Tăng cường quản lý hoạt động liên kết xuất bản

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động xuất bản sách in ở Việt Nam (Trang 85)

7. Bố cục của luận văn

3.3.6. Tăng cường quản lý hoạt động liên kết xuất bản

Quản lý chặt chẽ hình thức liên kết xuất bản sẽ góp phần nâng cao chất lượng XBP, trong đó chú trọng quản lý cả 4 hình thức liên kết gồm khai thác bản thảo, biên tập sơ bộ bản thảo, in xuất bản phẩm và phát hành xuất bản phẩm. Để làm được như vậy, chỉ cho phép đối tác liên kết thực hiện một số công đoạn ban đầu của khâu biên tập (biên tập sơ bộ) bản thảo. Họ phải cùng với NXB chịu trách nhiệm trước pháp luật và xã hội về nội dung cũng như chất lượng xuất bản phẩm. NXB đảm nhận trách nhiệm biên tập hoàn chỉnh, thẩm định nội dung văn hóa, tư tưởng và quyết định xuất bản XBP. Việc tăng trách nhiệm trong liên kết xuất bản sẽ góp phần giảm các “hạt sạn”.

NXB không được liên kết biên tập sơ bộ bản thảo đối với những tác phẩm, tài liệu có nội dung về lý luận chính trị, lịch sử, tôn giáo, chủ quyền quốc gia, hồi ký vì là những mảng sách quan trọng, có ảnh hưởng phức tạp và trên thực tế đây cũng là mảng sách có những sai phạm, gây dư luận không tốt nhiều nhất trong thời gian qua. Cụ thể, tư nhân không biên tập sơ bộ bản thảo các xuất bản phẩm này mà phải do NXB trực tiếp thực hiện nhằm đảm bảo tính chính xác, đồng thời cũng để các NXB phải có trách nhiệm nhiều hơn trong liên kết xuất bản.

Thực hiện quy định của Luật Xuất bản về việc không cho phép tư nhân được ký hợp đồng in trực tiếp các xuất bản phẩm mà họ đầu tư, chỉ có NXB mới được ký hợp đồng này cũng nhằm quản lý chặt chẽ từ đó góp phần nâng cao chất lượng quản lý hoạt động liên kết xuất bản./.

KẾT LUẬN

Xuất bản là hoạt động trực tiếp góp phần nâng cao dân trí toàn diện, xây dựng, bồi dưỡng nguồn nhân lực và nhân tài. Sự phát triển mạnh mẽ, vững chắc của ngành Xuất bản có vai trò cực kỳ quan trọng góp phần xây dựng nền kinh tế tri thức và phục vụ chiến lược xây dựng đất nước thời kỳ CNH, HĐH. Trong bối cảnh phát triển KTTT và hội nhập kinh tế quốc tế, ngành Xuất bản gặp phải nhiều thách thức như: số lượng các cơ sở in ấn tăng mạnh song phần lớn không chịu sự quản lý của ngành Xuất bản cùng với công nghệ và máy móc in ấn hiện đại, có thể in với số lượng lớn làm tăng tình trạng in lậu sách và rất khó phát hiện; QLNN còn lỏng lẻo, trật tự kỷ cương trong hoạt động xuất bản, in ấn và phát hành chưa nghiêm; có tình trạng mất cân đối giữa cơ cấu sách và lượng ản in của các loại sách; khuynh hướng chạy theo lợi nhuận đơn thuần diễn ra phổ biến trong hoạt động xuất bản; hoạt động xuất bản còn có biểu hiện tự phát, thiếu quy hoạch và phân bố không hợp lý… Trước thực tế này, việc nâng cao vai trò quản lý của Nhà nước đối với hoạt động xuất bản là vô cùng cần thiết và cấp bách.

Tại nhiều nước trên thế giới, hoạt động QLNN về xuất bản đạt hiệu quả rất tốt. Qua nghiên cứu hoạt động QLNN của Thái Lan và Trung Quốc cho thấy, có một số bài học kinh nghiệm mà Nhà nước Việt Nam có thể tham khảo và vận dụng.

