Hoạt động xây dựng và tổ chức thực hiện chiến lược, quy hoạch,

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động xuất bản sách in ở Việt Nam (Trang 47)

7. Bố cục của luận văn

2.2.1. Hoạt động xây dựng và tổ chức thực hiện chiến lược, quy hoạch,

hoạch phát triển hoạt động xuất bản

Để tạo hành lang pháp lý cho hoạt động xuất bản phát triển, Quốc hội và Chính phủ đã ban hành luật và nhiều văn bản dưới luật. Luật Xuất bản lần đầu tiên được Quốc hội chính thức thông qua ngày 07/07/1993. Đến nay, Luật Xuất bản đã trải qua 3 lần bổ sung, sửa đổi và điều chỉnh. Lần thứ nhất, Luật Xuất bản sửa đổi được Quốc hội thông qua ngày 03/12/2004 và có hiệu lực thi hành ngày 01/7/2005; lần thứ hai là vào năm 2008 và có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2009 và lần thứ ba là vào năm 2012 và có hiệu lực thi hành vào ngày 01/07/2013. Như vậy, chỉ từ năm 2004-2013 việc Luật Xuất bản đã trải qua 3 lần sửa đổi và bổ sung chứng tỏ Nhà nước đã rất sát sao trong quản lý lĩnh vực hoạt động này.

Luật Xuất bản 1993 có 6 Chương, 45 điều và các văn bản hướng dẫn thi hành Luật đã tạo hành lang pháp lý thuận lợi cho hoạt động xuất bản (bao gồm cả in và phát hành XBP), phát triển mạnh mẽ cả về số lượng, chất lượng và hiệu quả, phục vụ các nhiệm vụ chính trị của đất nước và góp phần nâng cao đời sống tinh thần của nhân dân. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện, Luật đã bộc lộ một số hạn

chế như: Số quy định của Luật còn mang tính nguyên tắc chung, chưa được cụ thể

hoá nên rất khó thực hiện trong thực tiễn; Trong hoạt động xuất bản xuất hiện nhiều quan hệ xã hội mới, nhiều hiện tượng mới mà những quy định của Luật Xuất bản

không điều chỉnh được hoặc không đồng bộ với những văn bản Luật trên các lĩnh vực có liên quan, nên gây khó khăn, vướng mắc cho công tác quản lý và tổ chức thực hiện; nhiều văn bản liên quan đến hoạt động xuất bản được ban hành để điều chỉnh từng mặt hoạt động xuất bản như Nghị quyết Hội nghị Trung ương 3 (khoá IX), Luật Doanh nghiệp, Luật Đầu tư nước ngoài… song một số nội dung trong các văn bản nói trên có nhiều khác biệt so với một số điều khoản của Luật Xuất bản. Để tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động xuất bản phát triển đúng định hướng trong thời kỳ mới, đồng thời tăng cường công tác khối QLNN, đề cao trách nhiệm và quyền hạn của các chủ thể tham gia hoạt động xuất bản, yêu cầu sửa đổi Luật Xuất bản 1993, tăng cường khung pháp luật về hoạt động này là rất cần thiết.

Ngày 03/12/2004, Quốc hội đã thông qua Luật Xuất bản (sửa đổi) gồm 5 chương với 46 điều. Luật Xuất bản năm 1993 sửa đổi một cách cơ bản và toàn diện như vậy, nên không lấy tên là Luật sửa đổi mà gọi là Luật Xuất bản hay Luật Xuất bản 2004. Luật xuất bản 2004 đã kế thừa được những tiến bộ của Luật Xuất bản 1993, tổng kết được thực tiễn lãnh đạo và quản lý xuất bản trong những năm đổi mới, đón nhận được những đòi hỏi của nền kinh tế thị trường định hướng XHCN ở Việt Nam và nhu cầu hòa nhập, giao lưu trong cộng đồng quốc tế. Luật Xuất bản 2004 có một số điểm mới về phạm vi điều chỉnh, đối tượng áp dụng, quyền phổ biến tác phẩm và bảo hộ quyền tác giả, đối tượng được thành lập NXB, liên kết trong lĩnh vực xuất bản, chính sách mở cửa – hội nhập, in – gia công XBP cho nước ngoài, xuất khẩu XBP…

Sau gần 8 năm thực hiện, với sự phát triển và biến đổi nhanh chóng của đời sống kinh tế - xã hội đất nước và tác động của nền kinh tế, chính trị thế giới, Luật Xuất bản 2004 đã bộc lộ những hạn chế, bất cập trong cả ba khâu xuất bản, in và phát hành. Để Luật Xuất bản thống nhất với hệ thống pháp luật trong nước và phù hợp với các cam kết quốc tế mà Việt Nam đã ký kết, đồng thời khắc phục những bất cập trong hoạt động xuất bản và thi hành Luật Xuất bản, để ngành Xuất bản Việt Nam phát triển đúng hướng, hội nhập với xuất bản thế giới, Quốc hội khoá XII đã sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xuất bản, gọi là Luật Xuất bản 2008. Luật

Xuất bản mới đã tháo gỡ được nhiều vướng mắc, tạo được bước tiến mới trong hoạt động xuất bản, tạo hành lang pháp lý cho sự phát triển của ngành xuất bản trong thời kỳ CNH, HĐH và hội nhập quốc tế. Tuy nhiên, với sự biến đổi nhanh chóng của đời sống kinh tế – xã hội đất nước và sự tác động của bối cảnh quốc tế, Luật Xuất bản 2008 chưa theo kịp sự phát triển của hoạt động xuất bản và đã bộc lộ những hạn chế, bất cập.

