7. Bố cục của luận văn
3.2.2. Mục tiêu
Trong thời gian tới, ngành Xuất bản cần thực hiện tốt chức năng là một “binh chủng” có vị trí đặc biệt quan trọng trong công tác tư tưởng – văn hoá. Trong đó, ngành cần phấn đấu đạt được một số mục tiêu tổng quát như sau:
Một là, phấn đấu đến năm 2020, ngành Xuất bản phải đáp ứng được nhu cầu hưởng thụ XBP ngày càng cao của mọi tầng lớp nhân dân; Phổ biến được nhiều tác phẩm có giá trị cao của Việt Nam với thế giới; Xây dựng một nền xuất bản độc lập, tự chủ, tiến tiến và hiệu quả.
Hai là, xây dựng lĩnh vực in Việt Nam trở thành một ngành công nghiệp hiện
đại, đáp ứng nhu cầu về in trong nước với chất lượng kỹ thuật cao và in gia công xuất khẩu.
Ba là, hoàn thành xây dựng mạng lưới phát hành sách từ trung tâm các tỉnh,
thành phố đến các huyện trong cả nước; Có cơ chế chính sách phù hợp khuyến khích doanh nghiệp đưa sách về các xã, đặc biệt là các xã vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới, hải đảo góp phần khắc phục sự chênh lệch về hưởng thụ văn hoá của nhân dân; Huy động mọi nguồn lực, thành phần kinh tế tham gia thị trường XBP, tạo ra thị trường sách lành mạnh, ổn định.
Bốn là, xây dựng đội ngũ những người làm công tác xuất bản, in, phát hành
có chuyên môn giỏi, bản lĩnh chính trị vững vàng và đạo đức nghề nghiệp đáp ứng yêu cầu của giai đoạn mới, nâng cao tính chuyên nghiệp và hội nhập quốc tế của hoạt động xuất bản.
Năm là, đến năm 2020, đạt bình quân 5 bản sách/người/năm, ngành Xuất bản
Việt Nam đạt trình độ của các nước phát triển ở châu Á. Các mục tiêu trên được cụ thể hoá như sau:
Thứ nhất, xây dựng đội ngũ những người làm công tác xuất bản, in và phát
hành vững vàng về chính trị, thông thạo chuyên môn, nghiệp vụ, đáp ứng yêu cầu trong thời kỳ đẩy nhanh CNH, HĐH đất nước.
Thứ hai, xây dựng thị trường sách phong phú, đa dạng, hoàn chỉnh và đồng
bộ bao gồm tất cả các vùng, miền trong cả nước. Thúc đẩy hoạt động xuất bản tại vùng dân tộc thiểu số.
Thứ ba, phát triển xuất bản phẩm đi ện tử, là một trong những mục tiêu giúp
ngành Xuất bản tiến kịp trình độ tiên tiến của các quốc gia phát triển.
Thứ tư, xây dựng hệ thống xuất bản đáp ứng nhu cầu hưởng thụ văn hóa
nông thôn và giữa các vù ng miền , nhằm tạo nên một hệ thống xuất bản hợp lý và đạt hiệu quả;
Thứ năm, thúc đẩy hợp tác quốc tế trong hoạt động xuất bản: Tham gia triển
lãm, hội chợ; Tổ chức tiêu thụ, khai thác và mở rộng thị trường quốc tế; Tổ chức sáng tác, dịch, xuất bản giới thiệu văn hóa lịch sử Việt Nam; Trao đổi bản quyền.
