành pháp luật có điều kiện nhanh chóng nắm bắt những quy định của Luật Xuất bản và các luật hiện hành có liên quan tới lĩnh vực xuất bản. Hơn nữa, việc rà soát và hệ thống hoá thường xuyên sẽ góp phần đáp ứng các yêu cầu, cam

kết mà Việt Nam tham gia trong hội nhập kinh tế quốc tế như xây dựng, hoàn thiện và minh bạch hệ thống pháp luật, tạo sự hài hòa, tương thích giữa pháp luật quốc gia với hệ thống thể chế quốc tế mà Việt Nam thừa nhận liên quan tới lĩnh vực xuất bản.

Việc rà soát và hệ thống hoá pháp luật xuất bản cần được tiến hành tại cơ quan QLNN về xuất bản và các cơ quan Nhà nước liên quan từ Trung ương tới địa phương.

Thứ hai, xây dựng và hoàn thiện chế độ, chính sách, quy chế, mô hình hoạt

động cho các doanh nghiệp kinh doanh đặc thù; Sửa đổi cơ bản các chính sách về thuế, đặt hàng, trợ giá, trợ cước, lương, phụ cấp… đối với hoạt động xuất bản.

Hiện nay, XBP của NXB thực hiện Luật thuế, bao gồm: Thuế thu nhập doanh nghiệp 10 %; Thuế giá trị gia tăng 5% với sách và 10% đối với văn hoá phẩm, trừ các loại XBP thuộc diện đối tượng không chịu thuế. Nếu là doanh nghiệp và sự nghiệp, NXB phải tự đảm bảo 100% kinh phí hoạt động, tiền thu sử dụng đất, tiền thuê nhà áp dụng theo Luật nhà ở, Luật đất đai... Chỉ một số rất ít NXB là đơn vị sự nghiệp nên phải đảm bảo một phần kinh phí hoặc được Nhà nước đảm bảo 100% kinh phí nên không phải trả tiền sử dụng đất và tiền thuê nhà song bị trừ vào khấu hao tài sản hàng năm. Vì hoạt động xuất bản mang tính tư tưởng - văn hoá song vẫn phải đảm bảo phục vụ nhiệm vụ chính trị và đảm bảo kinh doanh có hiệu quả, nên việc áp dụng các mức thuế như một đơn vị kinh doanh thuần tuý sẽ là khó khăn cho các NXB trong việc thực hiện nhiệm vụ chính trị được giao. Vì vậy, nên có một số ưu đãi về chính sách cho các NXB như: được để lại thuế thu nhập doanh nghiệp phục vụ cho tái đầu tư phát triển; áp dụng thuế suất 0% cho một số loại sách theo quy định riêng; giảm thuế đất, tiền thuê nhà làm cửa hàng bán sách theo mức thu ở các đơn vị hành chính.

Thứ ba, xây dựng chính sách ưu tiên đặc biệt cho việc xuất bản, phát hành,

vận chuyển sách, XBP lên miền núi, vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc, hoạt động thông tin đối ngoại và cho một số loại sách cần truyền bá đặc biệt rộng rãi trong quần chúng.

Sách báo chính trị, văn hoá, nghệ thuật truyền thống dân tộc, sách báo khoa học kỹ thuật, sách phục vụ đồng bào dân tộc thiểu số, sách đối ngoại của Đảng và

Nhà nước là những loại sách, ấn phẩm quan trọng song lại ít có khả năng cạnh tranh trong cơ chế thị trường. Vì vậy, dù không bao cấp hoàn toàn cho hoạt động xuất bản song Nhà nước cần ban hành chính sách ưu tiên đặc biệt như đặt hàng, trợ giá, chiết khấu, cước vận chuyển, nhuận bút… để các loại sách, XBP đó đến được với đa số bạn đọc nhất là bạn đọc ở vùng sâu, vùng xa.

Thứ tư, xây dựng và ban hành quy chế quản lí và định hướng hoạt động cho

lực lượng phát hành sách tư nhân.

Đến nay, phát hành XBP tư nhân gồm trên 70 công ty trách nhiệm hữu hạn và khoảng trên 13.000 cửa hàng sách, đại lý sách, nhà sách tư nhân… Số lượng đơn vị tư nhân làm phát hành XBP tăng nhanh về số lượng và chất lượng. Họ trở thành một bộ phận cấu thành quan trọng của thị trường sách tạo ra việc làm cho nhiều người lao động. Nhiều doanh nghiệp tư nhân hoạt động hiệu quả, liên kết với NXB để thực hiện nhiều đầu sách có giá trị. Nhiều doanh nghiệp tư nhân phát triển thành thương hiệu mạnh, mua được bản quyền nhiều đầu sách nước ngoài có giá trị để xuất bản trong nước. Do tính chất của hoạt động phát hành vốn là một hoạt động mang tính thương mại rõ nét và người làm phát hành thường có tư duy của cơ chế thị trường sớm hơn nên họ chủ động trong kinh doanh và tạo ra nhiều lợi nhuận. Trong những năm tiếp theo, số lượng đơn vị tư nhân tham gia phát hành XBP chắc chắn sẽ tiếp tục tăng. Vì vậy, cần có quy chế quản lý và định hướng phát triển của

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động xuất bản sách in ở Việt Nam (Trang 74)