Các giải pháp về chính sách

Một phần của tài liệu Phát triển công nghiệp phụ trợ ngành công nghiệp sản xuất ôtô Việt Nam đến năm 2020 (Trang 90)

6 Kết cấu của đề tài

3.3.1 Các giải pháp về chính sách

Ở bất cứ một quốc gia nào thì Chính phủ với những chủ trương chính sách của mình luôn đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển nền kinh tế nói chung và phát triển ngành công nghiệp nói riêng.

Để ngành công nghiệp ô tô cũng như công nghiệp phụ trợ ô tô Việt Nam có thể phát triển được thì Nhà nước cần phải hoàn thiện chính sách phát triển ngành công nghiệp ô tô theo hướng rõ ràng, minh bạch và ổn định trong một thời gian dài đối với các sản phẩm ô tô và linh kiện ô tô. Hiện nay, Việt Nam đã gia nhập WTO và theo các cam kết của Hiệp định bảo hộ và ưu đãi đầu tư đã ký kết với Nhật Bản thì việc áp đặt tỉ lệ nội địa hoá đối với các sản phẩm công nghiệp trong đó có ô tô cần phải được loại bỏ.

Sản xuất phụ tùng (cụm chi tiết, chi tiết, bộ phận) là vấn đề cốt lõi của sản xuất ô tô, nội địa hoá ô tô và cần phải được kích thích bằng các chính sách khuyến khích như: giảm thuế cho các phụ tùng có tỉ lệ nội địa hoá cao, các phụ tùng sản xuất theo công nghệ tiên tiến, các phụ tùng xuất khẩu và mang lại hiệu quả kinh tế cao … Đồng thời Nhà nước cũng cần khuyến khích và ưu tiên sản xuất những loại phụ tùng có thể dùng chung cho nhiều loại xe như: săm lốp, ắc quy, bộ dây điện, ghế đệm …

Tiếp tục khuyến khích, ưu đãi đầu tư vào lĩnh vực sản xuất phụ tùng cũng như sản xuất lắp ráp ô tô, không phân biệt thành phần kinh tế. Có chính sách ưu đãi cho đầu tư nghiên cứu và phát triển; đào tạo nguồn nhân lực cho ngành ô tô; hoàn thiện hệ thống pháp lý và đầu tư trang thiết bị tiên tiến phục vụ công tác kiểm định chất lượng.

Bên cạnh đó Chính phủ cũng cần đưa ra một chính sách thuế hợp lý, nhất là chính sách thuế nhập khẩu đối với linh kiện và phụ tùng ô tô. Biểu thuế nhập khẩu hiện hành quy định các mức thuế suất cụ thể đồng thời cho cả bộ linh kiện, cho từng loại phụ tùng rời và cho cả xe nguyên chiếc. Trong đó mức thuế nhập khẩu của bộ linh kiện thấp hơn nhiều so với mức thuế nhập khẩu ô tô nguyên chiếc. Thực tế cho thấy, nếu cứ duy trì chính sách thuế nhập khẩu này thì các doanh nghiệp sản xuất và lắp ráp ô tô trong nước sẽ không có động lực để đầu tư nâng cao tỷ lệ nội địa hoá và sẽ không khuyến khích được việc sản xuất phụ tùng trong nước. Ngành công nghiệp ô tô chắc chắn sẽ chỉ dừng lại ở công đoạn lắp ráp giản đơn từ các linh phụ kiện nhập khẩu. Vì vậy, cần phải nâng mức thuế nhập khẩu đối với các linh kiện dùng

cho lắp ráp ô tô để buộc những doanh nghiệp này phải chuyển hướng sang sản xuất phụ tùng trong nước thì mới có một ngành sản xuất ô tô trong nước đích thực.

Tuy nhiên, không phải bất cứ linh phụ kiện ô tô nhập khẩu nào cũng đánh thuế cao. Đối với các bộ phận quan trọng của ô tô như động cơ, hộp số, bộ phận truyền động, đây là những bộ phận chưa có đơn vị nào trong nước sản xuất đáp ứng được yêu cầu về chất lượng của các nhà lắp ráp, thì có thể giảm thuế nhập khẩu để giảm bớt chi phí trong giá thành, góp phần giảm giá xe sản xuất, lắp ráp trong nước.

Một phần của tài liệu Phát triển công nghiệp phụ trợ ngành công nghiệp sản xuất ôtô Việt Nam đến năm 2020 (Trang 90)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)