3.3. Một số giải pháp chủ yếu tăng cƣờng QLNN về hoạt động xuất bản sách in trong thời gian tới
Xuất phát từ thực trạng QLNN về hoạt động xuất bản còn nhiểu lỗ hổng như: sai phạm về nội dung xuất bản, không nộp sách lưu chiểu theo quy định, tình trạng sách lậu tràn lan và ngày càng có xu hướng gia tăng, công tác quản lý NXB của các cơ quan chủ quản chưa sát sao, tình trạng liên kết trong xuất bản bị thả lỏng, nhiều NXB “sống” bằng việc cấp giấy phép thay vì hoạt động chuyên môn…, việc tăng cường QLNN về hoạt động xuất bản sách in cần tập trung vào một số giải pháp cụ thể sau:
3.3.1. Hoàn thiện hệ thống pháp luật và các văn bản dưới luật tạo hành lang thông thoáng cho hoạt động xuất bản phát triển lang thông thoáng cho hoạt động xuất bản phát triển
Những thành tựu và hạn chế trong hoạt động xuất bản sách in phụ thuộc rất lớn vào hệ thống pháp luật, chính sách của Nhà nước. Hệ thống pháp luật đồng bộ, chính sách phát triển đúng không chỉ tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động xuất bản sách phát triển mà còn huy động tốt nguồn lực xã hội vào hoạt động này. Vì vậy, cần:
Thứ nhất, thường xuyên rà soát và hệ thống hoá pháp luật xuất bản nhằm
sửa đổi, bổ sung, thay thế hoặc loại bỏ các quy định, các văn bản quy phạm pháp luật không còn phù hợp, trái pháp luật, có chồng chéo, mâu thuẫn để xây dựng một hệ thống văn bản quy phạm pháp luật hoàn thiện, thống nhất, bảo đảm phục vụ hiệu quả cho hoạt động QLNN đối với lĩnh vực xuất bản. Việc này sẽ giúp cho cơ quan thi hành pháp luật có điều kiện nhanh chóng nắm bắt những quy định của Luật Xuất bản và các luật hiện hành có liên quan tới lĩnh vực xuất bản. Hơn nữa, việc rà soát và hệ thống hoá thường xuyên sẽ góp phần đáp ứng các yêu cầu, cam
kết mà Việt Nam tham gia trong hội nhập kinh tế quốc tế như xây dựng, hoàn thiện và minh bạch hệ thống pháp luật, tạo sự hài hòa, tương thích giữa pháp luật quốc gia với hệ thống thể chế quốc tế mà Việt Nam thừa nhận liên quan tới lĩnh vực xuất bản.
Việc rà soát và hệ thống hoá pháp luật xuất bản cần được tiến hành tại cơ quan QLNN về xuất bản và các cơ quan Nhà nước liên quan từ Trung ương tới địa phương.
Thứ hai, xây dựng và hoàn thiện chế độ, chính sách, quy chế, mô hình hoạt
động cho các doanh nghiệp kinh doanh đặc thù; Sửa đổi cơ bản các chính sách về thuế, đặt hàng, trợ giá, trợ cước, lương, phụ cấp… đối với hoạt động xuất bản.
Hiện nay, XBP của NXB thực hiện Luật thuế, bao gồm: Thuế thu nhập doanh nghiệp 10 %; Thuế giá trị gia tăng 5% với sách và 10% đối với văn hoá phẩm, trừ các loại XBP thuộc diện đối tượng không chịu thuế. Nếu là doanh nghiệp và sự nghiệp, NXB phải tự đảm bảo 100% kinh phí hoạt động, tiền thu sử dụng đất, tiền thuê nhà áp dụng theo Luật nhà ở, Luật đất đai... Chỉ một số rất ít NXB là đơn vị sự nghiệp nên phải đảm bảo một phần kinh phí hoặc được Nhà nước đảm bảo 100% kinh phí nên không phải trả tiền sử dụng đất và tiền thuê nhà song bị trừ vào khấu hao tài sản hàng năm. Vì hoạt động xuất bản mang tính tư tưởng - văn hoá song vẫn phải đảm bảo phục vụ nhiệm vụ chính trị và đảm bảo kinh doanh có hiệu quả, nên việc áp dụng các mức thuế như một đơn vị kinh doanh thuần tuý sẽ là khó khăn cho các NXB trong việc thực hiện nhiệm vụ chính trị được giao. Vì vậy, nên có một số ưu đãi về chính sách cho các NXB như: được để lại thuế thu nhập doanh nghiệp phục vụ cho tái đầu tư phát triển; áp dụng thuế suất 0% cho một số loại sách theo quy định riêng; giảm thuế đất, tiền thuê nhà làm cửa hàng bán sách theo mức thu ở các đơn vị hành chính.
Thứ ba, xây dựng chính sách ưu tiên đặc biệt cho việc xuất bản, phát hành,
vận chuyển sách, XBP lên miền núi, vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc, hoạt động thông tin đối ngoại và cho một số loại sách cần truyền bá đặc biệt rộng rãi trong quần chúng.
Sách báo chính trị, văn hoá, nghệ thuật truyền thống dân tộc, sách báo khoa học kỹ thuật, sách phục vụ đồng bào dân tộc thiểu số, sách đối ngoại của Đảng và
Nhà nước là những loại sách, ấn phẩm quan trọng song lại ít có khả năng cạnh tranh trong cơ chế thị trường. Vì vậy, dù không bao cấp hoàn toàn cho hoạt động xuất bản song Nhà nước cần ban hành chính sách ưu tiên đặc biệt như đặt hàng, trợ giá, chiết khấu, cước vận chuyển, nhuận bút… để các loại sách, XBP đó đến được với đa số bạn đọc nhất là bạn đọc ở vùng sâu, vùng xa.
