Hạn chế và nguyên nhân

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động xuất bản sách in ở Việt Nam (Trang 67)

7. Bố cục của luận văn

2.3.2. Hạn chế và nguyên nhân

2.3.2.1 Những hạn chế cơ bản

Bên cạnh những cố gắng to lớn của cơ quan QLNN về hoạt động xuất bản vẫn tồn tại nhiều hạn chế gây tác động tiêu cực thậm chí cả tác hại không nhỏ đối với định hướng phát của ngành Xuất bản.

Thứ nhất, Luật Xuất bản và một số quy định của các luật liên quan như Luật

Doanh nghiệp, Luật Đầu tư, Luật Ngân sách Nhà nước, Luật Công chức… còn có một số nội dung chưa đồng bộ, thiếu thống nhất dẫn đến công tác điều hành, quản lý và thực thi trong hoạt động xuất bản, phát hành XBP còn khó khăn, vướng mắc. Chẳng hạn, quy định tại Điều 31 của Luật Xuất bản không phù hợp với phạm vi điều chỉnh của Luật và trên thực tế đã có trên 1.100/1.500 cơ sở in không bị quản lý bằng pháp luật chuyên ngành in. Đó là kẽ hở của luật pháp, làm giảm hiệu lực QLNN về lĩnh vực này, và kết quả là “tình trạng in lậu, in nối bản diễn ra tràn lan”.

Thứ hai, nhiều cơ quan chủ quản chưa có quan tâm đầu tư cho hoạt động của

NXB theo quy định của Luật Xuất bản, dẫn tới đa số NXB hiện nay không có vốn, cơ sở vật chất kỹ thuật nghèo nàn, trụ sở đi thuê, đời sống cán bộ nhân viên thấp, hoạt động sản xuất kinh doanh khó khăn, mâu thuẫn giữa thực hiện nhiệm vụ chính trị và sản xuất kinh doanh có lãi để đảm bảo đời sống cán bộ, công nhân viên ngày

càng gay gắt. Từ thực tế đó, nhiều NXB buông lỏng quản lý, chạy theo thị trường, đánh mất thương hiệu của mình.

Thứ ba, một số NXB không chủ động được nguồn bản thảo, phụ thuộc phần

lớn vào đối tác liên kết, để cho đối tác liên kết thao túng, không kiểm duyệt được quy trình xuất bản, in và phát hành của đối tác. NXB không cân nhắc khi lựa chọn đề tài, không nhạy bén trong công tác biên tập, biên tập không kỹ, thậm chí còn không biên tập, đọc duyệt trước khi in, phát hành.

Thứ tư, các chính sách ưu đãi, khuyến khích, hỗ trợ hoạt động xuất bản, phát

hành XBP còn thiếu đồng bộ. Một số quy định không phù hợp với thực tiễn, gây khó khăn khi triển khai thực hiện, thậm chí đặt doanh nghiệp trước nguy cơ thua lỗ và phá sản như việc tăng tiền thuê nhà đất đối với các cơ sở phát hành sách (quy định tại Thông tư số 94/2011/TT-BTC ngày 29/11/2011 của Bộ Tài Chính).

Thứ năm, công tác đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao nghiệp vụ và phẩm chất

chính trị cho đội ngũ làm công tác xuất bản, phát hành chưa được quan tâm thường xuyên và đúng múc. Một bộ phận lớn lao động trong lĩnh vực này bị hổng về kiến thức chuyên ngành, thiến hiểu biết pháp luật, non kém về trình độ chính trị, dẫn đến tình trạng vi phạm trong hoạt động xuất bản.

Thứ sáu, mặc dù, công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm đã có tiến bộ song vẫn còn chậm, nhiều lúc thiếu kiên quyết, không dứt điểm. Công tác kiểm tra, thanh tra hoạt động xuất bản và thị trường kinh doanh XBP chưa được tiến hành thường xuyên nên chưa phát hiện và xử lý kịp thời các sai phạm hoặc xử lý chưa đủ sức răn đe nên nạn in lậu chưa được ngăn chặn. Ngoài ra, việc thanh tra, kiểm tra chống sách lậu mới chú trọng vào lĩnh vực in, chưa quan tâm đến lĩnh vực phát hành sách lậu. Chế tài xử lý chưa đủ mạnh, chưa có tác dụng răn đe, chỉ dừng ở mức xử lý hành chính. Một số cơ quan chủ quản hữu khuynh trong xử lý vi phạm của đơn vị xuất bản trực thuộc.

