Về phía hiệp hội các doanh nghiệp phụ trợ ngành sản xuất ôtô Việt Nam

Một phần của tài liệu Phát triển công nghiệp phụ trợ ngành công nghiệp sản xuất ôtô Việt Nam đến năm 2020 (Trang 101)

6 Kết cấu của đề tài

3.4.6 Về phía hiệp hội các doanh nghiệp phụ trợ ngành sản xuất ôtô Việt Nam

Nam

 Nghiên cứu, đề xuất và tổ chức phối hợp giữa các doanh nghiệp phụ trợ ngành sản xuất ô tô tham gia sản xuất, lắp ráp nhằm nâng cao tính hợp tác- liên kết và tính chuyên môn hóa trong từng sản phẩm cơ khí.

 Nghiên cứu, đề xuất với các cơ quan quản lý nhà nước các giải pháp, cơ chế chính sách khuyến khích, thúc đẩy phát triển ngành Công nghiệp phụ trợ sản xuất ô tô theo đúng Chiến lược và quy hoạch đã được duyệt.

TÓM TẮT CHƯƠNG 3

Thực tế cho thấy, phát triển công nghiệp phụ trợ vốn rất khó khăn vì nó vừa đòi hỏi công nghệ cao, đòi hỏi lao động chất lượng cao, song lại có rủi ro cao, bởi vậy chính sách cũng cần một lộ trình có tính khoa học cao, phù hợp với sự phát triển chung. Kinh nghiệm quốc tế về phát triển công nghiệp phụ trợ cho thấy, thời gian đầu, vai trò của nhà nước rất quan trọng, trước hết là việc hình thành các chính sách. Cần có các văn bản quy định về phẩm cấp kỹ thuật, đăng ký ngành nghề, thay đổi về hải quan, về chính sách thuế... Tiếp đến là các ưu đãi về tài chính, về đất đai, hạ tầng, về đầu tư, về nguồn nhân lực, rồi chính sách khuyến khích thành lập các doanh nghiệp sản xuất công nghiệp phụ trợ, xây dựng các quỹ đặc thù riêng cho công nghiệp phụ trợ, hình thành tổ chức đầu mối để thực hiện sự quản lý nhà nước dẫn dắt, liên kết các doanh nghiệp làm công nghiệp phụ trợ, phân xử các tranh chấp hợp đồng cung ứng, xây dựng, ban hành cơ sở dữ liệu đầy đủ về công nghiệp phụ trợ...

Tóm lại, từ nhận thức về tầm quan trọng của phát triển ngành công nghiệp này, cần phải thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp thì mới có thể phát triển công nghiệp phụ trợ ngành công nghiệp sản xuất ô tô Việt Nam, góp phần phát triển nền kinh tế một cách bền vững, sớm đạt được mục tiêu cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại vào năm 2020.

KẾT LUẬN

Trong khuôn khổ Luận văn tốt nghiệp, em đã nêu lên những nghiên cứu cũng như sưu tầm của em về Sự Phát triển Công nghiệp phụ trợ ngành sản xuất ô tô Việt Nam trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế để góp phần tạo một bức tranh tổng thể về nền Công nghiệp ô tô và đưa ra một số giải pháp nhằm tháo gỡ những khó khăn, góp phần tìm hướng đi đúng cho nền Công nghiệp mũi nhọn này.

