Sự cần thiết của công nghiệp phụ trợ trong ngành sản xuất ôtô

Một phần của tài liệu Phát triển công nghiệp phụ trợ ngành công nghiệp sản xuất ôtô Việt Nam đến năm 2020 (Trang 31)

6 Kết cấu của đề tài

1.1.3.1 Sự cần thiết của công nghiệp phụ trợ trong ngành sản xuất ôtô

Công nghiệp phụ trợ được hiểu khác nhau giữa các nước, tùy thuộc vào ưu tiên trong chiến lược phát triển của từng quốc gia. Đối với Việt Nam, có thể hiểu công nghiệp phụ trợ là ngành công nghiệp sản xuất ra các linh kiện, phụ tùng, sản phẩm trung gian,… đóng vai trò là đầu vào (inputs) và lắp ráp chúng để trở thành sản phẩm cuối cùng. Lĩnh vực công nghiệp phụ trợ có những đặc trưng riêng và có vai trò quan trọng trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa (CNH, HĐH) đất nước.

Có thể khái quát vai trò của công nghiệp phụ trợ đối với phát triển kinh tế một quốc gia đang trong giai đoạn phát triển như Việt Nam ở những điểm chính sau:

 Công nghiệp phụ trợ là động lực trực tiếp tạo ra giá trị gia tăng cho ngành công nghiệp, hay còn gọi là GDP công nghiệp hoặc giá trị mới cho công nghiệp.

 Công nghiệp phụ trợ là cơ sở để thực hiện hội nhập công nghiệp toàn cầu. Hội nhập quốc tế quan trọng là hội nhập ở thượng nguồn, tức là phối hợp với nhau trong quá trình tham gia sản xuất linh kiện, để tham gia vào chuỗi sản xuất toàn cầu. Công nghiệp phụ trợ chính là mắt xích quan trọng trong vấn đề này, chứ không phải công nghiệp lắp ráp - thuộc khâu hạ nguồn, không mang tính sản xuất và chế tạo.

 Công nghiệp phụ trợ là nơi sử dụng các công nghệ cao.

 Công nghiệp phụ trợ là trường học thực tiễn để đào tạo tay nghề. Lao động trong công nghiệp phụ trợ mới có cơ hội để sáng tạo, còn lắp ráp thì robot cũng có thể làm được.

 Công nghiệp phụ trợ góp phần “chữa trị căn bệnh” nhập siêu và giảm lạm phát.

 Công nghiệp phụ trợ tạo ra cơ hội để giữ gìn an ninh kinh tế. Phát triển công nghiệp phụ trợ góp phần thu hút đầu tư nước ngoài và tạo tăng trưởng bền vững.

 Công nghiệp phụ trợ sẽ là động lực thúc đẩy ý tưởng, sáng tạo, quyết đoán, chấp nhận rủi ro, sẵn sàng hợp tác, do công nghiệp phụ trợ đòi hỏi phải liên kết thành chuỗi doanh nghiệp.

 Đối với Việt Nam, khủng hoảng kinh tế - tài chính toàn cầu 2008 - 2009 đã bộc lộ nhiều yếu kém trong mô hình phát triển kinh tế của mình, trong đó, điểm nhấn rõ rệt nhất là tăng trưởng dựa vào xuất khẩu. Xuất khẩu, trong một thời gian dài, đã giúp chúng ta thoát nghèo, đưa mức thu nhập bình quân đầu người của Việt Nam đạt trên 1.000 USD vào thời điểm đó, với tốc độ tăng trưởng GDP trung bình 7% - 8% mỗi năm. Tuy nhiên, do chưa chủ động được nguồn cung ứng nguyên vật liệu đầu vào nên xuất khẩu lại phụ thuộc nhiều vào nhập khẩu. Nhập siêu là tình trạng bình thường trong nhiều năm qua. Mô hình tăng trưởng nhờ xuất khẩu như thế đã làm cho kinh tế nước ta có tính phụ thuộc vào kinh tế thế giới. Khi kinh tế thế giới lâm vào khủng hoảng, thị trường xuất khẩu chính của hàng hóa Việt Nam như: Mỹ, Nhật, EU gặp khó khăn. Xuất khẩu thu hẹp đột ngột, giá nguyên liệu nhập khẩu gia tăng, doanh nghiệp lao đao, đối mặt với phá sản, lạm phát, thất nghiệp gia tăng.