Thứ bảy, hiện tượng nhập siêu XBP gây ra tình trạng mất cân đối trong hoạt

động xuất nhập khẩu của các đơn vị xuất bản. Mặt khác, còn có tình trạng một số đơn vị chưa chấp hành tốt các quy định của Nhà nước về hoạt động xuất nhập khẩu XBP. Nhiều đơn vị chưa thực hiện nghiêm túc việc thẩm định nội dung XBP nhập

khẩu. Một số XBP nhập khẩu có nội dung vi phạm Luật Xuất bản, không thể hiện đúng chủ quyền quốc gia, đã bị cơ quan chức năng tịch thu, xử lý.

Vấn đề quảng bá, giới thiệu thông tin về đất nước và con người Việt Nam trong việc hợp tác quốc tế của lĩnh vực xuất bản vẫn còn có nhiều điểm yếu. Cụ thể, XBP Việt Nam xuất khẩu đi các nước còn thiếu các cuốn sách, bộ sách có giá trị cả về nội dung và hình thức, đặc biệt là các cuốn sách dịch ra tiếng nước ngoài rất ít; đồng thời việc quảng bá giới thiệu sách Việt Nam ra nước ngoài cũng chưa được đầu tư thích đáng. Thực tế, có nhiều sách viết về Việt Nam phát hành trên thị trường quốc tế nhưng lại không phải của tác giả trong nước mà phần lớn là do người nước ngoài hay Việt kiều… đứng tên như sách về hướng dẫn du lịch Việt Nam, kinh tế Việt Nam… Kinh phí trợ cước vận chuyển sách báo xuất khẩu ra nước ngoài hiện nay còn thấp so với thực tế, vì vậy ảnh hưởng đến việc phục vụ công tác thông tin đối ngoại của Nhà nước cũng như việc thực hiện hợp đồng với khách hàng nước ngoài.

2.3.2.2. Nguyên nhân

Những hạn chế của công tác QLNN đối với hoạt động xuất bản nêu trên là do nhiều nguyên nhân, trong đó chủ yếu là:

Một là, công tác lý luận về xuất bản chưa theo kịp thực tiễn của hoạt động

xuất bản. Một loạt vấn đề chưa được làm rõ như mối quan hệ giữa thực hiện chức năng tư tưởng với chức năng kinh doanh; tính đặc thù của hoạt động xuất bản; cơ chế quản lý hoạt động xuất bản; quá trình chuyên nghiệp hoá hoạt động xuất bản; hoạt động quảng bá sách và phát triển văn hoá đọc trong điều kiện hội nhập; mô hình của các NXB…

Hai là, nhận thức về vị trí, tính chất, mục đích của hoạt động xuất bản chưa

đúng, và chưa thống nhất. Mặc dù Chỉ thị số 42/CT-TW ngày 25/8/2004 của Ban Bí thư và Luật Xuất bản đã xác định rất rõ tính chất, mục đích của hoạt động xuất bản, tuy nhiên, một số cơ quan chỉ đạo, quản lý, đặc biệt cơ quan chủ quản nhận thức chưa đúng tầm về vị trí, vai trò của hoạt động xuất bản, còn coi đơn vị xuất bản như những cơ sở làm kinh tế đơn thuần, thiếu quan tâm đến chức năng giáo dục và hiệu quả chính trị, xã hội của hoạt động này, cho rằng hoạt động xuất bản thực chất là

hoạt động sản xuất kinh doanh nên phải tự trang trải mọi chi phí và phải có lãi. Một số cơ quan khác thì đề cao tính chất tư tưởng văn hoá của hoạt động xuất bản nhưng lại không đề xuất được hoặc không thuyết phục được các cơ quan chức năng khác ban hành hệ thống chính sách hỗ trợ đồng bộ để đảm bảo tính chất tư tưởng văn hoá thể hiện trong nội dung XBP. Từ nhận thức khác nhau như trên nên các chính sách đối với xuất bản cũng không nhất quán từ trung ương đến địa phương. Có nhiều chính sách được kiến nghị nhiều năm vẫn không được xem xét, giải quyết.

Ba là, đội ngũ cán bộ chỉ đạo, quản lý, tham mưu có năng lực thực tiễn và tầm

nhìn chiến lược còn thiếu và yếu. Trong vai trò là cơ quan chỉ đạo, quản lý hoạt động xuất bản trong phạm vi cả nước, Ban Tuyên giáo Trung ương và Bộ TTTT với các đơn vị chức năng là Vụ Báo chí – Xuất bản và Cục Xuất bản có lực lượng mỏng, rất thiếu cán bộ tham mưu có chất lượng cao, dẫn đến việc các cơ quan chỉ đạo, quản lý còn nhiều hạn chế trong việc nắm bắt, dự báo và xử lý kịp thời các vấn đề của hoạt động xuất bản. Các cơ quan chủ quản xuất bản, vai trò quản lý còn hạn chế, buông lỏng, thiếu kiểm tra, thanh tra sát sao do chưa có phân công, phân cấp cho đơn vị tham mưu; hoặc có phân cấp thì cán bộ tham mưu lại thiếu nghiệp vụ và kinh nghiệm hoạt động xuất bản, trong khi các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ cho đối tượng quản lý này lại chưa được tổ chức thường xuyên để cập nhật tri thức quản lý phù hợp.