Qua toàn bộ Luận văn, có thể nói rằng Hội nhập kinh tế quốc tế là một bước đi tất yếu của Việt Nam nhằm mục đích phát triển kinh tế ngang tầm với khu vực và trên thế giới. Ngành Công nghiệp phụ trợ sản xuất ô tô Việt Nam ngay từ khi ra đời với sự hỗ trợ dìu dắt của Nhà nước mà đã có những bước phát triển mạnh. Tuy nhiên so với thế giới, nền Công nghiệp phụ trợ sản xuất ô tô Việt Nam mới chỉ đang dừng lại ở việc lắp ráp giản đơn, năng lực sản xuất thấp, nhiều sản phẩm sản xuất chưa đáp ứng được yêu cầu về mặt kỹ thuật. Theo cá c chuyên gia đánh giá, có bốn điều kiện để có được ngành công nghiệp phụ trợ sản xuất ô tô phát triển là Khoa học Công nghê, Vốn, Con người và chất lượng sản phẩm. Việt Nam đang trong quá trình Công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước, hội nhập kinh tế quốc tế, do vậy với nhu cầu phát trển Công nghiệp là rất lớn. Con người Việt Nam được cho là khéo tay, chăm chỉ và có đầu óc sáng tạo. Nên hiện nay rất nhiều các doanh nghiệp sản xuất FDI đã tận dụng thế mạnh này để đầu tư các dây chuyền sản xuất lắp ráp lớn tại Việt Nam trong khi đó các doanh nghiệp sản xuất trong nước thiếu dây chuyền hiện đại. Yếu tố Kỹ thuật của Việt Nam là vấn đề khá lớn trong quá trình hội nhập. Mặc dù có tỷ lệ phát triển thành tố Công nghệ cao hơn so với các ngành Công nghiệp khác trong cả nước nhưng so với thế giới máy móc của chúng ta nhìn chung còn lạc hậu, cũ kỹ khiến cho nhiều doanh nghiệp có khả năng lớn về con người và thị trường vẫn phải chịu thiệt thòi.

Hội nhập kinh tế quốc tế mang lại nhiều cơ hội cho Việt Nam. Cơ hội giao lưu, học hỏi. Cơ hội xuất khẩu các sản phẩm Công nghiệp. Bên cạnh đó, nó cũng tiềm ẩn nhiều thách thức lớn và nguy cơ gạt ra khỏi cuộc đua toàn cầu là không nhỏ. Nhận thức được thực trạng này, chúng ta cần có những định hướng, giải pháp cụ

thể, hiệu quả để phát triển Công nghiệp phụ trợ sản xuất ô tô, để ngành này có thể tận dụng được những cơ hội cũng như hạn chế đến thấp nhất những khó khăn thách thức khi hội nhập khu vực và thế giới. Do đó, không chỉ Nhà nước đưa ra những chính sách hợp lý mà các doanh nghiệp cũng phải cải cách mình như nâng cao trình độ công nghệ, chất lượng nguồn nhân lực…Từ đó sẽ dần hình thành được ngành công nghiệp phụ trợ sản xuất ô tô lớn mạnh, có đủ sức cạnh tranh.

Hy vọng qua Luận văn tốt nghiệp của em sẽ góp một phần nào đó vào Chiến lược phát triển Công nghiệp phụ trợ ngành công nghiệp sản xuất ô tô Việt Nam trong thời gian tới. Tuy nhiên, do trình độ nghiên cứu còn hạn chế, không thể tránh khỏi những thiếu sót, em rất mong nhận được ý kiến của thầy cô và các bạn để hoàn thiện hơn nữa Luận văn này.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Ngô Công Thành(2013). Quản trị kinh doanh quốc tế. NXB Thanh Niên.

2. Nguyễn Đình Luận(2013). Quản trị nguồn nhân lực.

3. Dương Hoàng Linh .Công nghiệp phụ trợ VN, cơ hội và tiềm năng.

4. Bộ giáo dục đào tạo(2007).Kinh tế học vi mô. NXB giáo dục.

5. Bộ giáo dục đào tạo(2007).Kinh tế học vĩ mô. NXB giáo dục.

6. David Begg(1995). Kinh tế học - tập 1,2. NXB Giáo dục.

7. Kenichi Ohno(2007). Xây dựng công nghiệp hỗ trợ tại Việt Nam. VDF, Tokyo

8. Kenichi Ohno, Nguyễn Văn Tường(2006). Công nghiệp phụ trợ Việt Nam dưới góc nhìn của các nhà sản xuất Nhật Bản . VDF, Tokyo.

9. Thủ tướng chính phủ(2004). Quy hoạch tổng thể ngành công nghiệp ô tô Việt Nam đến năm 2010 và tầm nhìn đến năm 2020.

10. Kenichi Ohno(2004). Báo cáo điều tra “Xây dựng và tăng cường ngành công nghiệp phụ trợ tại Việt Nam” . VDF, Tokyo.

11. Thủ tướng chính phủ(2002). Chiến lược phát triển ngành Công nghiệp ô tô Việt Nam đến năm 2010, tầm nhìn tới năm 2020 .

