Quá trình phát triển

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động xuất bản sách in ở Việt Nam (Trang 40)

7. Bố cục của luận văn

2.1.2. Quá trình phát triển

2.1.2.1. Trước năm 1986

Thời kỳ trước năm 1986, số lượng các NXB được thành lập mới tăng mạnh trong đó có cả các NXB chuyên ngành ở Trung ương và NXB tổng hợp ở địa

phương. Công tác xuất bản, ấn loát dần được luật hoá và tiến hành theo cơ chế kế hoạch hoá tập trung.

Do những khó khăn về kinh tế, các chỉ tiêu xuất bản liên tục giảm, nguồn giấy cung cấp của Nhà nước có lúc giảm 1/2 hoặc 3/4, nhịp độ xuất bản hàng năm tăng không đều, số lượng sách mới đạt bình quân 0,2 bản sách/người/năm – rất thấp so với các nước trong khu vực... Trong điều kiện ấy, các NXB đã xác định nhiệm vụ trọng tâm là tập trung vào những sự kiện lớn của đất nước như Đại hội Đảng, bầu cử Quốc hội, ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh, kỉ niệm năm chẵn của chiến thắng Điện Biên Phủ, chiến dịch Hồ Chí Minh… Vì vậy, vẫn có nhiều dòng sách tốt và thiết thực được ra đời như những sách nghiên cứu làm cơ sở lý luận cho đường lối chính sách, khoán mới trong nông nghiệp, sách về vật nuôi – cây trồng, sách có giá trị về lịch sử dân tộc, nghiên cứu văn học, xã hội học, ngôn ngữ học...

Hợp tác quốc tế về công tác xuất bản được chú ý mở rộng, do vậy nhiều sách và văn hoá phẩm Việt Nam được đưa ra nước ngoài hoặc nhập khẩu để đáp ứng nhu cầu trong nước, đặc biệt từ khi Việt Nam chính thức tham gia khối Hội đồng tương trợ kinh tế hay còn gọi là khối SEV. Với các nước Lào và Cămpuchia, ta đã giúp đỡ hai nước các bộ sách giáo khoa và sách bổ túc văn hoá để có sách cho học sinh và cán bộ chủ chốt nhằm nhanh chóng xoá nạn mù chữ.

2.1.2.2. Sau năm 1986 đến nay

Đại hội Đảng lần thứ VI (1988) thực sự bắt đầu một bước ngoặt, mở cửa và đổi mới tư duy Việt Nam. Đất nước ta đã triển khai một loạt chính sách lớn về kinh tế, thể hiện ý chí chuyển sang cơ cấu kinh tế sản xuất hàng hoá XHCN gồm nhiều thành phần kinh tế. Sự thay đổi này đã có tác động nhiều mặt tới toàn ngành Xuất bản.

Thành tựu nổi bật nhất của ngành Xuất bản là vượt qua nhiều khó khăn lớn do tác động nhiều mặt và phức tạp về chính trị, kinh tế, xã hội, văn hoá trong nước và quốc tế; nỗ lực tìm tòi, thể nghiệm và thích ứng với cơ chế kinh tế thị trường, giữ ổn định chính trị - xã hội, phát triển kinh tế và văn hoá; đáp ứng và định hướng cho

sự phát triển các nhu cầu ngày càng đa dạng về văn hoá đọc của các đối tượng khác nhau trong thời kì CNH, HĐH, hội nhập kinh tế quốc tế.