Đó là thực trạng ở nước ta giai đoạn cuối năm 2008 đến giữa năm 2009. Thực tiễn đó đòi hỏi chúng ta phải có biện pháp tăng cường sự chủ động của nền kinh tế, tái cấu trúc lại mô hình phát triển. Trong đó, phát triển công nghiệp phụ trợ được xem là một trong những giải pháp quan trọng để thực hiện nhiệm vụ cấp thiết này. Nó sẽ giúp các ngành sản xuất chủ động được nguồn nguyên vật liệu đầu vào, chủ động lựa chọn được nhà cung cấp, cắt giảm chi phí sản xuất, giảm giá thành, tăng năng lực cạnh tranh. Chưa kể, công nghiệp phụ trợ phát triển sẽ giúp doanh nghiệp lựa chọn được chiến lược phát triển phù hợp với chuỗi giá trị gia tăng của ngành trong phạm vi quốc gia, khu vực và quốc tế. Ngoài ra, phát triển công nghiệp phụ trợ còn tạo cơ hội và thúc đẩy khối doanh nghiệp vừa và nhỏ phát triển mạnh mẽ, tạo nên mạng sản xuất kinh doanh đa dạng và rộng khắp. Đây chính là nền tảng để

phát triển một nền công nghiệp tự chủ, hiện đại. Phát triển công nghiệp phụ trợ còn làm gia tăng năng lực cạnh tranh của ngành và quốc gia, bù đắp cho thế mạnh đang suy giảm của Việt Nam về giá nhân công rẻ.

Có thể thấy, phát triển công nghiệp phụ trợ có vai trò rất quan trọng để tái cấu trúc nền công nghiệp nước nhà cũng như tái cấu trúc nền kinh tế nói chung.

Phát triển công nghiệp phụ trợ ở Việt Nam để đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá.

Ngoài hiệu quả tạo nhiều công ăn việc làm, thu hút lao động dư thừa, công nghiệp phụ trợ đóng vai trò rất quan trọng trong việc tăng sức cạnh tranh của sản phẩm công nghiệp chính và đẩy nhanh quá trình công nghiệp hoá theo hướng vừa mở rộng vừa thâm sâu.

Công nghiệp hoá là quá trình phát triển kinh tế, trong đó một bộ phận nguồn lực ngày càng tăng của đất nước được huy động để xây dựng cơ cấu kinh tế đa ngành, với kỹ thuật hiện đại, để sản xuất tư liệu sản xuất và hàng tiêu dùng có khả năng đảm bảo tốc độ tăng trưởng cao cho toàn bộ nền kinh tế và đảm bảo sự tiến bộ về kinh tế - xã hội (UNIDO). Để đạt có được một nền kinh tế tăng trưởng cao nhằm thực hiện được mục tiêu công nghiệp hoá thì cần thiết phải sản xuất ra những sản phẩm có sức cạnh tranh với các quốc gia trong khu vực đặc biệt là với Trung Quốc, điều đó đòi hỏi chúng ta phải phát huy thế mạnh và các lợi thế so sánh, tận dụng mọi cơ hội của thời đại để tạo động lực cho công nghiệp hoá. Phát triển công nghiệp phụ trợ là một biện pháp cần thiết để giảm phí tổn chuyên chở, chi phí bảo hiểm … từ đó làm giảm giá thành sản xuất, giúp nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm Việt Nam trong khu vực.