Ngày 20/11/2012, Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam khoá XIII, kỳ họp thứ 4 đã thông qua Luật Xuất bản. Luật Xuất bản 2012 có 6 chương và 54 điều với nhiều điểm mới so với Luật Xuất bản năm 2004 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xuất bản năm 2008. Trong đó, có một số thay đổi về thủ tục xuất bản; chuẩn hóa các yêu cầu đối với biên tập viên, đưa ra một số quy định cụ thể về vai trò của các Tổng biên tập, Biên tập viên; đối tác liên kết chính thức được tham gia rộng hơn vào lĩnh vực xuất bản; mở rộng phạm vi điều chỉnh đối với các cơ sở in, phát hành XBP… Đặc biệt, Luật Xuất bản mới dành riêng một chương quy định về xuất bản và phát hành XBP điện tử trên cơ sở kế thừa những quy định của Luật hiện hành, có nghiên cứu bổ sung những quy định mới phù hợp với sự phát triển của công nghệ thông tin và hoạt động xuất bản điện tử trong nước cũng như trên thế giới hiện nay. Luật Xuất bản 2012 được đánh giá là sát với thực tế hơn và tạo điều

kiện nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác QLNN về hoạt động xuất bản.

Trên thực tiễn, các văn bản pháp lý được xem là kim chỉ nam dẫn đường, mở lối cho các hoạt động thực tiễn, chúng giữ vai trò quyết định đến mục tiêu, hiệu quả của các hoạt động thực tiễn. Song hiện nay không chỉ nội dung, chất lượng sách đa dạng, phức tạp mà ngay cả nguồn gốc của chúng cũng phức tạp. Việc phân biệt đâu là hàng tốt/xấu, trong luồng/ngoài luồng, đúng định hướng/sai định hướng rất khó khăn cho người quản lý. Thế nhưng, ngay cả trong Luật và các văn bản dưới Luật mới nhất không có điều khoản nào đề cập cụ thể, tạo ra nhiều khe hở cho các lực lượng xấu trong và ngoài nước tranh thủ hoạt động, gây hậu quả xấu cho xã hội.

Ngày 19/3/2014, Bộ TTTT công bố “Quy hoạch phát triển sự nghiệp xuất bản, in, phát hành sách đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030” theo quyết định

của Thủ tướng Chính phủ. Trước đó, Bộ đã xây dựng và thực hiện “Quy hoạch phát triển ngành Xuất bản, In, Phát hành sách đến năm 2010” với những nội dung cơ bản gồm: phân tích, dự báo các yếu tố phát triển ngành; phân tích và đánh giá hiện trạng, tiềm năng, phát triển và phân bổ ngành trong phạm vi cả nước; xác định vị trí, vai trò của ngành đối với nền kinh tế quốc dân… Quy hoạch 2010 được đánh giá là định được bước đi phù hợp cho sự phát triển của toàn Ngành trong sự phát triển chung của kinh tế đất nước, là căn cứ và cơ sở khoa học để các đơn vị trong ngành và địa phương xác định hướng phát triển.

2.2.2. Tổ chức đọc, kiểm tra, thẩm định XBP lưu chiểu

Một trong những nhiệm vụ quan trọng của công tác QLNN về xuất bản đó là công tác đọc, kiểm tra lưu chiểu, tăng cường hậu kiểm để phát hiện xử lý kịp thời các vi phạm. Hàng năm, Cục Xuất bản đều phát hiện và xử lý nhiều sai phạm liên quan tới XBP lưu chiểu và có tình trạng năm sau phát hiện và xử lý nhiều sai phạm hơn năm trước.

Năm 2011, Cục Xuất bản tiến hành đọc kiểm tra XBP lưu chiểu và đã xử lý 50 cuốn sách vi phạm của 18 NXB với các hình thức khác nhau như: nhắc nhở, phê bình rút kinh nghiệm trong công tác biên tập, đọc duyệt, yêu cầu tái bản phải sửa chữa (14 cuốn); tạm đình chỉ phát hành để thẩm định nội dung (09 cuốn); tạm đình chỉ phát hành để sửa chữa, đính chính (11 cuốn); NXB tự thu hồi (13 cuốn), chuyển Thanh tra Bộ TTTT xử phạt (03 cuốn). Ngoài ra, còn xử lý các vi phạm khác như: sách xuất bản không đúng với nội dung đăng ký kế hoạch xuất bản, không nộp lưu chiểu XBP trước khi phát…

Năm 2012, qua đọc kiểm tra XBP lưu chiểu, Cục Xuất bản đã phát hiện và xử lý vi phạm nội dung đối với 51 cuốn của 20 NXB. Trong đó: Tạm đình chỉ phát hành để thẩm định nội dung: 19 cuốn; Tạm đình chỉ phát hành để sửa chữa, đính chính: 10 cuốn; Sửa chữa, đính chính lỗi sai: 06 cuốn; Phê bình, nhắc nhở biên tập, tái bản phải sửa chữa: 06 cuốn; Đình chỉ phát hành và tự thu hồi: 10 cuốn; Chuyển thanh tra xử phạt 4 cuốn.

