Xây dựng và tổ chức thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động xuất bản sách in ở Việt Nam (Trang 25)

7. Bố cục của luận văn

1.2.1. Xây dựng và tổ chức thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch

triển hoạt động xuất bản

Để các hoạt động xuất bản đạt được những mục tiêu mà Nhà nước đề ra, việc hoạch định chiến lược hoạt động xuất bản được coi là nội dung hết sức quan trọng.

Việc hoạch định chiến lược là nhằm định hướng cho việc hình thành hành lang pháp luật, đảm bảo cho hoạt động xuất bản phát triển.

Đây là một trong những nội dung quan trọng của công tác QLNN về xuất bản. Việc ban hành pháp luật xuất bản gồm nhiều giai đoạn kế tiếp nhau, do nhiều chủ thể có vị trí, chức năng, quyền hạn khác nhau tiến hành, từ sáng kiến xây dựng pháp luật đến việc công bố văn bản pháp luật. Tất cả các giai đoạn của công tác xây dựng pháp luật xuất bản luôn quán triệt đầy đủ các nguyên tắc như: nguyên tắc không ngừng tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, nguyên tắc khách quan, nguyên tắc pháp chế xã hội chủ nghĩa…

Để quan điểm chỉ đạo của Đảng đối với hoạt động xuất bản được thực thi trong cuộc sống, việc ban hành các văn bản pháp luật xuất bản của cơ quan QLNN phải thể chế hoá được các chủ trương, đường lối của Đảng và phù hợp với thực tiễn phát triển đất nước. Pháp luật phải đảm bảo tính đồng bộ nội tại của hệ thống các quy định của pháp luật đối với hoạt động xuất bản, tính thống nhất với cả hệ thống pháp luật, đảm bảo điều chỉnh toàn diện, đầy đủ các quan hệ cơ bản trong hoạt động xuất bản.

Trong công tác ban hành các văn bản pháp luật của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền, việc ban hành các luật, nghị quyết về tổ chức và hoạt động của ngành xuất bản của Quốc hội và Uỷ ban thường vụ quốc hội là rất quan trọng, mang tính định hướng tập trung đối với hoạt động xuất bản. Các nghị quyết, nghị định của Chính phủ, các quyết định, chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ nhằm cụ thể hoá các quy định tại Luật Xuất bản. Các bộ, cơ quan ngang bộ, trong đó Bộ TTTT giữ vai trò quan trọng trong việc ban hành các thông tư, Bộ trưởng ban hành quyết định chỉ thỉ để giải thích, hướng dẫn cụ thể các vấn đề từ các văn bản quy phạm của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ ban hành.

Đồng thời với việc ban hành các văn bản pháp luật, công tác tổ chức thực hiện pháp luật cũng là khâu rất quan trọng. Đó là vì nhiệm vụ QLNN không chỉ đảm bảo đưa pháp luật vào cuộc sống mà còn qua đó để kiểm nghiệm tính đúng đắn, phù hợp với thực tiễn khách quan của hệ thống các quy định pháp luật. Chính vì vậy, đánh giá thực trạng tổ chức thực hiện pháp luật xuất bản là cơ sở quan

trọng cho việc hoàn thiện pháp luật xuất bản trong giai đoạn phát triển tiêp theo của đất nước.

Tổ chức thực hiện pháp luật xuất bản của cơ quan QLNN có thẩm quyền là khâu trung tâm trong quá trình QLNN về xuất bản, là cầu nối giữa quy định của pháp luật xuất bản với các quan hệ xuất bản sinh trong đời sống xã hội. Vì vậy, hiệu lực, hiệu quả của tổ chức thực hiện pháp luật xuất bản không chỉ phụ thuộc vào hệ thống tổ chức, cơ chế hoạt động, con người của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền mà còn phụ thuộc vào sự phù hợp của hệ thống quy định pháp luật xuất bản.

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động xuất bản sách in ở Việt Nam (Trang 25)