Nhà nước Việt Nam đã quan tâm và quản lý lĩnh vực xuất bản từ khá sớm. Đặc biệt, từ năm 2004 đến nay, công tác QLNN về xuất bản đã trải qua nhiều thay đổi to lớn với 3 lần sửa đổi, bổ sung Luật Xuất bản trong các năm 2004, 2008 và 2012. Nhiều văn bản và chính sách cũng được ban hành đã tạo ra hành lang pháp lý thuận lợi cho hoạt động xuất bản phát triển nhanh, mạnh cả về số lượng và chất lượng, phục vụ tốt các nhiệm vụ chính trị của đất nước và góp phần cải thiện, nâng cao đời sống tinh thần của nhân dân.

Một số khía cạnh trong QLNN đã được tìm hiểu và phân tích trong nghiên cứu như: công tác xây dựng và tổ chức thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển hoạt động xuất bản; đọc, kiểm tra, thẩm định XBP lưu chiểu; vấn đề cấp,

thu hồi các loại giấy phép trong hoạt động xuất bản; công tác thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý các hành vi vi phạm pháp luật xuất bản; hoạt động liên kết xuất bản; hợp tác quốc tế trong lĩnh vực xuất bản...

Tuy đã đạt được những thành tựu đáng kể như trên, song công tác QLNN về lĩnh vực xuất bản vẫn còn nhiều vấn đề nổi cộm như: một số quy định của Luật hiện hành chưa cụ thể, bất cập, thậm chí mang tính chất nguyên tắc nên khó thực hiện trong thực tiễn; nhiều XBP có những sai sót nghiêm trọng về nội dung song không được phát hiện kịp thời; nạn sách lậu phát triển tràn lan và in lậu rất khó kiểm soát, nếu có phát hiện và xử phạt thì mức độ cũng không đủ sức răn đe…

Để tăng cường và nâng cao hiệu quả hoạt động xuất bản sách in ở Việt Nam, tác giả đề xuất một số giải pháp chủ yếu như sau: Hoàn thiện hệ thống pháp luật và các văn bản dưới luật tạo hành lang thông thoáng cho hoạt động xuất bản phát triển; Cần có quy hoạch phát triển dài hạn cho ngành Xuất bản; Tăng cường thanh tra, kiểm tra hoạt động xuất bản; Đẩy mạnh XHH hoạt động xuất bản; Nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ và đạo đức của đội ngũ cán bộ QLNN về hoạt động xuất bản; Tăng cường quản lý hoạt động liên kết xuất bản.

Việc hoàn thiện và nâng cao hơn nữa công tác QLNN đối với hoạt động xuất bản đòi hỏi sự tham gia của nhiều cơ quan, tổ chức như các cơ quan chủ quản, NXB, doanh nghiệp xuất bản… Vấn đề này tác động sâu sắc đến sự phát triển nền văn hoá Việt Nam đậm đà bản sắc dân tộc, bởi như K. Marx từng khẳng định: “Xuất bản là đòn bẩy của văn hóa”. Do vậy, nghiên cứu của tác giả mới chỉ là bước đầu và cần những nghiên cứu sâu rộng hơn nữa./.

PHỤ LỤC 1

Tháng 3/2013, nhiều phụ huynh phản đối nội dung cuốn sách “Bé làm quen với chữ cái” do tác giả Nguyễn Thị Thúy Hà biên soạn và nhà xuất bản Đại học Sư phạm xuất bản và phát hành có in cờ Trung Quốc. Hình ảnh cờ Trung Quốc trong sách được coi là nội dung không đúng với quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo về mục tiêu, nội dung giáo dục trong nhà trường. Cũng trong tháng 3, cuốn sách “Phát triển toàn diện trí thông minh cho trẻ” được NXB Dân Trí phát hành cũng bị phát hiện hình ảnh cờ Trung Quốc in trên cổng trường. Ngoài ra cuốn sách này còn “mập mờ” ghi nguồn gốc “… Cuốn sách được biên soạn dựa trên chương trình đào tạo mầm non của Bộ Giáo dục và Đào tạo…”.

