Hoạt động cấp, thu hồi các loại giấy phép trong hoạt động xuất

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động xuất bản sách in ở Việt Nam (Trang 52)

7. Bố cục của luận văn

2.2.3. Hoạt động cấp, thu hồi các loại giấy phép trong hoạt động xuất

Theo “Quy hoạch phát triển xuất bản, in, phát hành XBP đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030” của Thủ tướng Chính phủ, việc thành lập mới NXB sẽ được kiểm soát chặt chẽ với quy định “Chỉ xem xét thành lập mới NXB với ngành, lĩnh vực và tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chưa có NXB”. Như vậy, với việc Bộ TTTT cấp Giấy phép thành lập NXB Hàng hải năm 2012, tính đến nay, cả nước có 65 NXB (53 NXB Trung ương và 12 NXB địa phương). Tuy nhiên, theo Báo cáo tại Hội nghị tổng kết ngành xuất bản vào tháng 1 năm 2014, hơn 50% số nhà xuất bản hiện nay có vốn làm sách dưới 2 tỉ đồng, tức mỗi năm chỉ có thể đầu tư từ 5-10 đầu sách. Cụ thể, năm 2013 chỉ có 04 trong tổng số 65 NXB của cả nước kinh doanh có lãi lớn từ 8 đến 25 tỷ đồng (NXB Kim Đồng, NXB Chính trị Quốc gia - Sự thật, NXB Trẻ, NXB Giáo dục Việt Nam); 6 NXB đạt mức lãi trên dưới 1 tỷ đồng, duy trì được việc trả lương và nộp thuế cho Nhà nước; còn lại hầu hết các NXB khác đều gặp khó khăn, kinh doanh thua lỗ, hoạt động cầm chừng như NXB Đại học Công nghiệp TPHCM (1 cuốn), Công thương (3 cuốn), Sân khấu (3 cuốn), Đại học Vinh (6 cuốn)... Thậm chí một số NXB còn lỗ nặng dẫn đến tình trạng nợ thuế, nợ tiền thuê nhà đất và đứng trước nguy cơ phải đóng cửa hoặc đề nghị trả giấy phép, ngừng hoạt động.

Tại Bộ Văn hoá, Thể thao và Du Lịch (VHTTDL) có 6 NXB nhưng còn loay hoay với hoạt động của mình vì chưa phân định rõ NXB là doanh nghiệp hay đơn vị

sự nghiệp có thu. Nếu theo mô hình doanh nghiệp, các NXB trong ngành văn hóa khó có thể cạnh tranh trên thương trường để mang lại lợi nhuận. Thời gian qua, lãnh đạo Bộ VHTTDL vẫn phải “len lén” trích một nguồn kinh phí sự nghiệp văn hóa để mỗi năm hỗ trợ luân phiên cho các NXB trong Bộ có thêm nguồn kinh phí để duy trì hoạt động. Dù Kiểm toán Nhà nước lên tiếng về việc làm này là chưa phù hợp, nhưng khi chưa có mô hình, giải pháp khả thi, đành phải chấp nhận thực tế đó để giúp các NXB không bị phá sản trước khi tái cơ cấu. [Theo ông Huỳnh Vĩnh Ái,

Thứ trưởng Bộ VHTTDL]

Đó cũng là tình trạng chung của các NXB trên cả nước hiện nay. Nhiều NXB những năm gần đây gặp khó khăn là do các XBP truyền thống đứng trước “cơn lốc” công nghệ số bùng nổ, sách điện tử ra đời, ngày càng thu hút giới trẻ và tình trạng in lậu sách vẫn tràn lan, rất khó kiểm soát. [Theo thiếu tướng Bùi Bá Định, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Xây dựng lực lượng, Bộ Công an]