Chỉ trong sáu tháng đầu năm 2013, Cục Xuất bản đã phát hiện và xử lý sai phạm 56 XBP của 23 NXB. Con số này tuy chiếm tỉ lệ ít, chỉ bằng 0,28% so với

trên 28.000 đầu sách được xuất bản nhưng đây là những ấn phẩm rất quan trọng trong giáo dục, đào tạo thế hệ tương lại cho đất nước. Những sai phạm này chủ yếu là viết không đúng thời gian, sự kiện hoặc có đánh giá về nhân vật lịch sử theo cảm tính mà chưa được kiểm chứng. Sách có những hình ảnh, nội dung phảm cảm không đúng với nội dung, thuần phong mỹ tục của Việt Nam. Những cuốn tự truyện, hồi ký không mang tính khách quan chính xác, thậm chí đề cao quá vai trò cá nhân. Bên cạnh việc xử lý, Cục Xuất bản đã có văn bản gửi các cơ quan chủ quản đề nghị phối hợp, chỉ đạo các NXB thực hiện đúng quy trình xuất bản, nhằm khắc phục triệt để những thiếu sót, vi phạm; đồng thời chỉ đạo NXB rà soát, biên tập kỹ các đề tài thuộc loại sách tham khảo của học sinh, đề tài về biên giới, chủ quyền quốc gia. Thực hiện yêu cầu này, các NXB có vi phạm đã tích cực phối hợp với các cơ quan chức năng để xử lý, khắc phục hậu quả. Vì vậy, trong quý 2/2013 đã hạn chế tối đa tình trạng vi phạm và không có XBP sai phạm nghiêm trọng như quý 1/2013.

Trong công tác QLNN về xuất bản, khâu duyệt đề tài được đánh giá quan trọng song lại được thực hiện một cách rất hình thức. Cả nước có 65 NXB nhưng lượng đề tài lại vô cùng đa dạng. Đây là một thách thức về năng lực thẩm định nội dung đối với các chuyên viên của Cục Xuất bản. Vì vậy, đã xảy ra nhiều tình trạng là NXB có đề tài tâm huyết huyết nhưng “ra tới Cục là bị chuyên viên… gạt đi”. [Theo bà Quách Thu Nguyệt, nguyên giám đốc NXB Trẻ]

Điều 28 Luật Xuất bản 2012 quy định ít nhất 10 ngày trước khi phát hành, NXB phải nộp lưu chiểu cho cơ quan QLNN. Với số lượng đầu sách xuất bản rất lớn (trung bình 20-25.000 đầu sách/năm) ở nhiều chủ đề, lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội thì thời hạn 10 ngày là ngắn với nhân lực đọc kiểm tra song lại quá dài làm ảnh hưởng đến tính thời sự cũng như làm mất cơ hội cạnh tranh của sách. Vì vậy, có tình trạng phổ biến là các NXB thường phát hành trước khi nộp lưu chiểu hoặc nộp lưu chiểu sớm hơn thời gian quy định. Ngoài ra, trong nhiều năm gần đây, có sự chênh lệch lớn giữa quyết định xuất bản với lưu chiểu.

Theo quy định tại Điều 16 của Luật Xuất bản 2012, cơ quan chủ quản phải “chịu trách nhiệm về những vi phạm pháp luật của NXB trong hoạt động xuất bản

theo nhiệm vụ, quyền hạn của mình”. Nhưng theo quy định tại Điều 25 của Luật Xuất bản, NXB và cơ quan, tổ chức được phép xuất bản chỉ phải nộp XBP lưu chiểu cho Thư viện Quốc gia Việt Nam; trong trường hợp tài liệu không kinh doanh được UBND tỉnh cấp giấy phép thì nộp XBP lưu chiểu cho UBND tỉnh; không có quy định nào về việc nộp XBP cho cơ quan chủ quản. Do đó, cơ quan chủ quản khó có thể hoàn thành chức năng quản lý của mình, kịp thời xử lý sai phạm của nhà xuất bản trực thuộc. Tình trạng này đã tồn tại ngay từ khi Luật Xuất bản ra đời từ năm 2004 và trải qua nhiều năm mà vẫn chưa được xử lý ngay cả khi Luật Xuất bản

2012 được đưa vào áp dụng.

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động xuất bản sách in ở Việt Nam (Trang 47)