12. www.vietmachine.com 13. www.google.com.vn 14. www.vietbao.com 15. www.vnexpress.net 16. www.toyotavn.com.vn

PHỤ LỤC

1. Một số nhà cung cấp linh phụ kiện ô tô Việt Nam

STT Tên nhà cung cấp Linh phụ kiện được cung cấp

1 Công ty cổ phần cơ khí 30 – 4 Sản xuất phụ tùng ô tô

2 Công ty cổ phần cơ khí 19 – 8 Sản xuất phụ tùng ô tô

3 Công ty TNHH Khải Thuận Sản xuất bộ lọc nhớt ô tô

4 Công ty TNHH Chiu Yi Việt Nam Sản xuất thiết bị ô tô

5 Công ty TNHH Cowin Fastermers Sản xuất đinh vít, đai ốc, bu long

6 Công ty TNHH sản xuất thương mại

công nông Sản xuất các loại săm lốp

7 Công ty TNHH kỹ thuật Der Jing Sản xuất phụ tùng ô tô

8 Công ty TNHH Doãn Cường Sản xuất săm lốp

9 Công ty TNHH Furukawa Automotive

Parts Sản xuất bộ dây điện, linh kiện ô tô

10 Công ty TNHH Grace Country Sản xuất trục, khớp nối ô tô

11 Công ty TNHH HILEX Việt Nam Sản xuất dây cáp điều khiển, phụ tùng, phụ kiện ô tô

13 Công ty TNHH Silver Net Sản xuất ruột xe ô tô

14 Công ty TNHH Takanichi VN Sản xuất đồ nội thất ô tô

15 Công ty cổ phần ô tô Trường Hải Sản xuất phụ tùng ô tô

16 Công ty TNHH Trường Phong Sản xuất vành xe ô tô

17 Công ty TNHH điện Stanley VN Sản xuất đèn ô tô

18 Công ty SX&TM Viglacera Sản xuất má phanh ô tô

19 Công ty động cơ CQS Sản xuất cần thắng xe ô tô

20 Công ty TNHH đúc chính xác VN Sản xuất cụm công tắc các loại

2. Quy hoạch phát triển sản phẩm phụ trợ chủ yếu - Cabin xe tải

2011 - 2015 2016 – 2020

Sản lượng (chiếc/năm) 78.000 92.000

Hàm lượng nội địa (%) 80 95

Số lượng mẫu (loại) 18 27

Giá trị sản phẩm (tỷ đồng) 1.598 2.016

- Khung xe tải

2011 - 2015 2016 – 2020

Sản lượng (bộ/năm) 78.000 92.000

Hàm lượng nội địa (%) 90 95

Số lượng mẫu (loại) 24 40

Giá trị sản phẩm (tỷ đồng) 2.786 3.286

- Khung và vỏ xe khách

2011 - 2015 2016 – 2020

Khung và vỏ Khung Vỏ

Hàm lượng nội địa (%) 80 90 80

Số lượng mẫu (loại) 9 24 15

Giá trị sản phẩm (tỷ đồng) 4.069 2.719 5.220

- Hệ thống treo tải: Hoàn thiện chế tạo các bộ nhíp lá cho xe tải và các phụ kiện

2011 - 2015 2016 – 2020

Sản lượng (bộ/năm) 78.000 92.000

Hàm lượng nội địa (%) 95 95

Số lượng mẫu (loại) 10 20

Giá trị sản phẩm (tỷ đồng) 1.786 2.106

- Hệ thống treo xe khách

2011 - 2015 2016 – 2020

Sản lượng (bộ/năm) 31.500 56.000

Hàm lượng nội địa (%) 80 80

Số lượng mẫu (loại) 12 24

- Cụm động cơ 2011 – 2015 2016 - 2020 Sản lượng (chiếc/năm) - Nhóm công suất 50-60 kW 2.000 12.000 - Nhóm công suất 80-90 kW 30.000 35.000 - Nhóm công suất 100-110 kW 25.000 23.000 - Nhóm công suất 140-160 kW 15.000 11.000 - Nhóm công suất 170-190 kW 5.000 10.000 - Nhóm công suất 210-240 kW 1.000 5.000 - Nhóm công suất >250 kW 500 2.600