Đó là lí do tại sao cho đến nay Bộ TTTT vẫn chưa rút giấy phép hoạt động của bất kỳ NXB nào. Thực tế chỉ có trường hợp Bộ quyết định tạm thời đình chỉ hoạt động của NXB Đà Nẵng năm 2008 xuất phát từ nhiều sai phạm của NXB Đà Nẵng trong thời gian dài: vi phạm Luật Xuất bản, hoạt động kém hiệu quả..., nhằm kiện toàn lại về tổ chức và hoạt động của NXB theo quy định của Luật Xuất bản. Đây chỉ là quyết định tạm thời đình chỉ hoạt động chứ không phải thu hồi giấy phép hoạt động. Đồng thời, Giám đốc và Phó Giám đốc kiêm Tổng biên tập NXB Đà Nẵng cũng bị tạm đình chỉ công tác để kiểm điểm làm rõ đúng, sai trong việc quản lý biên tập, xuất bản tập truyện “Rồng đá hay là mũi uốn ván” do Công ty Văn hóa Tràng An – đơn vị liên kết xuất bản.

Trong thời gian qua, Cục Xuất bản đã đề ra nhiều biện pháp để quản lý hoạt động xuất bản trên cả nước, trong đó tập trung nâng cao hơn nữa vai trò và trách nhiệm của giám đốc, tổng biên tập, biên tập viên trong quản lý chuyên môn và nghiệp vụ. Cục đã tiến hành rà soát lại các điều kiện hoạt động, quy trình hoạt động của các NXB để điều chỉnh theo quy định của Luật Xuất bản. Bên cạnh đó, Cục cũng đề xuất các cơ quan chủ quản tăng cường việc kiểm tra, giám sát các hoạt

động của những NXB trực thuộc, từ đó phát hiện và xử lý kịp thời các sai phạm. Trong trường hợp cơ quan chủ quản có nhiều NXB, cần xem xét để tái cơ cấu, tổ chức lại để tránh tình trạng chồng chéo trong nhiệm vụ như với một số NXB hiện nay. Phối hợp với các bộ, ngành liên quan để triển khai cơ chế, chính sách đồng bộ cho hoạt động của các NXB, nghiên cứu và đề xuất về mô hình hoạt động các NXB phù hợp với thực tiễn hiện nay.

Đối với việc cấp, thu hồi giấy phép thành lập văn phòng đại diện tại Việt Nam của NXB nước ngoài, của tổ chức phát hành XBP nước ngoài (bao gồm doanh nghiệp, tổ chức được thành lập tại nước ngoài hoạt động đa ngành nghề, đa lĩnh vực trong đó có xuất bản, phát hành XBP) do Bộ TTTT quản lý. Chính phủ đã có quy định chi tiết điều kiện thành lập và nội dung hoạt động, thủ tục cấp, cấp đổi, cấp lại, gia hạn giấy phép thành lập văn phòng đại diện tại Việt Nam của NXB nước ngoài, tổ chức phát hành XBP nước ngoài.

Trong những năm qua, các tổ chức, cá nhân nước ngoài đã tham gia vào hoạt động xuất bản và được đánh giá là góp phần làm cho thị trường sách Việt Nam trở nên sôi động hơn. Khi chưa có quy định điều chỉnh đối tượng này, họ buộc phải uỷ quyền hoặc núp bóng dưới các đơn vị hoặc doanh nghiệp Việt Nam để hoạt động. Từ Luật Xuất bản 2008 và đặc biệt đến Luật Xuất bản 2012 đã có các quy định cụ thể về tổ chức, cá nhân nước ngoài tham gia lĩnh vực xuất bản.

