Kinh nghiệm một số nước trong khu vực

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động xuất bản sách in ở Việt Nam (Trang 32)

7. Bố cục của luận văn

1.4.1 Kinh nghiệm một số nước trong khu vực

1.4.1.1. Thái Lan

Vương quốc Thái Lan nằm ở khu vực Đông Nam Á với diện tích 531.115

km2 và dân số khoảng 62 triệu người, trong đó dân cư thành thị chiếm 21%.

Thái Lan luôn nhìn ngành xuất bản là một động lực phát triển xã hội với những đóng góp tích cực cho giáo dục và nhằm tạo ra một cộng đồng công chúng học tập suốt đời. Bất chấp tác động của suy thoái kinh tế toàn cầu, và bất ổn định chính trị kéo dài trong nước, ngành Xuất bản Thái Lan vẫn tăng trưởng. Trong năm 2013, ngành xuất bản đạt doanh thu khoảng 73 triệu đô la, tăng trưởng khoảng 7% so với năm trước đó.

Ở Thái Lan, các NXB được chia ra làm 3 loại gồm: loại lớn, loại trung bình và loại nhỏ, trong đó loại lớn gồm những NXB có vốn trên 100 triệu bath (hiện có khoảng 25 NXB), loại trung bình có vốn 30 triệu bath (có 55 NXB); và loại nhỏ có vốn dưới 30 triệu bath có 354 NXB.

Theo ông Ruangsilp, nguyên phó chủ tịch Hội Xuất bản Thái Lan (PUBAT) ở Thái Lan chỉ có một số ít là NXB lớn còn hầu hết là quy mô nhỏ và số lượng NXB nhỏ liên tục gia tăng. Lý giải về hiện tượng này, ông cho rằng Thái Lan là một thị trường đầy tiềm năng cho ngành công nghiệp xuất bản sách. Tuy nhiên, trong tình hình bất ổn định chính trị và xáo trộn xã hội liên tục diễn ra thì mô hình “NXB nhỏ” dường như lợi thế hơn trong việc tìm ngách thị trường để tồn tại và phát triển, tránh rủi ro. Dù chiếm số lượng lớn nhưng doanh thu bán sách tổng thể của ngành xuất bản Thái gia tăng lại nhờ vào các NXB trung bình và lớn trở lên. Cụ thể, NXB lớn chỉ có khoảng 8% song lại chiếm tới 4% thị phần sách trong nước. Trong khi đó, 80% NXB nhỏ lại chiếm chưa đầy 1% thị phần sách trong nước.

Hệ thống phát hành sách ở Thái Lan bao gồm: các nhà bán buôn và bán lẻ/cửa hàng sách; NXB lớn có thể có hệ thống phát hành sách riêng. Hệ thống phát hành sách gồm nhiều loại cửa hàng như: cửa hàng chuỗi (liên hoàn); cửa hàng mini (đặt trong cửa hàng chuỗi lớn hoặc siêu thị); cửa hàng bán sách nhỏ độc lập; cửa hàng sách nhỏ có bán thêm báo chí, văn phòng phẩm.

Hiện nay, ngành Xuất bản ở Thái Lan cũng đang phải đối mặt với những khó khăn lớn. Giá thuê mặt bằng cao làm cho các nhà phát hành khó khăn tìm được chỗ thuê với giá hợp lý. Ngoài ra, các vấn đề như sách không bán được từ các đại lý phải quay trả lại nhà tổng phát hành có xu hướng tăng tạo nên sự cạnh tranh giữa các nhà phát hành. Tốc độ gia tăng nhanh chóng của loại hình nhà sách liên hoàn sẽ buộc các NXB và phát hành phải đẩy mạnh hợp tác với nhau trong việc chọn lựa sách, bảo đảm dịch vụ hậu cần và lên kế hoạch marketing thích hợp. Trên thực tế, tình trạng mặt bằng bày bán sách chật hẹp vì giá thuê cao là một trong những yếu tố hạn chế khả năng hoạt động của các nhà sách trên thị trường và làm cho người dân khó tiếp cận được với sách.