Hay một nội dung trong cuốn sách tham khảo “Phép cộng trừ trong phạm vi 100” dành cho học sinh lớp 1 của tác giả Hoàng Long in logo NXB Trẻ đưa ra bài toán “rùng rợn” có nội dung “Hai bàn tay em có 10 ngón, do đùa nghịch dao, nên cụt mất đi 2 ngón. Hỏi em còn mấy ngón tay”. Ngay sau khi bị phát hiện, Cục Xuất bản đã kiểm tra và xác định cuốn sách giả mạo và đang lưu hành bất hợp pháp và không nộp lưu chiểu trước khi phát hành. Cục Xuất bản đã yêu cầu các công ty phát hành sách trên toàn quốc không phát hành cuốn sách và thu thập toàn bộ tài liệu liên quan đến cuốn sách này để chuyển thanh tra Bộ làm rõ trách nhiệm của các đơn vị liên quan.

Đến cuối tháng 3/2013, cuốn sách giáo khoa Tiếng Việt lớp 1, tập 2 bị phát hiện ở trang 78 có vẽ bản đồ Việt Nam minh họa học sinh tập làm quen với

vần iêtuyêt nhưng bản đồ này lại không thể hiện rõ quần đảo Trường Sa và

Hoàng Sa. Thậm chí có bản còn không nhìn thấy thể hiện quần đào Hoàng Sa, Trường Sa. Hoặc trường hợp cuốn sách Kiến văn Tiểu lục (2 tập) của Lê Quý Đôn được NXB Trẻ liên kết với NXB Hồng Bàng phát hành năm 2010. Trong đó, lỗi sai nghiêm trọng nhất là hình ảnh Lê Quý Đôn bị in thành danh nhân Nguyễn Trãi, tên dịch giả bộ sách là Phạm Trọng Điềm lại in thành Nguyễn Trọng Điềm. Mặc dù, sau khi nộp lưu chiểu, NXB Trẻ đã phát hiện lỗi sai và thu hồi gần như toàn bộ sách

để chỉnh sửa nhưng những hình ảnh phản cảm đó hay uy tín của NXB thì không sao xoá nhoà được trong lòng bạn đọc.

Đến tháng 11/2013, dư luận lại xôn xao vì cuốn sách “Đồng dao dành cho trẻ mầm non” bị phát hiện có những bài đồng dao phản cảm, bạo lực và không phù hợp với độ tuổi mầm non. Sau khi nhận được phản hồi của độc giả và đọc bản lưu chiểu, đại diện nhà xuất bản Mỹ thuật đã ra công văn yêu cầu đơn vị liên kết phát hành là Nhà sách Đinh Tị thu hồi cuốn sách. Đại diện công ty Văn hóa Đinh Tị, bà Trần Lệ Thu – Phó giám đốc cũng cho biết: “Sau khi thu hồi toàn bộ sách đồng dao 6 tập này sẽ được tiến hành thiêu hủy”.

Tháng 11/2013, cuốn Vở luyện viết chữ đẹp cho học sinh tiểu học do tác giả Phạm Văn Hùng chủ biên, NXB Giáo Dục Việt Nam phát hành 9.000 bản có đoạn sai kiến thức lịch sử trầm trọng. Hơn 3.000 bản của cuốn Vở luyện viết chữ đẹp phát hành thông qua Phòng giáo dục và đào tạo các huyện, thành phố đã được thu hồi, NXB đã tiến hành sửa chữa và thay thế trang sách có lỗi về kiến thức.