Thứ tư, xây dựng và ban hành quy chế quản lí và định hướng hoạt động cho
lực lượng phát hành sách tư nhân.
Đến nay, phát hành XBP tư nhân gồm trên 70 công ty trách nhiệm hữu hạn và khoảng trên 13.000 cửa hàng sách, đại lý sách, nhà sách tư nhân… Số lượng đơn vị tư nhân làm phát hành XBP tăng nhanh về số lượng và chất lượng. Họ trở thành một bộ phận cấu thành quan trọng của thị trường sách tạo ra việc làm cho nhiều người lao động. Nhiều doanh nghiệp tư nhân hoạt động hiệu quả, liên kết với NXB để thực hiện nhiều đầu sách có giá trị. Nhiều doanh nghiệp tư nhân phát triển thành thương hiệu mạnh, mua được bản quyền nhiều đầu sách nước ngoài có giá trị để xuất bản trong nước. Do tính chất của hoạt động phát hành vốn là một hoạt động mang tính thương mại rõ nét và người làm phát hành thường có tư duy của cơ chế thị trường sớm hơn nên họ chủ động trong kinh doanh và tạo ra nhiều lợi nhuận. Trong những năm tiếp theo, số lượng đơn vị tư nhân tham gia phát hành XBP chắc chắn sẽ tiếp tục tăng. Vì vậy, cần có quy chế quản lý và định hướng phát triển của Nhà nước đối với các doanh nghiệp tư nhân nhằm đảm bảo đưa sách đến mọi vùng miền nhất là vùng cao, vùng sâu, vùng xa; mở rộng thị trường ra nước ngoài nhất là các thị trường truyền thống; xây dựng thị trường sách lành mạnh và tránh tình trạng núp bóng NXB làm “đầu nậu” để khống chế XBP vì mục tiêu lợi nhuận…
Thứ năm, triển khai đồng bộ kế hoạch xây dựng các văn bản hướng dẫn thi
hành Luật Xuất bản năm 2012, hoàn thiện hệ thống văn bản pháp luật phù hợp với Luật Xuất bản; tuyên truyền hướng dẫn Luật Xuất bản cần được thực hiện trên phạm vi cả nước. Luật Xuất bản 2012 được đánh giá là có nhiều điểm mới so với Luật Xuất bản 2008. Vì vậy, không phải đơn vị, tổ chức, cá nhân nào cũng hiểu và thực hiện đúng theo Luật. Chưa kể, nhiều tổ chức, cá nhân còn tìm kiếm kẽ hở của
Luật và các văn bản vì mục tiêu lợi nhuận làm ảnh hưởng không tốt tới sự phát triển của thị trường sách. Hơn nữa, đứng trước tốc độ phát triển mạnh mẽ của khoa học kỹ thuật, công nghệ thông tin, xu hướng phát triển của thị trường xuất bản trong và ngoài nước, việc xem xét cập nhật, bổ sung Luật Xuất bản là cần thiết là nhằm tạo động lực thúc đẩy sự phát triển của toàn ngành.
Thứ sáu, xây dựng quy chế toàn diện, ổn định về quan hệ giữa xuất bản, phát
hành sách và hệ thống thư viện trong cả nước. Trong điều kiện hiện nay, thư viện vẫn được nhìn nhận là phương thức hiệu quả để đưa sách, XBP đến được với bạn đọc ở Trung ương và địa phương kể cả vùng sâu, vùng xa… Giá sách đắt đỏ là vấn đề nhức nhối của thị trường sách hiện này và phần nào ảnh hưởng đến công tác bổ sung sách của ngành thư viện trên phạm vi toàn quốc. Vì vậy, các NXB, đơn vị phát hành cần đẩy mạnh chương trình hỗ trợ sách cho các thư viện cơ sở. Việc ban hành chính sách, quy chế phù hợp với cả NXB và hệ thống thư viện sẽ góp phần đảm bảo thư viện thực sự là nơi tiếp nhận và phát huy tốt nhất kết quả hoạt động xuất bản nói chung và phát hành nói riêng.
3.3.2. Cần có quy hoạch phát triển dài hạn cho ngành Xuất bản
Trong những năm qua, ngành Xuất bản đã đạt được những thành tựu to lớn và quan trọng. Ngành Xuất bản cần tiếp tục khẳng định vị trí, vai trò của mình trong lĩnh vực tư tưởng – văn hóa và trong sự nghiệp CNH, HĐH đất nước; Đóng góp tích cực vào thành tựu chung của sự nghiệp đổi mới, giữ vững định hướng chính trị và ổn định xã hội; Đáp ứng nhu cầu văn hoá đọc của nhân dân.