Ở Thái Lan, Chính phủ thực thi nhiều điều khoản pháp luật để kiểm soát phim ảnh, báo chí, truyền hình và ấn phẩm, mặc dù vẫn tôn trọng quyền tự do ngôn luận, quyền bảo đảm về riêng tư và được tôn trọng của cá nhân… Mục đích là giữ cho nền đạo đức xã hội an ninh quốc gia và an ninh xã hội được ổn định. Hiến pháp và Bộ luật Hình sự quy định rất rõ ràng những nội dung vi phạm như: bôi nhọ, lăng mạ, đe doạ hoặc các hình thức, hành động, cử chỉ thể hiện sự thiếu tôn trọng Nhà Vua và Hoàng gia, Nguyên thủ quốc gia nước ngoài, đại diện nước ngoài tại Triều định, quan chức chính quyền đang thực thi nghiệm vụ, các nhà tu hành…Tổng trưởng Nha Cảnh sát có quyền cấm nhập, xuất bản các ấn phẩm của nước ngoài nếu phát hiện thấy nội dung có biểu hiện thiếu tôn kính đối với Nhà Vua hay Hoàng gia, hoặc có khả năng gây nguy hại cho an ninh quốc gia, an ninh xã hội.

Từ thực tiễn trên, Chính phủ Thái Lan đã thực hiện những biện pháp QLNN sau để thúc đẩy và hỗ trợ ngành xuất bản trong nước:

Chính phủ hỗ trợ để phát triển thủ đô Bangkok trở thành trung tâm xuất bản của thế giới. Thái Lan không có cơ quan chuyên trách QLNN về xuất bản. Hoạt động của ngành xuất bản chủ yếu do Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch, Bộ Giáo dục và PUBAT cùng phối hợp quản lý. Trong những qua, PUBAT tham gia tổ chức các hội chợ sách như Hội chợ sách quốc tế Bangkok 2012, Hội chợ sách quốc tế Bangkok 2014, Hội chợ sách quốc tế Frankfurt, Hội chợ sách quốc gia lần thứ 40… nhằm thúc đẩy văn hoá đọc và ngành xuất bản.

Chính phủ xây dựng và hỗ trợ phát triển các dự án xuất bản sách, sách điện tử và dự án giáo dục ứng dụng điện tử; Tổ chức chương trình quốc gia thúc đẩy thói quen đọc sách với tên gọi Thập kỷ đọc sách (Decade of Reading) (2009 -2018); Tuyên truyền, giáo dục về các nước ASEAN và tập trung vào tiếng Anh – làm tăng nhu cầu mua bán, trao đổi các ấn phẩm về/từ các nước ASEAN để hiểu văn hoá, xã hội, ngôn ngữ của các nước này.

Chính phủ xây dựng và thực hiện nhiều chính sách thúc đẩy việc mua sách của người dân như: Chính sách Người Thái Mạnh mẽ (Thai Strong Policy Action), chính phủ dành ngân sách mua và cung cấp sách và thiết bị giáo dục cho các trường và thư viện; miễn thuế cho cá nhân và tổ chức mua sách để hiến tặng cho các nhà trường hay thư viện; cắt giảm thuế chi tiêu cho cá nhân hoặc pháp nhân mua sách.

Uỷ bản phát triển vì UNESCO của Chính phủ Thái Lan soạn thảo chính sách phát triển hỗ trợ tích cực cho ngành xuất bản với sáu chương trình lớn gồm: Chương trình xúc tiến và hỗ trợ bản thảo có chất lượng cao; Chương trình xúc tiến và hỗ trợ xuất bản thông qua thị trường và đánh giá nhu cầu, giới thiệu các biện pháp thuế; Chương trình xúc tiến và hỗ trợ in và nâng cao chất lượng in, hạ giá thành sản xuất; Chương trình xúc tiến và hỗ trợ bán hàng và phân phối thông qua các hoạt động nghiên cứu, khuyến mại sách, thiết lập hợp tác để phân phối và phát hành qua bưu điện; Chương trình hỗ trợ các tổ chức chuyên môn quan tâm đến sự phát triển sách thông qua sự hình thành văn phòng Uỷ bản phát triển sách trong nước; và Chính sách giáo dục.

