Bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam

Một phần của tài liệu Phát triển công nghiệp phụ trợ ngành công nghiệp sản xuất ôtô Việt Nam đến năm 2020 (Trang 52)

6 Kết cấu của đề tài

1.4.5 Bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam

Ngành công nghiệp ô tô Việt Nam hiện nay vẫn còn rất yếu kém và chưa có định vị rõ ràng trong mạng lưới sản xuất khu vực. Kéo theo đó là một hệ thống công nghiệp phụ trợ yếu kém. Do đó để có thể phát triển được thì chúng ta cần phải nghiên cứu và rút ra những bài học kinh nghiệm từ các nước đã thành công trước đó.

1.4.5.1 Bài học về tăng cường mối liên kết giữa Chính phủ và các doanh nghiệp

Nhìn vào thành công của Thái Lan ta có thể thấy được vai trò không nhỏ của sợi dây liên kết giữa Chính phủ và các doanh nghiệp. Để có được nền công nghiệp ô tô cũng như công nghiệp phụ trợ cho ngành ô tô phát triển thì Việt Nam nên thiết lập các kênh trao đổi thông tin hiệu quả giữa Chính phủ và doanh nghiệp như Thái Lan đã làm. Các quyết định được đưa ra cần là các quyết định dung hoà lợi ích giữa Chính phủ và doanh nghiệp trong đó doanh nghiệp cần nắm rõ định hướng và cam kết của Chính phủ về sự phát triển của ngành. Đầu tư của doanh nghiệp sẽ dễ dàng và hiệu quả hơn khi doanh nghiệp hiểu rõ định hướng của Chính phủ, những trợ giúp đi kèm và khoảng thời gian mà doanh nghiệp có thể nhận được sự trợ giúp đó.

Chính phủ cũng nên hỗ trợ cho các doanh nghiệp sản xuất ô tô và sản phẩm phụ trợ trong nước bằng cách tăng cường đào tạo đội ngũ kỹ sư, nâng cao chất lượng giáo viên giảng dạy, hỗ trợ về thông tin thị trường, hỗ trợ liên kết giữa các nhà sản xuất.

1.4.5.2 Bài học về tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu

Trong xu thế hội nhập toàn thế giới, đặc biệt là từ sau khi Việt Nam gia nhập WTO, để nền công nghiệp Việt Nam nói chung và công nghiệp ô tô và công nghiệp phụ trợ ô tô nói riêng có thể phát triển và theo kịp với các nước khác trong khu vực và trên thế giới thì chúng ta cần phải tham gia vào chuỗi giá trị. Kèm theo đó chúng ta cũng cần phải xác định được vị trí của mình trong bản đồ công nghiệp ô tô, qua đó thiết kế các chính sách hỗ trợ phù hợp nhằm đạt được mục tiêu định vị. Trong

chuỗi giá trị này phải tính đến sự có mặt của Nhật Bản, Thái Lan, Trung Quốc và Việt Nam.

Hình 1.6: Tham gia vào chuỗi giá trị khu vực

Nguồn: Hoàn thiện chiến lược phát triển công nghiệp Việt Nam (VDF)

Chuỗi giá trị toàn cầu đang là xu thế chung của toàn thế giới. Chính phủ cần rút kinh nghiệm từ các nước đi trước và hợp tác với các tổ chức quốc tế để thúc đẩy liên kết giữa các doanh nghiệp trong nước với các doanh nghiệp khác ở nước ngoài. Kinh nghiệm từ Thái Lan cho thấy thành công trong việc thúc đẩy liên kết công nghiệp là nhờ sự phản ứng kịp thời của Chính phủ đối với những thay đổi trong môi trường kinh doanh.

Việt Nam Linh kiện Thái Lan Linh kiện Đài Loan Nguyên liệu Trung Quốc Lắp ráp Nhật Bản R&D và thiết kế Ấn Độ Phần mềm Hồng Kông Marketing

TÓM TẮT CHƯƠNG 1

Hội nhập kinh tế Quốc tế mang lại cho Việt Nam nhiều cơ hội phát triển cho nền kinh tế Việt Nam nói chung và ngành Công nghiệp sản xuất ô tô nói riêng. Đó là tạo ra những điều kiện thuận lợi để tiếp cận nhanh chóng các nguồn vốn đầu tư, công nghệ hiện đại và thị trường toàn cầu nhằm thúc đẩy phát triển.

Trong Chương 1 em đã nêu những vấn đề cơ bản về cơ sở lý luận của ngành công nghiệp phụ trợ sản xuất ô tô giúp cho đọc giả có cái nhìn khái quát về ngành công nghiệp phụ trợ sản xuất ô tô. Bên cạnh đó độc giả cũng thấy được tầm quan trọng của ngành trong bối cảnh nước ta đang từng bước hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế khu vực và thế giới.

Hiện nay, Việt Nam- một nước đang phát triển, nếu hội tụ đủ những điều kiện kinh tế xã hội nhất định, biết tận dụng thành tựu khoa học kỹ thuật, nắm được thời cơ và chọn đúng đường đi thích hợp thì chỉ trong một thời gian ngắn có thể biến đổi từ lạc hậu thành tiên tiến. Đặc biệt, với lợi thế về nguồn nhân lực và lợi thế của nước đi sau trong một khu vực mà khoa học công nghệ, vốn đầu tư cùng với tri thức kinh doanh đang chuyển dịch mạnh mẽ, ngành công nghiệp phụ trợ sản xuất ô tô Việt Nam trên cơ sở phát huy những thành tựu đã đạt được cùng với việc nhận thức rõ những thách thức và tận dụng tối đa mọi cơ hội phát triển trong quá trình hội nhập sẽ phấn đấu để đạt được những thành tích to lớn hơn nữa, góp phần đắc lực vào sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP PHỤ TRỢ NGÀNH CÔNG NGHIỆP SẢN XUẤT Ô TÔ Ở VIỆT NAM

2.1 Thực trạng phát triển của ngành công nghiệp ô tô ở Việt Nam 2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển ngành ô tô Việt Nam

Một phần của tài liệu Phát triển công nghiệp phụ trợ ngành công nghiệp sản xuất ôtô Việt Nam đến năm 2020 (Trang 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)