Ngành Xuất bản hết sức nỗ lực tìm kiếm và thể nghiệm những vấn đề mới cả trong định hướng và chỉ đạo, tổ chức thực hiện hoạt động chuyên môn. Số lượng NXB tăng mạnh với hàng chục NXB mới ra đời ở các ngành, Bộ, Trung ương và các tỉnh trong cả nước. Điều này dẫn tới tình trạng trùng lặp về chức năng, nhiệm vụ, đối tượng phục vụ khiến cho một số NXB gặp khó khăn khi hoạt động trong cơ chế mới, không tạo được cái mới về chất lượng và khả năng phát triển lâu dài như NXB Tư tưởng – Văn hoá, NXB Thông tin – Lí luận... Đặc biệt, các NXB chuyển mạnh từ cơ chế bao cấp toàn bộ sang cơ chế tự hạch toán kinh doanh như với một doanh nghiệp kinh doanh đơn thuần. Đồng thời, hệ thống phát hành sách quốc doanh đặc biệt ở địa phương bị tan vỡ. Các nạn sách bắt đầu xuất hiện làm phá vỡ cơ cấu đề tài xuất bản như nạn sách Tầu, tướng số, tử vi, sách tình dục, sách chuyên đề dạng tạp chí… Đáng lưu ý, các cơ sở tư nhân đã tham gia vào hoạt động xuất bản, in, phát hành dẫn tới sự xuất hiện của các “nạn” và “dịch” sách như sách đen, đầu nậu sách…

Chỉ thỉ số 08 ngày 31.2.1992 của Ban Bí thư đã chỉ ra những khuyết điểm của ngành như sau: “Xuất bản sách vẫn còn lộn xộn. Nhiều cơ quan không được phép tổ chức xuất bản chuyên nghiệp cũng in sách bán rộng rãi… Có tình trạng in tràn lan bài viết, tranh ảnh và cuốn sách giải trí có chất lượng thấp hoặc kích thích những thị hiếu không lành mạnh…”. Trong Chỉ thị số 08 ngày 31-2-1992, Ban Bí thư chỉ đạo “tăng cường sự lãnh đạo và quản lí nhằm nâng cao chất lượng vào hiệu quả công tác báo chí – xuất bản”. Cũng trong Chỉ thị này, Đảng chủ trương chỉ đạo Nhà nước chuẩn bị xây dựng Luật Xuất bản. Một hệ thống văn bản pháp luật về xuất bản được công bố và áp dụng đã thực sự xây dựng về cơ bản một hành lang pháp lí cho hoạt động xuất bản. Trong nhiều năm tiếp theo, các hệ thống văn bản pháp luật thường xuyên được đổi mới, hoàn thiện tạo điều kiện tích cực cho hoạt động xuất bản trong thời kỳ hội nhập quốc tế.

2.1.2.3. Nhận xét chung

Trải qua nhiều giai đoạn phát triển, ngành Xuất bản đã có những bước tiến vượt bậc. Ngành không ngừng lớn mạnh về đội ngũ, cơ sở vật chất kỹ thuật, trình độ chuyên môn nghiệp vụ. Hiện nay, toàn Ngành có 65 NXB, hơn 1.500 cơ sở in công nghiệp và khoảng 1.400 công ty phát hành với gần 50.000 cán bộ, công nhân

viên thuộc mọi thành phần kinh tế. (xem bảng 2.1.)

Bảng 2.1. Số lƣợng NXB từ năm 2006 đến năm 2012

ĐVT: NXB

TT Diễn giải Năm

2006 Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 1 Trung ương 41 42 43 47 49 52 53 2 Địa phương 12 12 12 12 11 12 12 Tổng cộng 53 54 55 59 60 64 65

Nguồn: Phan Thị Tuyết Nga, Thực trạng của ngành Xuất bản hiện nay: Khó khăn, thách thức và giải pháp

Toàn Ngành đã đạt được những một số thành tựu như: năng lực xuất bản được nâng lên, XBP tăng về số lượng và cơ cấu phục vụ hiệu quả các nhiệm vụ chính trị của đất nước và đa dạng của người đọc. 100% các NXB sử dụng máy vi tính vào công tác xuất bản, nhiều NXB còn thực hiện liên kết nội bộ giữa các đơn vị tác nghiệp và áp dụng công nghệ cao vào quy trình biên tập…; lực lượng lao động tại các NXB phát triển về chất lượng và số lượng, cán bộ công nhân được tiếp cận với công nghệ tiên tiến, được đào tạo bài bản về chuyên môn biên tập, in ấn và phát hành…; mô hình kinh doanh xuất bản cũng xuất hiện như mô hình khép kín 3 khâu gồm xuất bản, in và phát hành. Nhiều NXB áp dụng công ty mẹ con, mô hình tập đoàn như Giáo dục Việt Nam, Chính trị Quốc gia Sự thật…