Tiếp đó, cuối tháng 12/2013 một giáo viên dạy địa lý lớp 7 tại TP Hồ Chí Minh đã phản ánh với báo chí về việc bài về địa lý thế giới thuộc chương trình Tin học Tự chọn cấp Trung học cơ sở (THCS), sử dụng phần mềm Earth Explorer, khi vào thao tác quan sát đường biên giới các nước trên phần mềm này, hình ảnh “đường lưỡi bò” hiện ra rất rõ. Ngay sau khi được phản ánh, Sở Giáo dục và Đào tạo Thành phố Hồ Chí Minh đã lập tức ra văn bản đề nghị Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo các quận/huyện chỉ đạo các trường THCS gỡ bỏ các bài liên quan “đường lưỡi bò”. Còn Bộ Giáo dục và Đào tạo đã có công văn yêu cầu các đơn vị không dạy bài “Học địa lý thế giới với phần mềm Earth Explorer” mà vẫn sử dụng sách “Tin học dành cho trung học cơ sở quyển 2” cũ.

Thực tế trên cho thấy nhiều trường hợp XBP được đối tác liên kết phát hành trước khi nộp lưu chiểu, thậm chí phát hành không cần lệnh của giám đốc NXB; nhiều trường hợp tác phẩm có nội dung sai trái không được phát hiện, xử lý, vẫn lọt ra thị trường… Nguyên nhân của những hạn chế nói trên là nhiều NXB buông lỏng quản lý, chỉ biết bán giấy phép xuất bản thu tiền, phó mặc cho đối tác liên kết thực

hiện toàn bộ các khâu từ tổ chức bản thảo, biên tập, định giá đến phát hành. Đối với việc cấp, thu hồi giấy phép nhập khẩu XBP, các tổ chức, cá nhân trong nước, tổ chức, cá nhân nước ngoài được nhập khẩu XBP vào Việt Nam theo quy định của pháp luật Việt Nam và phù hợp với Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên. Cơ sở hoạt động kinh doanh nhập khẩu XBP phải có giấy phép hoạt động kinh doanh nhập khẩu XBP do Bộ TTTT cấp.

Đứng trước xu thế hội nhập quốc tế, Nhà nước đã tạo điều kiện cho nhiều doanh nghiệp tham gia nhập khẩu trực tiếp và các đơn vị phát hành sách có chức năng nhập khẩu sách báo thông qua ủy thác làm cho thị trường sách báo Việt Nam sôi động, lượng sách nhập phục vụ bạn đọc đa dạng, đáp ứng tốt nhu cầu đọc của nhiều loại đối tượng. Nguồn sách báo nhập chủ yếu từ Anh, Pháp, Trung Quốc, Nga, Hàn Quốc, Đức và một số nước Đông Âu, Bắc Âu. Sách báo nhập khẩu thuộc nhiều chủng loại. Sách nhập khẩu hiện nay phát triển chính vẫn là giáo trình của các NXB lớn như Oxford, Cambrige, Pearson, Macnillan…, mạnh nhất là các tựa sách cung cấp vào các thị trường công lập, đồng thời thị trường cũng sôi động bởi cạnh tranh quyết liệt trong mùa vụ giữa các nhà phát hành, các công ty chuyên kinh doanh sách ngoại văn. Mặc dù vậy, nhiều năm qua, và cả 6 tháng đầu năm 2013, Fahasa vẫn là nhà kinh doanh hàng đầu trong cả nước trên lĩnh vực sách nhập khẩu. Với thế mạnh là đối tác của hơn 200 NXB ở các nước trên thế giới, mục tiêu của Fahasa là đa dạng hóa các chủng loại sách để khách hàng có nhiều sự lựa chọn.

Tuy phong phú nhưng thị trường sách nhập khẩu chủ yếu tiêu thụ ở Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh. Việc mở rộng mạng lưới tiêu thụ sách nhập khẩu tới các địa bàn khác rất khó khăn. Về quản lý, do các doanh nghiệp phải chọn và đặt hàng sách báo qua catalog, nên trong thực tế Cục Xuất bản chỉ biết được danh mục, vì vậy việc cấp phép gần như chỉ là... thủ tục, dẫn đến trường hợp để “lọt” những XBP vi phạm Luật Xuất bản.