Chính sách có ảnh hưởng lớn nhất đến ngành Xuất bản đó chính là chính sách giáo dục. Theo đó, Chính phủ không quản lí chặt chẽ và độc quyền sản xuất sách giáo khoa mà cho phép các NXB tư nhân tham gia sản xuất sách giáo dục.

Chính phủ khuyến khích khối tư nhân sản xuất sản cùng với chính phủ trong đó có việc chọn sách hay cho các trường và thư viện.

Trong Kế hoạch phát triển quốc gia, ngành KHCN ở Thái Lan được nhấn mạnh. Do vậy, việc sản xuất sách KHCN đã nâng cao trong các giai đoạn 5 năm.

Tiến hành điều tra về thói quen, nhu cầu đọc sách… của bạn đọc Thái từ đó thu hút đầu tư nước ngoài như các NXB Hàn Quốc, Anh, Mỹ… vào ngành Xuất bản.

1.4.1.2. Trung Quốc

Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa có diện tích khoảng 9,6 triệu km2, dân số khoảng 1,321 tỷ người vào cuối năm 2007. Trung Quốc là quốc gia có nhiều dân tộc, trong đó dân tộc Hán chiếm đa số (91,59%); 55% dân tộc thiểu số còn lại chiếm 8,41% số dân cả nước và sống chủ yếu ở vùng tây bắc, tây nam, và đông bắc Trung Quốc. Trung Quốc có nhiều tôn giáo, trong đó có các tôn giáo chính là Phật giáo, Đạo giáo, Hồi giáo, Thiên Chúa giáo. Tiếng Hán phổ thông, âm chuẩn Bắc Kinh được lấy làm ngôn ngữ chính của Trung Quốc.

Sau khi Trung Quốc chính thức gia nhập WTO (2001), yêu cầu cải cách, quy hoạch ngành Xuất bản Thông tin được đặt ra cấp bách, trong đó vấn đề xây dựng các tập đoàn xuất bản, phát thanh, truyền hình, phát hành, điện ảnh, tập đoàn báo chí quy mô lớn được Chính phủ Trung Quốc hết sức chú trọng. Chính phủ Trung Quốc dự kiến quy hoạch thành lập 120 tập đoàn trong nước, bao gồm tập đoàn xuất bản, tập đoàn báo chí, tập đoàn truyền thanh điện ảnh, tập đoàn phát hành… Chỉ trong một thời gian ngắn, Trung Quốc đã thành lập được 57 tập đoàn báo chí, xuất bản, phát hành. Tuy nhiên, theo đánh giá của Chính phủ, nhiều tập đoàn được thành lập chủ yếu là dựa trên cơ sở hợp nhất về mặt hành chính, thay đổi tên gọi, còn thực chất về cơ chế hoạt động, cách thức quản lý không có những thay đổi về chất cho nên chưa thể đáp ứng với nhu cầu cạnh tranh, nhất là trên thị trường quốc tế.

Theo số liệu được chính phủ Trung Quốc công bố ngày 16-7-2009, năm 2008, Trung Quốc có 579 NXB chưa tính đến số công ty xuất bản cho người dân tộc thiểu số và người mù. Ngoài ra, Trung Quốc có hơn 10.000 NXB tạp chí chủ yếu ở Trung Quốc đại lục. Hiện nay, các công ty xuất bản của Trung Quốc đóng vai trò quy định đối với ngành và thị trường trở thành nhân tố chính trong thị trường xuất bản. [Theo Li Baozhong, Phó chủ tịch Hiệp hội các NXB Trung Quốc]

Cơ cấu, hệ thống ngành nghề xuất bản thông tin từng bước được hoàn thiện và củng cố. Ngành xuất bản gồm 6 lĩnh vực lớn là xuất bản, xuất bản báo, xuất bản tạp chí, xuất bản băng đĩa nghe nhìn, xuất bản điện tử và Internet với 4 ngành nghề chính là in ấn, phục chế (sản xuất, in, sao băng đĩa), phát hành, ngoại thương. Lĩnh vực in ấn, phát hành đã hình thành nhiều hình thức sở hữu như quốc doanh, dân doanh, có đầu tư của nước ngoài cùng nhau phát triển.