Bảng 2.2. Sách xuất bản và mức hƣởng thụ (2006- 2012)

Nguồn: Phan Thị Tuyết Nga, Thực trạng của ngành xuất bản hiện nay: Khó khăn, thách thức và giải pháp

Trong 6 năm (2006-2012) tốc độ phát triển của toàn Ngành không ngừng tăng. Nếu năm 2006 có 53 NXB và xuất bản được 24.989 cuốn với 226,927 triệu bản thì đến năm 2012 các số liệu tương ứng là 65 NXB, 28.009 cuốn, 301,717 triệu bản, tăng 12% về cuốn, 33% về bản so với năm 2006, mức hưởng thụ bình quân 3,3

bản/người/năm. (xem bảng 2.2.)

Nội dung XBP đúng định hướng, phục vụ có hiệu quả các nhiệm vụ chính trị của đất nước, đáp ứng tốt hơn nhu cầu ngày càng cao và đa dạng của người đọc, góp phần tích cực vào việc tuyên truyền phổ biến biến đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước, nâng cao dân trí, phát triển kinh tế - văn hoá, xã hội…

Cơ cấu sách phân bố tương đối hợp lý, đáp ứng nhu cầu đa dạng của người

đọc, ngày càng phục vụ tốt hơn nhiệm vụ chính trị của đất nước. (xem bảng 2.3.)

Hợp tác quốc tế về xuất bản được tăng cường và mở rộng với các nước trong khu vực và các tổ chức quốc tế khác. Sau mấy năm lúng túng khi Việt Nam gia nhập công ước Berne, đến nay hoạt động mua bán bản quyền sách với các đối tác

TT Diễn giải Năm 2006 Năm 2010 Năm 2012

1 Số đầu sách (cuốn) 24.989 25.769 28.009

Tốc độ phát triển (%) 123,8 105,0 101,6

2 Số bản (triệu cuốn) 226,927 277,765 301,717

Tốc độ phát triển(%) 91,1 102,0 102,7

3 Bình quân đầu người

nước ngoài đã dần phát triển. Hoạt động liên doanh, liên kết đã trở thành động lực lớn của các NXB nhằm huy động các nguồn lực xã hội, cả về kinh tế và chất xám, tạo điều kiện cho các NXB thực hiện được nhiều công trình lớn, có giá trị lâu dài, tích luỹ các lợi ích kinh tế, tạo ra một môi trường xuất bản năng động.

Bảng 2.3. Phân loại cơ cấu đề tài XBP năm 2011 và 2012

ST T Đề tài Năm 2011 Năm 2012 Số cuốn Số bản (triệu) Số cuốn Số bản (triệu) 1 Chính trị, pháp luật 4.303 12,910 4.206 12,400

2 Khoa học – công nghệ, kinh tế 4.568 12,142 4.58 11,812

3 Văn hoá - xã hội, nghệ thuật, tôn giáo 4.176 13.372 4.235 14,402

4 Văn hoá 2.956 3,046 2.894 2.986

5 Giáo khoa - giáo trình - tham khảo 7.101 221,885 9.915 224,382

6 Thiếu niên, nhi đồng 4.058 29,810 3.486 28,865

7 Từ điển, ngoại văn 380 0,555 280 0,465

Tổng cộng 27.542 293,723 26.596 295,314

Nguồn: Phan Thị Tuyết Nga, Thực trạng của ngành xuất bản hiện nay: Khó khăn, thách thức và giải pháp

Đặc biệt, việc thừa nhận qui luật vận hành của thị trường tự do cùng vai trò động lực, đòn bẩy xã hội trong toàn bộ quy trình xuất bản, việc ban hành Luật Doanh nghiệp, Việt Nam tham gia công ước Berne, gia nhập WTO… vừa là thách thức vừa là cú hích tạo sự chuyển mình cho ngành Xuất bản hướng đến tính chuyên nghiệp và thích nghi với môi trường kinh doanh toàn cầu.

