7. Bố cục của luận văn
3.1.1. Những cơ hội
Thứ nhất, KTTT sẽ tiếp tục là động lực thúc đẩy mọi ngành nghề, trong đó
có ngành Xuất bản, phát triển. Trong điều kiện thi đua và cạnh tranh, các NXB sẽ có nhiều cơ hội để phát huy sự năng động trong hoạt động sản xuất, phát triển thị trường. Thực tế này đã chứng minh qua sự phát triển về năng lực và lực lượng của ngành Xuất bản trong suốt thời gian qua. Đến năm 2012, tổng số vốn ngành xuất
bản đạt trên 2.000 tỉ đồng. Tổng số lao động xuất bản đã lên tới 6.000 lao động, trên 70% lao động đạt trình độ đại học trở lên, trong đó 100% biên tập viên đạt trình độ đại học và trên đại học.
Thứ hai, những tiến bộ trong tổ chức, chỉ đạo và quản lí cùng với những thành tựu bước đầu cải cách hành chính đang có tác động tích cực đến sự phát triển của ngành xuất bản. Cơ chế chính sách đảm bảo cho sự phát triển của ngành ngày càng hoàn thiện. Chỉ thị về “Nâng cao chất lượng toàn diện của hoạt động xuất bản” và Luật Xuất bản sẽ mở ra cơ hội mới cho sự lớn mạnh của ngành Xuất bản. Văn hoá đọc đã và sẽ tiếp tục nhận được sự quan tâm thích đáng của Nhà nước, đặc biệt sau Kết luận Hội nghị Trung ương 10 (Khoá IX).
Thứ ba, chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng CNH, HĐH xây dựng nền
kinh tế tri thức một mặt thúc đẩy tốc độ phát triển kinh tế đất nước, nhân tố quan trọng tác động đến sự phát triển của ngành Xuất bản, mặt khác còn làm nảy sinh nhu cầu nâng cao tri thức. Với vai trò là một hoạt động trực tiếp góp phần nâng cao dân trí toàn diện, bồi dưỡng nguồn nhân lực, nhân tài, xuất bản sẽ có thời cơ để tiếp tục khẳng định vị thế qua trọng của mình trong sự nghiệp CNH, HĐH đất nước.
Thứ tư, mục tiêu của việc chủ động hội nhập tế quốc tế là nhằm “Mở rộng thị
trường, tranh thủ thêm vốn, công nghệ, kiến thức quản lí để đẩy mạnh CNH, HĐH theo định hướng XHCN, thực hiện dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”. Những mục tiêu trên đây có thể coi là thời cơ cho sự phát triển của một ngành xuất bản hiện đại. Đặc biệt, với việc tham gia vào công ước Berne về bản quyền (10-2004), gia nhập WTO và thực hiện đầy đủ cam kết AFTA (2005), các NXB sẽ có thêm động lực để tự hoàn thiện mình trước khi bước vào hội nhập.
Thứ năm, hội nhập quốc tế có tác động lớn đến lối sống và văn hoá của
người Việt, giúp chúng ta hội nhập với thế giới từ đó tận dụng được mọi cơ hội để phát triển. Hội nhập giúp thúc đẩy đẩy giao lưu, trao đổi giữa Việt Nam và các nước khác về mặt văn hoá, góp phần nâng cao dân trí và cập nhật nhanh kiến thức mới của nhân loại. Do tiếp xúc với các nền văn hoá khác, các tác giả Việt Nam cũng phải nâng mình lên để viết ra các tác phẩm không những cuốn hút bạn đọc trong
nước mà còn có sức hấp dẫn với bạn đọc quốc tế, góp phần làm cho dân tộc Việt Nam xích lại gần các dân tộc khác, hiểu biết nhau hơn. Đây chính là cơ hội lớn của ngành Xuất bản trong thời kỳ hội nhập.