Thị trường của ngành Xuất bản Thông tin mới đã hình thành và phát triển nhanh. Hiện nay, ở Trung Quốc đã xây dựng được 29 doanh nghiệp công ty tập đoàn; 467 NXB sách đã hoàn thành hoặc đang trong quá trình chuyển đổi cơ chế; hơn 1,000 tờ báo/tạp chí đã đi vào/theo cơ chế thị trường; hệ thống nhà sách Tân Hoa cấp tỉnh đã hoàn thành việc chuyển đổi cơ chế ở hơn 30 tỉnh; có 39 NXB, báo cáo, công ty in, công ty phát hành được niêm yết trên sàn chứng khoán.

Hoạt động của ngành Xuất bản Thông tin trên thị trường quốc tế cũng đạt được một số thành tựu. Hàng năm, Trung Quốc tham gia hơn 40 hội chợ sách quốc tế, triển lãm sách để tuyên truyền sản phẩm xuất bản của Trung Quốc.

Ở Trung Quốc, định hướng nội dung các XBP do Bộ Tuyên truyền Trung ương (Trung Quốc) chỉ đạo. Về mặt mô hình và cơ chế hoạt động, ngành Xuất bản Trung Quốc không khác Việt Nam mấy trừ loại hình Tập đoàn xuất bản, Tập đoàn phát hành và Công ty xuất bản lên sàn là điều đặc sắc của Trung Quốc.

Ngày 25-12-2001, Quốc vụ viện nước Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa đã thông qua Sắc lệnh số 343 về Điều lệ quản lý xuất bản. Điều lệ mới có 8 chương, 68 điều quy định cụ thể về việc thành lập NXB và quản lý đơn vị xuất bản; điều kiện thành lập đơn vị xuất bản; thời hạn phê duyệt đơn xin phép thành lập đơn vị xuất

bản; quy định về xuất bản phẩm; quy định in ấn hoặc nhân bản, phát hành XBP; và vấn đề kinh doanh, phát hành sách.

Ngành Xuất bản của Trung Quốc đã và đang trải qua một cuộc cải cách và sự phát triển mang tính lịch sử do nhiều chính sách và biện pháp chú trọng phát triển sức mạnh quốc gia và văn hoá nhanh hơn được áp dụng kể từ Đại hội Đảng Cộng sản Trung Quốc lần thứ 18 trong đó mục tiêu chung là thúc đẩy sự phát triển của truyền thông và xuất bản trong năm 2013 nhằm mở rộng cải cách và mở cửa, thúc đẩy sự chuyển đổi cơ cấu và nâng cấp, tập trung tìm kiếm các công trình chất lượng cao và có khả năng tạo ảnh hưởng, hỗ trợ khả năng truyền thông, thực hiện các dự án có lợi cho người dân, khuyến khích mua sách, thúc đẩy ngành xuất bản phát huy vai trò trong phát triển văn hoá, tiến tới xây dựng một đất nước đi đầu về xuất bản phù hợp nhất và có nhiều đóng góp lớn hơn để phát triển một xã hội thịnh vượng.

Trung Quốc chủ trương cho phép nhập sách nhưng phải được thẩm định về tác giả, tên sách và nội dung sách. Do thực hiện quy định này nghiêm túc nên có rất ít sách phản động lọt vào Trung Quốc. Ngay trong cơ cấu tổ chức của Tổng cục Xuất bản – Thông tin Trung Quốc có một bộ phận là Vụ Chống văn hoá phẩm đồ truỵ và XBP vi phạm pháp luật. Điều này cho thấy Chính phủ Trung Quốc rất coi trọng nhiệm vụ bảo vệ hệ giá trị của mình. Luật pháp Trung Quốc có những quy định cụ thể về các nội dung cấm xuất bản.