Theo đó, các NXB, các đơn vị phát hành Nhà nước trong lộ trình chuyển đổi doanh nghiệp đã tổ chức, sắp xếp, tái cấu trúc lại doanh nghiệp dần thích ứng được thị trường xuất bản, hoạt động tăng trưởng vừa đảm bảo tính định hướng trong thực hiện tôn chỉ, mục đích, chức năng nhiệm vụ vừa từng bước thích nghi, học tập cách quản lí điều hành một lĩnh vực kinh doanh đặc thù trong thời kỳ hội nhập quốc tế.

Đặc biệt, từ năm 2004 đến nay, vai trò và đóng góp của các nguồn lực xã hội từ chủ trương XHH đã được khẳng định mạnh mẽ. Các đơn vị làm sách tư nhân vốn nhạy bén, linh hoạt thích nghi với sự thay đổi, với cái mới nên đã tổ chức khá chuyên nghiệp, năng động trong mọi công đoạn, qui trình xuất bản từ đề tài, tổ chức bản thảo, giao dịch bản quyền, thiết kế, dàn trang in ấn, đến truyền thông, tiếp thị, phân phối sản phẩm đến người tiêu dùng… sản phẩm của cá đơn vị tư nhân làm sách không chỉ góp phần gia tăng sản lượng, thúc đẩy sự tăng trưởng hàng năm của toàn ngành mà với năng lực thẩm định, tiếp cận nhanh với nguồn bản thảo mang hơi thở thời đại, đáp ứng nhu cầu đa dạng của bạn đọc cùng với các cách thức quảng bá tiếp thị sản phẩm thông qua các phương tiện truyền thông và nhiều hình thức khác đã kích thích niềm say mê với sách, tạo sự sôi động và cạnh tranh trong thị trường kinh doanh văn hoá phẩm.

Dù đạt được thành công song ngành Xuất bản còn gặp nhiều khó khăn, thách thức trong quá trình phát triển. Nhìn chung, các NXB có quy mô sản xuất, kinh doanh nhỏ bé, khó khăn về vốn, hiệu quả kinh tế thấp, chưa được các cơ quan chủ quản quan tâm và đầu tư đúng mức. Thiếu vốn đang là một khó khăn phổ biến ở nhiều NXB. Không quá 10% số NXB có vốn trên 10 tỉ đồng. Một số NXB số vốn rất thấp, dưới 500 triệu đồng, đa số còn lại có tổng số vốn trên dưới 2 tỷ đồng. Với mức vốn ít ỏi như trên, đa số NXB chỉ có thể tự xuất bản từ 10 đến 20 tên sách một năm với bình quân 300 trang và in 1.000 bản. Đã xuất hiện ngày càng nhiều NXB do khó khăn về vốn đã đánh mất quyền tự chủ, bị đối tác liên kết chi phối, chưa kiểm soát chặt chẽ được nội dung XBP.

Doanh thu toàn ngành nhìn chung thấp, trừ NXB Giáo dục Việt Nam có ưu thế đặc biệt, ít nhiều là trường hợp ngoại lệ, phần lớn NXB ở Việt Nam doanh thu

hàng năm chỉ từ 1 đến 5 tỉ đồng, trong đó có một số NXB doanh thu dưới 1 tỷ động/năm. Năm 2010, tổng doanh thu toàn ngành cũng mới đạt 1454,625 tỷ đồng (khoảng 0,08 GDP). Về lợi nhuận, con số còn khiêm tốn hơn nhiều: toàn ngành năm 2010 đạt 45 tỷ đồng, trong đó riêng NXB Giáo dục Việt Nam đạt 25 tỷ, chủ yếu do cho thuê địa điểm và từ hoạt động khác đem lại.

Cơ sở vật chất và vốn của nhiều NXB không đáp ứng yêu cầu, quy mô nhỏ, là những hạn chế mà ngành Xuất bản cần vươn lên về kinh tế và đứng vững trong cơ chế thị trường và hội nhập quốc tế.

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động xuất bản sách in ở Việt Nam (Trang 40)