Những thành tựu cơ bản

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động xuất bản sách in ở Việt Nam (Trang 65)

7. Bố cục của luận văn

2.3.1. Những thành tựu cơ bản

Sự thành công của ngành Xuất bản có thể được nhận diện qua một số thành tựu về QLNN đối với hoạt động xuất bản sách in như sau:

Thứ nhất, đã xây dựng được định hướng chiến lược thích hợp, tạo điều kiện cho xuất bản phát triển trong cơ chế thị trường, định hướng XHCN. Trong đó, khẳng định vai trò của xuất bản là lĩnh vực văn hoá tư tưởng của Đảng, Nhà nước và nhân dân, là một bộ phận của nền văn hoá Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, đồng thời là một ngành kinh tế - công nghiệp đặc thù.

Thứ hai, công tác thể chế hoá chủ trương, định hướng của Đảng thành các

cơ chế chính sách, hệ thống pháp luật về xuất bản dần được hoàn thiện, tạo hành lang pháp lý cơ bản để xuất bản hoạt động ổn định trong kinh tế thị trường định hướng XHCN và hội nhập quốc tế. Đã cho ra đời Luật Xuất bản trong các năm 1993, 2004, 2008, và 2012. Sau khi Luật Xuất bản 2012 được ban hành, quyền của NXB gồm kế hoạch xuất bản, liên kết trong xuất bản, quyền của giám đốc/tổng biên tập NXB đã được tăng thêm. Đặc biệt, vai trò của tư nhân trong liên kết xuất bản được thừa nhận về mặt pháp lý. Vai trò của tư nhân ngày càng lớn mạnh khiến diện mạo thị trường XBP khởi sắc cả về số lượng và chất lượng. Nhiều nghị định quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Xuất bản cũng được ban hành.

Thứ ba, công tác chỉ đạo, quản lý hoạt động xuất bản của cấp uỷ, chính

quyền, cơ quan chủ quản từ Trung ương đến địa phương có những tiến bộ. Hệ thống chỉ đạo và các cơ quan chức năng của Đảng và Nhà nước trên lĩnh vực tư tưởng và văn hoá đã cố gắng bám sát tình hình hoạt động xuất bản để chỉ đạo và quản lý, kịp thời điều chỉnh, uốn nắn nhiều lệch lạc, sai phạm. Đồng thời, công tác chỉ đạo, quản lý hoạt động xuất bản của các cấp uỷ Đảng, chính quyền các tỉnh, thành phố và của các bộ, ngành, đoàn thể có NXB đã tích luỹ được một số kinh nghiệm, cấp uỷ Đảng chính quyền các địa phương đã có nhiều chuyển biến trong nhận thức về vai trò, trách nhiệm chỉ đạo và quản lý hoạt động xuất bản của địa phương mình, có sự phối hợp, tranh thủ ý kiến của cơ quan chỉ đạo, quản lý cấp trên và các cơ quan có liên quan để quản lý tốt công tác xuất bản theo ngành và theo địa bàn, lãnh thổ.

Thứ tư, hoạt động giải quyết khiếu nại, tố cáo trong lĩnh vực xuất bản những

hiện và xử lý nhiều trường hợp nối bản, xuất bản không phép. Các loại sách in lậu, sách vi phạm bản quyền vẫn bày bán công khai trên vỉa hè nhiều tuyến phố và các điểm công cộng. Một số trường hợp cá nhân, tổ chức nhập khẩu tài liệu không kinh

doanh, không tiến hành kiểm tra nội dung trước khi phát hành.

Thứ năm, tiến hành thanh tra, kiểm tra thường xuyên theo kế hoạch hàng

năm và kiểm tra đột xuất khi có dấu hiệu vi phạm pháp luật. Kiên quyết xử lý kỷ luật những NXB mắc sai lầm kéo dài hoặc xuất bản sách có nội dung sai trái. Nhờ vậy, hoạt động thực hiện pháp luật xuất bản và xử lý các hành vi vi phạm pháp luật xuất bản đã đạt được những thành tựu rất đáng khích lệ, giúp cho hoạt động xuất bản phát triển đúng định hướng, đáp ứng đời sống tinh thần của nhân dân, nâng cao dân trí, mở rộng giao lưu văn hóa với các nước.

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động xuất bản sách in ở Việt Nam (Trang 65)