Quy hoạch phát triển ngành xuất bản, in, phát hành xuất bản đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 đã được công bố vào ngày 19/3/2014. Tuy nhiên, với bối cảnh quốc tế và trong nước có nhiều thay đổi nhanh chóng, hoạt động xuất bản đang và sẽ đặt ra những yêu cầu mới về quy hoạch ngành Xuất bản. Do vậy, các cơ quan, đơn vị liên quan chủ động triển khai và phối hợp triển khai một cách đồng bộ, tập trung và thống nhất từ Trung ương, tới địa phương một số công việc chủ yếu và quan trọng như tổ chức tuyên truyền, giới thiệu về nội dung Quy hoạch đã được phê duyệt bằng các hình thức phù hợp tới để từ đó nâng cao nhận thức cho mọi đối
tượng trong việc quan tâm, chú trọng tạo điệu kiện cho hoạt động xuất bản, in, phát hành phát triển mạnh mẽ hơn. Đồng thời, các cơ quan, đơn vị cần xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện Quy hoạch, trong đó chú trọng việc đưa ra lộ trình, xây dựng một số dự án, đề án cụ thể theo hướng bám sát các mục tiêu, giải pháp được nêu trong Quy hoạch như đề án khôi phục, duy trì hệ thống phát hành XBP tại các địa bàn khó khăn, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo; Đề án quảng bá và đưa XBP của Việt Nam ra nước ngoài; Đề án nâng cao năng lực hoạt động cho các NXB; Kế hoạch từng bước đưa các cơ sở in vào khu công nghiệp và di dời các xưởng in ra khỏi khu dân cư.
3.3.3. Tăng cường thanh tra, kiểm tra hoạt động xuất bản
Vấn nạn in lậu từ lâu đã gây bức xúc trong dư luận xã hội và cho ngành Xuất bản. Các cơ quan thanh tra chuyên ngành có liên quan cần tăng cường thanh tra, kiểm tra trên diện rộng nhằm phát hiện các vụ in lậu có quy mô lớn. Ngay cả các NXB cũng cần thành lập Đội thanh tra đặc biệt giúp NXB kịp thời phát hiện những vụ in lậu liên quan đến sách giáo khoa, sách tham khảo và sách vi phạm bản quyền tác giả của NXB để tham mưu cho Ban Tổng giám đốc xem xét xử lý và kiến nghị lên các cơ quan chức năng giải quyết.
Việc đấu tranh phòng chống in lậu đòi hỏi sự vào cuộc đồng bộ của nhiều cơ quan. Trong đó, các cơ quan có chức năng kiểm tra thường xuyên như: Thanh tra Thông tin truyền thông của các tỉnh, Quản lý thị trường các tỉnh... phải thường xuyên đi kiểm tra tại hàng ngàn nhà sách ở khắp các tỉnh. Thực tế đã minh chứng, nếu chỉ kiểm tra nơi trưng bày tại cửa hàng sách, nhà sách thì thường ít có kết quả. Trong khi đó, sách lậu thường được các chủ cửa hàng sách, nhà sách cất giấu và ngụy trang rất tinh vi ở trong kho hoặc trộn lẫn với sách thật, sách có bản quyền. Muốn có được kết quả thì phải kiểm tra trong kho và có những thiết bị chuyên dụng để phát hiện sách lậu; Trước khi kiểm tra, phải điều tra và nắm được địa bàn và quy luật hoạt động của những đầu nậu trước; Tìm được vị trí kho, tìm nơi in; Điều tra, nghiên cứu, đồng thời giữ yếu tố “bí mật, bất ngờ”.
Phải sửa ngay khung hình phạt xử lý hành chính theo hướng tăng nặng, đủ sức răn đe. Khung hình phạt xử lý hành chính theo Nghị định 02/2011 của Thủ
tướng Chính phủ, chỉ có thể phạt tối đa 40 triệu đồng. Mức xử phạt như vậy là quá nhẹ, không làm cho các cơ sở có hành vi vi phạm pháp luật e sợ.
Các cơ quan chức năng cần tiến hành thanh tra, kiểm tra “theo kế hoạch” của
Thanh tra Thông tin Truyền thông. Nội dung kiểm tra chủ yếu tập trung vào: Giấy
đăng ký kinh doanh; Giấy phép hoạt động in khi tham gia hoạt động in sản phẩm báo chí, tem chống giả; Bản cam kết điều kiện về an ninh trật tự có xác nhận của cơ quan công an có thẩm quyền; Sổ đăng ký tài liệu in... Có thể tiến hành thu hồi tạm thời hoặc vĩnh viễn giấy phép hoạt động của cơ sở in lậu tuỳ theo mức độ vi phạm Luật Xuất bản và các Luật liên quan.