Để phục vụ các mục tiêu trên, ngành Xuất bản Trung Quốc hiện tập trung vào năm vấn đề gồm:

Triển khai hiệu quả các dự án xuất bản lớn. Thực hiện kế hoạch 5 năm về

xuất bản các ấn phẩm lớn, xây dựng kế hoạch trung hạn và dài hạn về phát triển các lĩnh vực quan trọng trong ngành xuất bản, thúc đẩy xuất bản hàng trăm đầu sách nguyên gốc, sách xuất bản bằng tiếng dân tộc thiểu số và sách cổ.

Thực hiện cải cách sâu rộng ngành xuất bản phục vụ phát triển văn hoá.

Cải cách sâu rộng NXB vì lợi nhuận và phi lợi nhuận, định hướng các doanh nghiệp ngoài quốc doanh phát triển. Triển khai quy định GAPP về khuyến khích đầu tư ngoài Chính phủ trong ngành Xuất bản để tăng cường và định hướng đầu tư

ngoài nhà nước cho tất cả các hoạt động xuất bản. Tập trung đổi mới hệ thống phát hành nhằm xây dựng thị trường mạnh, mở và có năng lực cạnh tranh. Sẽ tiến tới xây dựng hệ thống theo dõi và giám sát dựa vào nhãn hiệu và hệ thống phạt đối với in lậu.

Khuyến khích phát triển mạnh ngành Xuất bản để đạt được sức mạnh văn

hoá. Phấn đấu triển khai các dự án lớn, kết hợp xuất bản với KHCN, kích thích

truyển giao công nghiệp và cải tiến tạo nỗ lực phát triển hướng đi mới cho ngành xuất bản như online, di động, xuất bản tập trung (đám mây) đồng thời xuất bản kĩ thuật số. Các dự án lớn sẽ triển khai bao gồm Dự án phông chữ tiếng Trung, Dự án nghiên cứu và phát triển công nghệ bảo vệ bản quyền kĩ thuật số, Dự án xuất bản kĩ thuật số và toàn diện.

Xây dựng hệ thống xuất bản và truyền thông hiện đại nhằm mở rộng ảnh

hưởng văn hoá Trung Hoa. Xây dựng và phát triển ấn phẩm với thương hiệu

Trung Quốc. Đầu tư mạnh hơn vào các lĩnh vực như văn hoá Trung Quốc cổ điển, xuất bản quốc tế, sách giới thiệu Trung Quốc ra thị trường quốc tế và sách quốc tế vào thị trường Trung Quốc, dự án sách dịch. Đàm phán với các công ty quốc tế khuyến khích tiếp thị sản phẩm văn hoá Trung Quốc vào thị trường các nước phát triển.

Trong các hoạt động này, Hiệp hội các NXB Trung Quốc đóng vai trò tích cực làm đầu mối triển khai theo đề nghị của Chính phủ.

Chính phủ Trung Quốc dự kiến sẽ nới lỏng kiểm soát đối với ngành xuất bản sách. Năm 2013, GAPP hứa sẽ giảm bớt độc quyền của các NXB nhà nước bằng cách cho phép các công ty tư nhân tham gia sản xuất sách lần đầu tiên trong hơn nửa thế kỷ qua. Các NXB tư nhân đã hoạt động tốt từ khá lâu so với các đối thủ nhà nước trong việc đánh dấu và ra mắt các bản thảo best-selling nhưng họ hoạt động trong môi trường pháp lý không thuận lợi. Luật pháp Trung Quốc loại các công ty tư nhân ra khỏi việc xuất bản sách, do vậy họ phải mua hoặc thuê số ISBN (mã số

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động xuất bản sách in ở Việt Nam (Trang 32)