Vai trò không thể thiếu của công nghiệp phụ trợ trong quá trình công nghiệp hoá đất nước đã khiến sự phát triển công nghiệp phụ trợ trở thành một trong những tiêu chí để đánh giá trình độ phát triển công nghiệp của một nước. Ngoài ra còn có năng lực công nghệ và quản lý; năng lực đổi mới, theo mức độ khó tăng dần.

Công nghiệp phụ trợ không phát triển sẽ làm cho các công ty lắp ráp và những công ty sản xuất thành phẩm cuối cùng phải phụ thuộc vào nhập khẩu. Dù những sản phẩm này được cung cấp giá rẻ ở nước ngoài nhưng vì phải tốn thêm chi phí vận chuyển, bốc dỡ, bản hiểm nên vẫn làm tăng chi phí đầu vào. Đó là chưa nói đến những rủi ro về tiến độ, thời gian nhập khẩu hàng. Vì thế, công nghiệp phụ trợ không phát triển thì các ngành công nghiệp chính sẽ thiếu sức cạnh tranh và phạm vi kinh doanh bị giới hạn trong một số ít ngành.

Nói tóm lại, công nghiệp phụ trợ được ví như chân núi, tạo phần cứng để hình thành nên thân núi và đỉnh núi chính là ngành công nghiệp sản xuất và lắp ráp sản phẩm công nghiệp. Thông thường ngành công nghiệp phụ trợ phát triển trước làm cơ sở để ngành công nghiệp chính yếu phát triển.

Hiện nay, Việt Nam đã gia nhập WTO, vì vậy các sản phẩm trong nước ngày càng phải nâng cao sức cạnh tranh để không bị sản phẩm nhập ngoại “lấn sân”. Để có thể nâng cao được sức cạnh tranh của sản phẩm đặc biệt là các sản phẩm lắp ráp thì phát triển công nghiệp phụ trợ là một trong những yếu tố mang tính quyết định.

Việt Nam đồng thời cũng phải đối mặt với sự cạnh tranh của các nước trong khu vực trong việc thu hút vốn đầu tư nước ngoài, đối phó với sự tràn ngập của hàng hoá Trung Quốc và áp lực hội nhập quốc tế. Để giải quyết các vấn đề này thì phát triển công nghiệp phụ trợ là một biện pháp cần thiết.

Phát triển công nghiệp phụ trợ để tăng tỉ lệ nội địa hoá

Như đã phân tích ở trên, các doanh nghiệp muốn nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm của mình trên thị trường thì cần phải hạn chế tối thiểu các chi phí đầu vào có thể phát sinh. Vậy làm thế nào để có thể giảm được những chi phí này? Câu trả lời là phải hạn chế các sản phẩm phụ trợ nhập khẩu để giảm chi phí lưu kho, bốc dỡ, vận chuyển … Muốn vậy thì các nguyên liệu thô, các nguyên liệu đã qua chế biến, các bộ phận và các hợp phần, nguyên liệu đóng gói và các nguyên vật liệu khác từ nhà cung cấp nội địa, điều đó đồng nghĩa với việc phải phát triển các ngành công nghiệp phụ trợ trong nước.

Tuy nhiên, tỉ lệ nội địa hoá 100% không phải là tối ưu. Ngay cả trong trường hợp công nghiệp sản xuất ô tô Thái Lan với tổng lượng FDI lớn nhất Đông Nam Á, tỷ lệ phụ tùng nhập khẩu là 30%, tỉ lệ phụ tùng sản xuất trong nước là 70%. Đối với phụ tùng sản xuất trong nước 45% do các công ty FDI cung cấp và 25% do các công ty nội địa sản xuất. Một tỉ lệ nội địa hoá hợp lý sẽ giúp doanh nghiệp giảm chi phí từ đó tăng khả năng cạnh tranh.