Theo Chi cục hải quan Sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất, nhiều doanh nghiệp đã bị phát hiện nhập khẩu văn hóa phẩm có hình ảnh, nội dung vi phạm về “chủ quyền biển đảo của Việt Nam”. Nghiêm trọng hơn là những ấn bản, XBP nhập khẩu

vào Việt Nam để sử dụng trong các chương trình giảng dạy, học tập. Cụ thể, cuối tháng 10/2011, đội Thủ tục hàng hóa nhập khẩu thuộc Chi cục này đã lập biên bản vi phạm để xử lý 2 doanh nghiệp liên quan đến hành vi nói trên. Đó là Công ty TNHH Song Lân Bảo (35 Nguyễn Phi Khanh, quận 1, TPHCM), nhập khẩu 108 cuốn sách “Tiếng Hoa dễ học” – bài tập 2 giáo khoa tiếng Hoa có in bản đồ đường lưỡi bò, vi phạm chủ quyền biển đảo Việt Nam. Công ty TNHH Trường quốc tế Úc Sài Gòn (36 Thảo Điền, phường Thảo Điền, quận 2, TPHCM), nhập khẩu 94 cuốn sách có tiêu đề “Stage 4 World” và “Stage 4 Global Geogrphy”, trong đó có một số trang in các bản đồ vùng biển Đông của Việt Nam nhưng được ghi thành South China Sea (tức là “Biển Nam Trung Quốc), vi phạm chủ quyền biển đảo Việt Nam. Phía Chi cục đã niêm phong tạm giữ toàn bộ tang vật để xử lý theo quy định.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Quản Tuấn An (2013), Báo cáo Hội thảo sách bản quyền nước ngoài tại Việt

Nam, Hà Nội.

2. Ban Đối ngoại Trung ương (2009) Tư liệu cơ bản về Trung Quốc, Hà Nội.

3. Bộ Tài chính – Bộ TTTT (2013), Thông tư liên tịch quy định chế độ thù lao

cho người đọc và kiểm tra, thẩm định XBP lưu chiểu.

4. Bộ Thông tin và Truyền thông (2014), Quyết định về việc phê duyệt quy hoạch

phát triển xuất bản, in, phát hành XBP đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030.

5. Bộ Thông tin và Truyền thông (2013), Báo cáo Tổng kết công tác QLNN về hoạt động in.

6. Bộ Văn hoá – Thông tin (2002), Quyết định về việc phê duyệt quy hoạch phát

triển xuất bản, in, phát hành XBP đến năm 2010.

7. Vũ Mạnh Chu (1997), Đổi mới và hoàn thiện pháp luật xuất bản theo định

hướng xây dựng nhà nước pháp quyền, NXB Văn hoá Thông tin, Hà Nội.

8. Công ước quốc tế về bảo hộ các tác phẩm văn học và nghệ thuật (Công

ước Berne).

9. Cục Xuất bản (2002), Từ điển thuật ngữ xuất bản – in phát hành sách – thư

viện – bản quyền, NXB Từ điển

10. Cục Xuất bản - Bộ Thông tin và Truyền thông (2012), Báo cáo công tác xuất

bản 6 tháng đầu năm 2012, Hà Nội.

11. Cục Xuất bản - Bộ Thông tin và Truyền thông (2012), Báo cáo tổng kết hoạt

động xuất bản và phát hành xuất bản phẩm năm 2011 triển khai nhiệm vụ năm

2012, Thành phố Hồ Chí Minh.

12. Cục Xuất bản - Bộ Thông tin và Truyền thông (2012), Báo cáo hoạt động xuất

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động xuất bản sách in ở Việt Nam (Trang 85)