6 Kết cấu của đề tài
3.3.3 Phát triển nguồn nhân lực có kỹ năng
Một vấn đề hiển nhiên luôn được đề cập đến trong rất nhiều tài liệu, trong các cuộc hội thảo đó là vấn đề phát triển nguồn nhân lực có kỹ năng. Ta cũng có thể khẳng định rằng lợi thế so sánh động của Việt Nam đối với các nước trong khu vực trong tương lai sẽ chính là nguồn lao động có kỹ năng. Vì vậy, muốn ngành công nghiệp phụ trợ ô tô có thể phát triển thì chúng ta phải đưa ra được những giải pháp để nâng cao năng lực của người lao động nói chung và những người lao động trong lĩnh vực công nghiệp phụ trợ ô tô nói riêng.
Hiện nay, vấn đề nguồn nhân lực có kỹ năng ở nước ta vẫn chưa được giải quyết. Đặc biệt trong lĩnh vực chế tạo ô tô của Việt Nam hiện nay đã bộc lộ sự thiếu hụt cả về số lượng và chất lượng cán bộ quản lý, công nhân kỹ thuật, do đó việc đào tạo về kiến thức quản lý, nghiệp vụ cũng như phong cách lao động công nghiệp cũng được đặt ra như một nhu cầu cấp thiết. Chúng ta cũng vẫn còn thiếu lực lượng kỹ sư có trình độ từ trung cấp trở lên. Trong một thời gian dài việc đào tạo và thực hành khoa học kỹ thuật (kỹ thuật cơ khí, hoá chất, điện …) ở các trường đại học còn nhiều hạn chế cộng với sự thiếu nhiệt tình của sinh viên trong quá trình tiếp thu kiến thức thực tế đã làm cho chất lượng của các kỹ sư khi tốt nghiệp rất thấp. Số lượng
kỹ sư tốt nghiệp đại học được tuyển dụng với yêu cầu đầy đủ năng lực đáp ứng các nhu cầu về quản lý còn rất hạn chế.
Thực trạng đó chỉ ra rằng để có được một lực lượng lớn kỹ sư có thể làm việc trong các ngành công nghiệp phụ trợ thì chúng ta cần phải cải cách chương trình đào tạo đại học bao gồm đổi mới trang thiết bị dạy học, phương thức giảng bài và chương trình đào tạo. Chỉnh sửa chương trình đào tạo theo hướng hướng nghiệp ở các cấp học đại học và cao đẳng. Ví dụ: chúng ta có thể tổ chức các chương trình liên thông giữa các trường đại học và các tổ chức học thuật như tổ chức các đợt thực tập ngắn hạn. Qua đó, sinh viên có điều kiện nâng cao kỹ năng thực hành và có thái độ đúng đắn với môi trường làm việc của một doanh nghiệp sản xuất.
Để có được một lực lượng kỹ sư có trình độ cao chúng ta nhất thiết phải xây dựng được một chiến lược phát triển nguồn nhân lực thông qua các chương trình đào tạo nghề. Bên cạnh đó, việc mở rộng các trường cao đẳng kỹ thuật và các trung tâm đào tạo nghề cũng là điều không thể thiếu. Một ví dụ điển hình là sự hợp tác giữa Cơ quan hợp tác quốc tế Nhật Bản và trường Cao đẳng Công nghiệp Hà Nội. Từ năm 2002, Cơ quan hợp tác quốc tế Nhật Bản đã giúp trường Cao đẳng Công nghiệp Hà Nội trang bị lại cơ sở đào tạo bằng việc hỗ trợ máy móc, thiết bị và đào tạo giảng viên cho Việt Nam, tìm kiếm đầu ra cho việc sản xuất linh phụ kiện. Ở Việt Nam cũng đã có những chương trình đào tạo công nghiệp rất tốt, tuy nhiên số lượng còn ít. Các chương trình này đã kết hợp được lý thuyết với thực hành; trao đổi chặt chẽ với doanh nghiệp nhằm đáp ứng đúng nhu cầu lao động và cập nhật thường xuyên chương trình giảng dạy để đáp ứng đúng nhu cầu lao động. Chính phủ nên có những hỗ trợ cần thiết để duy trì và khuyến khích, tạo hiệu ứng lan toả sang các cơ sở khác. Ta có thể thấy một số chương trình đào tạo công nghiệp được xem là đã thành công trong Phụ lục 7