Bốn là, các cơ quan tham mưu, chỉ đạo của Đảng chưa làm rõ vai trò, vị trí,

mục đích của hoạt động xuất bản và chưa thực hiện tốt cơ chế lãnh đạo của Đảng đối với hoạt động này trong các tổ chức Đảng. Với vai trò là cơ quan của Đảng trực tiếp theo dõi, chỉ đạo, định hướng hoạt động xuất bản trong phạm vi được phân công, Ban Tuyên giáo Trung ương, các Ban Tuyên giáo tỉnh, thành phố đang gặp nhiều khó khăn trong việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ, đặc biệt trong việc nắm bắt đề tài và nội dung xuất bản do thiếu cơ chế, phương tiện và cả năng lực thực hiện. Các ban đôi khi can thiệp quá sâu khi lại lung túng bị động trong việc theo dõi và giải quyết, chậm trễ trong phối hợp xử lý.

Năm là, chất lượng QLNN về hoạt động xuất bản ở một số nội dung chưa

cao. Một số NXB bổ sung kế hoạch xuất bản nhiều lần trong năm chưa theo kịp những đòi hỏi của thực tiễn; hiện tượng đăng ký "xếp chỗ" quá nhiều đề tài diễn ra

phổ biến; Tình trạng đăng ký kế hoạch xuất bản dễ dẫn đến tình trạng nhiều NXB đăng ký kế hoạch “ảo” để đối phó; Việc xem xét và chấp nhận đăng ký và xác nhận kế hoạch xuất bản có thể sát thực tế nhưng dễ dẫn đến tình trạng nhiều NXB thiếu năng lực sẽ bán giấy phép xuất bản cho bất kỳ đối tác liên kết nào.

Sáu là, công tác lưu chiểu còn nhiều bất cập, có thể đây là khâu yếu nhất của

công tác lưu chiểu là đọc lưu chiểu của cơ quan QLNN về xuất bản. Thực tiễn cho thấy, nhiều sai phạm về nội dung của các XBP lưu hành trên thị trường là do độc giả phát hiện, trong khi đó nhiệm vụ quan trọng nhất của cơ quan QLNN về xuất bản là không được để các tác phẩm có nội dung xấu xuất hiện trên thị trường. Vấn đề này để xảy ra một phần là do lực lượng kiểm duyệt của cơ quan chức năng còn mỏng, chế tài chưa đủ mạnh nên xử lý chưa nghiêm, chưa đủ sức răng đe.

Bảy là, việc xây dựng chiến lược, qui hoạch, kế hoạch chậm, tầm nhìn hạn

chế. Việc thiếu qui hoạch nên dẫn tới qui mô, số lượng, loại hình và sự phân bố của cơ sở in theo khu vực, địa bàn phát triển không đều, mất cân đối, chủ yếu tập trung ở Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, chiếm tới 60%. Các NXB, công ty phát hành sách hiện đang hoạt động dưới nhiều mô hình khác nhau nhưng chậm được tổng kết nhân rộng mô hình thích hợp. Các nhà sách tư nhân xuất hiện nhiều nhưng thiếu ổn định và chưa bền vững. Tình trạng “đói sách” của đồng bào ở vùng sâu, vùng xa vẫn còn phổ biến. Nguy cơ tụt hậu về công nghệ và trình độ tổ chức sản xuất kinh doanh so với các nước trong khu vực và thế giới cách biệt ngày càng lớn.

Tám là, vai trò hoạt động của các tổ chức Hội trong đó có Hội Xuất bản, Hiệp hội In là chưa rõ nét trong đời sống xuất bản, chưa thực sự gắn với nhiệm vụ chính trị và chuyên môn của ngành và chưa giải đáp thoả đáng trước những đòi hỏi chính đáng của hội viên, chức năng tư vấn và phản biện xã hội chưa được coi trọng; nói cách khác là chưa có cơ chế được pháp luật thừa nhận. Trong khi đó, mối quan hệ giữa tổ chức hội với cơ quan chỉ đạo, quản lý thiếu chặt chẽ. Vai trò để tập hợp, đoàn kết những người làm công tác xuất bản, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các hội viên và tổ chức thành viên đề xuất với Đảng, Nhà nước những chủ trương, chính sách phát triển sự nghiệp xuất bản chưa được thể hiện rõ, chưa hiệu quả.

Chƣơng 3

ĐỊNH HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁP TĂNG CƢỜNG QLNN ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG XUẤT BẢN SÁCH IN Ở VIỆT NAM ĐẾN NĂM 2020

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động xuất bản sách in ở Việt Nam (Trang 67)