Hàm lượng nội địa cho các nhóm công

suất 80-240 kW (%) 60 60

Hàm lượng nội địa cho các nhóm công

suất 50-60 kW và >250 kW (%) 50 60

- Hộp số và cầu xe, moay ơ bánh xe, các đăng

2011 - 2015 2016 – 2020

Tổng số (bộ) 133.900 88.600

Hàm lượng nội địa (%) 65 75

Giá trị sản phẩm (tỷ đồng) 3.520 5.393

- Hệ thống lái và cầu trước

Đến 2010 2011 - 2015 2016 – 2020

Tổng số (bộ) 63.000 109.500 109.500

Hàm lượng nội địa (%) 60 60 65

Giá trị sản phẩm (tỷ đồng) 401 1.471 2.172

3. Các vật liệu cần thiết phục vụ cho ngành chế tạo các linh kiện phụ tùng cho ngành chế tạo ô tô

Vật liệu 2011-2015 2016-2020

Thép và gang

Nhu cầu (tấn/năm) 488.500 687.400

Khả năng đáp ứng (%) 79,8 81,4

Nhựa dẻo hoá học

Nhu cầu (tấn/năm) 28.300 45.100

Khả năng đáp ứng (%) 40 52,4

Sản lượng (tấn/năm) 11.300 23.600

Kính và hỗn hợp vô cơ

Nhu cầu (tấn/năm) 13.100 24.400

Khả năng đáp ứng (%) 84,7 106,7

Sản lượng (tấn/năm) 11.100 26.000

Sợi gỗ và chất dính kết

Nhu cầu (tấn/năm) 7.500 13.700

Khả năng đáp ứng (%) 18,2 16,8

Sản lượng (tấn/năm) 1.400 2.300

Kim loại nhẹ

Nhu cầu (tấn/năm) 15.000 24.200

Khả năng đáp ứng (%) 61,8 54,2

Vải

Nhu cầu (tấn/năm) 3.500 6.500

Khả năng đáp ứng (%) 86 116,4

Sản lượng (tấn/năm) 3.000 7.600

Cao su

Nhu cầu (tấn/năm) 63.100 9.600

Khả năng đáp ứng (%) 107,4 131,1

Sản lượng (tấn/năm) 67.800 118.700

Vật liệu khác

Nhu cầu (tấn/năm) 29.300 50.800

Khả năng đáp ứng (%) 43,2 46,4

Sản lượng (tấn/năm) 12.700 23.600

4. Thông tin cần có trong Cơ sở dữ liệu về công nghiệp phụ trợ

Nguồn: Xây dựng công nghiệp hỗ trợ tại Việt Nam (VDF)

Các tiêu chí lựa chọn nhà cung cấp Thái độ của TGĐ Chất lượng Chi phí Giao hàng đúng hạn

Quy mô sản xuất

Các mục tiêu cần có trong CSDL về CNPT Giới thiệu

Trang thiết bị sản xuất Độ chính xác chế tạo Chứng chỉ chất lượng Khách hàng chính Doanh số bán hàng năm Tổng vốn Số lao động - Chính sách của công ty - Các kỹ năng đặc biệt - Kinh nghiệm về giao hàng đúng hẹn - Danh mục máy móc - Tên nhà sản xuất - Mức độ chính xác tính theo milimét - ISO 9000 - ISO 14000

5. Qui mô lắp ráp cho từng miền

Khu vực

Đến 2015 Đến 2020

Số nhà máy Lượng xe Giá trị của CNPT (tỷ đồng) Số nhà máy Lượng xe Giá trị của CNPT (tỷ đồng)

Miền Bắc 8 50.000 1.182 9 65.000

3.620

Miền Trung 2 15.000 354 4 28.000

Miền Nam 7 45.000 1.064 8 55.000

6. Các nhà máy sản xuất chuyên môn hoá

Khu vực Chuyên môn

Đến 2015 Đến 2020 Số NM Sản lượng (cái/năm) Giá trị sản phẩm (tỷ đồng) Số NM Sản lượng (cái/năm) Giá trị sản phẩm (tỷ đồng) Miền Bắc Động cơ diêzel 2 2x20.000 3.200 2 2x25.000 4.000 Truyền lực, cầu 2 2x20.000 3.000 2 2x30.000 4.500 Khung 2 1x20.000 2.400 3 3x20.000 3.600 Miền Trung Động cơ diêzel 0 0 0 1 20.000 1.600 Truyền lực, cầu 1 1x20.000 1.600 1 30.000 1.600 Khung 1 1x20.000 1.200 2 2x15.000 1.800 Miền Nam Động cơ diêzel 2 2x20.000 3.200 2 2x25.000 4.000 Truyền lực, cầu 2 2x20.000 3.000 2 2x30.000 4.500 Khung 2 2x20.000 2.400 3 2x20.000 3.600

