6 Kết cấu của đề tài
3.3.5 Phát triển mạng lưới doanh nghiệp sản xuất linh phụ kiện ôtô
Phát triển công nghiệp phụ trợ ngành ô tô được coi là vấn đề cốt lõi, là điều kiện không thể thiếu của sản xuất ô tô, gắn liền với chính sách nội địa hoá và xuất
khẩu phụ tùng. Trong đó, ta cần phải xác định rõ loại linh phụ kiện nào mà Việt Nam nên đầu tư, sử dụng vật tư trong nước, xác định rõ các doanh nghiệp tham gia vào ngành sản xuất phụ tùng một cách có chọn lọc. Từ đó hình thành nên mối liên kết giữa các nhà sản xuất, lắp ráp ô tô và các nhà cung ứng phụ tùng. Chỉ có sự liên kết chặt chẽ giữa các doanh nghiệp sản xuất sản phẩm phụ trợ và các nhà sản xuất lắp ráp mới phát triển được thị phần về cung ứng phụ tùng, linh kiện của Việt Nam cho các liên doanh lắp ráp trong nước và tham gia vào hệ thống phân phối sản phẩm phụ trợ ngành ô tô toàn cầu.
Kết nối các doanh nghiệp FDI và các doanh nghiệp sản xuất linh phụ kiện nội địa thông qua các chương trình giới thiệu nhu cầu phát triển và sử dụng sản phẩm phụ trợ và hợp đồng kinh tế giữa các doanh nghiệp. Bên cạnh đó, ta cũng cần phải xây dựng có sở dữ liệu về danh mục các linh phụ kiện được cung cấp trong nước. Qua đó có thể tăng cường mối liên kết giữa các doanh nghiệp sản xuất và lắp ráp ô tô với các doanh nghiệp phụ trợ. Việc này cũng giúp cho các nhà có vốn đầu tư nước ngoài rút ngắn thời gian và chi phí tìm kiếm nhà cung cấp nội địa, từ đó có thể tối thiểu hoá chi phí tìm kiếm hàng nội địa thay thế hàng nhập khẩu.
Nâng cao năng lực và hiệu quả hoạt động của các hiệp hội nghề nghiệp liên quan đến các sản phẩm hỗ trợ để thực sự tạo cầu nối giữa các doanh nghiệp cung cấp nội địa với các hãng chính (các nhà lắp ráp FDI) và giữa các doanh nghiệp cung cấp nội địa với các doanh nghiệp cung cấp FDI. Các hiệp hội này cần phải đảm nhận được vai trò của người xúc tiến đầu tư với năng lực lãnh đạo tốt đối với các khoản tín dụng trong và ngoài nước cho việc đầu tư phát triển khối doanh nghiệp cung cấp nội địa.