Dưới đây là một mô hình giả định về vai trò của công nghiệp phụ trợ trong việc tăng tỉ lệ nội địa hoá, tương ứng với nó là từng giai đoạn phát triển của công nghiệp hoá. Tại giai đoạn 1, phần lớn đầu vào được nhập khẩu từ nước ngoài, trong nước không có các ngành công nghiệp phụ trợ. Tại giai đoạn 2, khi việc lắp ráp nội địa đạt mức đủ lớn, các ngành công nghiệp phụ trợ sẽ phát triển, tuy nhiên tính cạnh tranh vẫn còn yếu, việc sản xuất vẫn phụ thuộc vào công nghệ và quản lý nước ngoài. Tại giai đoạn 3, khả năng quản lý và công nghệ được nội địa hoá và sự lệ thuộc vào nước ngoài giảm đáng kể.

Bắt đầu Sau một vài năm Sau nhiều năm (Không cạnh tranh) (Cạnh tranh yếu) (Cạnh tranh)

Hình 1. 4: Mô hình giả định về tăng tỷ lệ nội địa hoá

Nguồn: Hoàn thiện chiến lược phát triển công nghiệp Việt Nam – VDF

Nhập khẩu SX nội vi Nội địa FDI Nhập khẩu Nhập khẩu FDI Nội địa SX nội vi

Xuất phát từ yêu cầu và đặc điểm của ngành ô tô

Ngành ô tô với đặc điểm là luôn yêu cầu sử dụng một khối lượng chi tiết và phụ tùng lớn, một chiếc xe ô tô có từ 20.000-30.000 chi tiết. Ví dụ: để tạo ra một chiếc ô tô nhà sản xuất cần rất nhiều linh kiện như động cơ, hệ thống đèn, điện, ghế, kính, bánh và ruột xe, chi tiết nhựa nội ngoại thất … Có cả ngàn linh kiện và phụ tùng cần thiết để lắp ráp thành một chiếc ô tô. Thông thường các nhà sản xuất không tự mình cung ứng tất cả các chi tiết đó, thay vào đó họ phải thuê gia công ở bên ngoài từ các nhà cung cấp địa phương những phần hay công đoạn không cần thiết. Do đó để sản xuất ra một chiếc ô tô yêu cầu phải có tới hàng ngàn nhà cung cấp linh phụ kiện. Các hãng ô tô, ngay tại chính hãng cũng chỉ sản xuất chiều sâu được 36-45% các chi tiết của một chiếc xe, phần còn lại là do các nhà sản xuất linh phụ kiện cung cấp.

Một đặc điểm nữa của ngành ô tô cũng khiến cho các nhà sản xuất lắp ráp ô tô luôn phải tìm kiếm các nhà cung cấp linh phụ kiện ở bên ngoài đó là do vốn đầu tư trong ngành công nghiệp ô tô rất cao. Đồng thời, ngành ô tô cũng là ngành cơ khí chính xác đòi hỏi độ an toàn, chất lượng, kỹ thuật cao. Ví dụ: dây belt trong xe ô tô giá trị chỉ từ 3-6 USD, nhưng nếu bị hư thì làm hư nguyên cả máy ô tô (engine), … nên những nhà sản xuất ô tô có thương hiệu chỉ mua những linh kiện mà họ tin tưởng vào chất lượng để không ảnh hưởng đến thương hiệu của họ.

Đặc biệt đối với ngành công nghiệp ô tô Việt Nam, đây là ngành luôn luôn được ưu đãi nhất trong số các ngành công nghiệp, tuy nhiên hơn 10 năm qua vẫn dẫm chân tại chỗ. Nguyên nhân làm cho ngành công nghiệp ô tô Việt Nam không phát triển được và giá bán xe trong nước cao hơn nhiều so với xe trong khu vực là do ngành công nghiệp sản xuất linh kiện phụ trợ cho ngành ô tô ở Việt Nam vẫn còn kém phát triển. Do đó, để đảm bảo cho ngành công nghiệp ô tô Việt Nam có thể cạnh tranh được với các nước trong khu vực thì phát triển công nghiệp phụ trợ ngành ô tô là điều cần thiết phải làm.

Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) có vai trò rất quan trọng trong sự phát triển công nghiệp. Dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài không những giúp chúng ta giải quyết được vấn đề thiếu vốn đầu tư mà còn có tác dụng giải quyết việc làm, mở rộng các mặt hàng trên thị trường … Bên cạnh đó, khi các doanh nghiệp nước ngoài đầu tư vào Việt Nam sẽ thúc đẩy chuyển giao công nghệ, kỹ năng quản lý tiên tiến … cho Việt Nam. Vì vậy, Nhà nước luôn có những biện pháp cần thiết để thu hút nguồn vốn này vào đầu tư tại Việt Nam để nâng cao hiệu quả hoạt động của nền kinh tế.

Đối với các công ty nước ngoài đầu tư vào các ngành sản xuất các loại máy móc, tỷ lệ nội địa hoá càng cao càng có lợi. Trên thực tế, phí tổn về linh kiện, bộ phận và các sản phẩm trung gian trong những sản phẩm thuộc các ngành sản xuất máy móc chiếm tới hơn 80% giá thành, lao động chỉ chiếm từ 5 đến 10%, do đó khả năng nội địa hoá có tính chất quyết định đến thành quả kinh doanh của doanh nghiệp. Vì vậy, các doanh nghiệp FDI đầu tư vào Việt Nam luôn muốn tăng tỷ lệ nội địa hoá để giảm giá thành sản xuất. Có thể thấy trong cấu thành của sản phẩm công nghiệp, tỷ lệ của chi phí về công nghiệp phụ trợ cao hơn nhiều so với chi phí lao động nên một nước dù có ưu thế về lao động nhưng công nghiệp phụ trợ không phát triển sẽ làm cho môi trường đầu tư kém hấp dẫn.

Như vậy, giữa FDI và công nghiệp phụ trợ luôn có mối quan hệ tương hỗ với nhau. Do đó, muốn thu hút được nguồn vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam thì hệ thống công nghiệp phụ trợ trong nước phải đi trước một bước, tạo nền tảng cơ sở hạ tầng để cung cấp các đầu vào cần thiết cho ngành công nghiệp lắp ráp.

Tuy nhiên ở Việt Nam do công nghiệp phụ trợ vẫn còn non yếu và nhiều hạn chế nên các doanh nghiệp FDI rất khó tìm được nguồn cung cấp công nghiệp phụ trợ đáng tin cậy, điều đó đã hạn chế rất nhiều cơ hội thu hút đầu tư nước ngoài để phát triển nền kinh tế. Nhất là đối với ngành công nghiệp sản xuất và lắp ráp ô tô thì phát triển công nghiệp phụ trợ là điều không thể thiếu để có thể thu hút được nguồn vốn FDI đầu tư vào lĩnh vực này.

1.1.3.2 Những yếu tố cần thiết để phát triển công nghiệp phụ trợ ngành sản xuất ô tô

Dung lượng thị trường đủ lớn

Như đã phân tích ở trên, công nghiệp phụ trợ là ngành thường đòi hỏi vốn đầu tư lớn hơn so với công nghiệp lắp ráp. Tỉ lệ vốn đầu tư trong công nghiệp phụ trợ chiếm tới gần 80%, nhất là trong các ngành công nghiệp phụ trợ như tạo khuôn mẫu, gia công kim loại, ép nhựa … thường đòi hỏi phải đầu tư nhiều máy móc đắt tiền – các thiết bị sản xuất không thể chia nhỏ thành nhiều phần và không đòi hỏi nhiều về công nhân. Do vậy, các doanh nghiệp phụ trợ luôn phải nỗ lực giảm chi

Một phần của tài liệu Phát triển công nghiệp phụ trợ ngành công nghiệp sản xuất ôtô Việt Nam đến năm 2020 (Trang 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)