7. Một số chương trình đào tạo công nghiệp thành công ở Việt Nam

Thời gian hoạt động

Địa điểm Đối tác nước ngoài

Ngân sách Số lượng học sinh - sinh viên Các khoá học Trường cao đẳng Kỹ thuật Cao Thắng 1905 HCMC Không Tự cấp 7.500 năm 2006 (và 7.000 học ngắn hạn)

30 môn học về công nghiệp với định hướng nghề nghiệp rõ ràng và các lớp thực hành

Trung tâm Việt-Đức tại trường giáo dục Kỹ thuật Hồ Chí Minh

1993-2000 HCMC Đức 7 mil USD 400/năm Chương trình được tiêu chuẩn hoá để đào tạo giáo viên trong các lĩnh vực điện-điện tử và cơ khí với trang thiết bị hiện đại

Trung tâm đào tạo kỹ thuật Việt Nam – Singapore

1997-2005 Bình Dương

Singapore 5 triệu USD

500 (năm 2002) Điện-điện tử, cơ khí, cơ điện tử, các khoá học theo đơn đặt hàng, hợp tác chặt chẽ với VSIP

Trung tâm kỹ thuật Việt Nam - Nhật Bản tại trường đại học Hà Nội 2000-2005 Hà Nội Nhật Bản 6 triệu USD 720/năm (và 1.300 thuộc các khoá học ngắn hạn trong 5 năm)

Gia công cơ khí, kim loại, điều khiển điện, sử dụng các thiết bị hiện đại và giáo dục thái độ làm việc tốt

Trung tâm hợp tác Việt Nam - Nhật Bản

2000-2010 Hà Nội, TP.HCM

Nhật Bản - 2.000 trong 6 năm Quản trị và chiến lược kinh doanh, quản lý sản xuất … dành cho nhà quản lý cấp cao và trung

Nguồn: Phạm Trương Hoàng và Ngô Đức Anh (2008)

Ghi chú: Quy mô ngân sách gồm vốn đối ứng của đối tác Việt Nam. Đơn vị tiền tệ gốc được chuyển đổi sang USD theo tỉ giá hiện hà

8. FDI ngành ôtô: Việt Nam đang mất dần sức hấp dẫn

Làn sóng các tập đoàn ôtô thế giới liên tiếp đổ vốn vào Thái Lan cho thấy thị trường ôtô Việt Nam đang mất dần sức hấp dẫn.

Trong buổi ra mắt báo giới hồi tháng 1, tân Tổng Giám đốc Ford Việt Nam, ông Laurent Charpentier, có nói: “Điều quan trọng không phải là bạn đang đứng ở đâu mà là bạn bước đi như thế nào”, khi nhận xét về ngành ôtô Việt Nam.

Câu nói này có thể được hiểu một cách đơn giản là, dù thị trường ôtô Việt Nam rất tiềm năng, nhưng nếu phát triển không đúng cách thì vẫn tiếp tục giẫm chân tại chỗ. Điều này có thể góp phần lý giải cho việc các tập đoàn ôtô thế giới liên tục đổ vốn lớn vào Thái Lan, thay vì Việt Nam trong năm qua.

Nước chảy chổ trủng

“Thị trường ôtô Thái Lan vẫn là chỗ trũng đón nguồn vốn đầu tư lớn, bất kể bất ổn chính trị”, ông Kwanchai Paphatphong, một nhà đầu tư Thái tại TP.HCM, cho biết. Ngày 9.12.2010, Mitsubishi (Nhật) công bố khoản đầu tư mới 532 triệu USD cho nhà máy thứ 3 tại Thái Lan chuyên sản xuất ôtô chạy điện mang nhãn hiệu i-MiEV, sản lượng dự kiến 150.000 chiếc/năm. Trước đó, vào tháng 3, một nhà sản xuất ôtô khác của Nhật là Nissan đã tung ra thị trường sản phẩm xe sinh thái Nissan March với vốn đầu tư hơn 168 triệu USD, hướng tới sản lượng 200.000 chiếc vào

Một phần của tài liệu Phát triển công nghiệp phụ trợ ngành công nghiệp sản xuất ôtô Việt Nam đến năm 2020 (Trang 101)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)