Riêng trong năm 2012, Bộ TTTT cấp giấy phép thành lập 02 văn phòng đại diện và cấp đổi giấy phép hoạt động cho 01 văn phòng đại diện, nâng tổng số văn phòng đại diện của các NXB và tổ chức phát hành XBP nước ngoài đang hoạt động ở Việt Nam là 09. Các văn phòng đại diện này tập trung nhiều ở Thành phố Hồ Chí Minh và chủ yếu xúc tiến phát hành XBP của NXB mẹ ở nước ngoài vào Việt Nam thông qua con đường nhập khẩu. Tuy nhiên, số lượng văn phòng đại diện như vậy là chưa nhiều, chưa đáp ứng kỳ vọng của ngành xuất bản khi Việt Nam gia nhập tổ chức WTO. Hoạt động của các văn phòng cũng chưa sôi động, chưa tương xứng với tiềm năng phát triển của thị trường XBP Việt Nam và chưa bao quát hết lĩnh vực hoạt động như được cấp phép.

Đối với việc cấp, thu hồi giấy phép xuất bản, trước khi xuất bản tác phẩm, tài liệu hoặc tái bản XBP, NXB phải đăng ký xuất bản với Bộ TTTT theo mẫu quy định. Nội dung đăng ký xuất bản phải phù hợp với tôn chỉ, mục đích, chức năng, nhiệm vụ của NXB. Trong trường hợp XBP vi phạm quy định của Luật Xuất bản,

Bộ TTTT sẽ có quyết định thu hồi giấy phép.

Theo báo cáo tại Hội nghị tổng kết công tác QLNN về xuất bản, in ấn, và phát hành năm 2013 và triển khai nhiệm vụ năm 2014, hoạt động xuất bản trong năm 2013 đã có những chuyển biến tích cực. Việc đăng ký xuất bản trực tiếp với các cơ quan quản lý về hoạt động xuất bản đã tạo thuận lợi cho hoạt động kinh doanh của các NXB. Việc xác nhận đăng ký xuất bản của cơ quan quản lý cũng được thực hiện nhanh chóng, đúng quy định pháp luật; các NXB đã hạn chế việc xảy ra vi phạm pháp luật trong hoạt động của ngành, nhiều NXB đã có ý thức sâu sắc về bảo vệ chủ quyền quốc gia trên biên giới, hải đảo; cơ quan chủ quản có sự chuyển biến bước đầu trong việc thực hiện nhiện vụ và quyền hạn. Đặc biệt trong công tác QLNN, sự phối hợp chặt chẽ giữa cơ quan quản lý ở Trung ương và địa phương trong quản lý và xử phạt vi phạm được duy trì thường xuyên kịp thời…

Tại Hà Nội, Sở TTTT Hà Nội đã chú trọng thực hiện cải cách hành chính, triển khai thực hiện cấp giấy phép trực tuyến trên mạng Internet (mức 3) đối với 04/11 dịch vụ công thuộc lĩnh vực xuất bản. Năm 2013, Sở đã cấp 4.173 giấy phép thuộc lĩnh vực xuất bản. Trong đó giấy phép nhập khẩu XBP không kinh doanh là 4.000 (2.300 hồ sơ online); 01 giấy phép tổ chức hội chợ, triển lãm XBP; 47 giấy phép xuất bản tài liệu không kinh doanh; 27 giấy phép hoạt động in XBP, sản phẩm báo chí, tem chống giả; 14 giấp phép in gia công cho nước ngoài sản phẩm vàng mã; 16 giấy phép in gia công XBP cho nước ngoài; 67 giấy chứng nhận đăng ký máy photocopy màu; 01 giấy xác nhận đăng ký vàng mã để in.

Tuy nhiên, năm 2013 cũng được đánh dấu là năm của kỷ lục thu hồi, đình bản sách sai. Hàng loạt những vụ sai sót như sách tham khảo in cờ Trung Quốc, sách đồng dao phản cảm, phần mềm địa lý in hình lưỡi bò, bài toán rùng rợn chặt ngón tay… cho thấy việc cấp giấy phép còn nhiều sơ hở, dẫn đến những sai sót không đáng có, thậm chí rất nghiêm trọng, ảnh hưởng tới nhận thức của độc giả. (xem Phụ lục 1)

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động xuất bản sách in ở Việt Nam (Trang 52)