Thành tựu

Một phần của tài liệu Phát triển công nghiệp phụ trợ ngành công nghiệp sản xuất ôtô Việt Nam đến năm 2020 (Trang 74)

6 Kết cấu của đề tài

2.3.1Thành tựu

Ngành công nghiệp phụ trợ ô tô Việt Nam tuy đã không đạt được những mục tiêu do nhà nước đặt ra nhưng chúng ta cũng cần phải ghi nhận những cố gắng của Chính phủ cũng như các doanh nghiệp nội địa trong ngành này. Việc chuyển cách

tính từ bộ linh kiện sang từng linh kiện đã làm cho ngành sản xuất phụ tùng trong nước trở nên sôi động hơn. Nhiều doanh nghiệp như Công ty Trường Hải, Xuân Kiên, TMT, Vinamotor … đã thành công trong việc nâng tỉ lệ nội địa hoá. Hiện tỉ lệ nội địa hoá của các doanh nghiệp này đã đạt được 40%. Đối với một số doanh nghiệp có liên quan định hướng phát triển lâu dài tại Việt Nam đã có xu hướng tìm kiếm các nhà sản xuất phụ tùng trong nước hoặc kêu gọi nhà đầu tư ở nước ngoài đầu tư sản xuất tại Việt Nam.

Có thể chia sự phát triển của ngành sản xuất và lắp ráp ô tô thành hai giai đoạn. Giai đoạn trước 1990, chủ yếu là chế tạo và sản xuất phụ tùng nhỏ lẻ để thay thế cho các chi tiết hỏng hóc của các chủng loại ô tô. Giai đoạn này cũng đã tiến hành chế thử một số cụm tổng thành hoặc một số chi tiết của cụm tổng thành. Do chỉ sản xuất phụ tùng thay thế nên trang thiết bị giản đơn và chủ yếu sử dụng thợ có tay nghề, qui trình sản xuất không hoàn thiện, sản lượng nhỏ. Qui mô sản xuất và chất lượng sản phẩm của giai đoạn này chưa thể gọi là có công nghiệp phụ trợ cho ô tô, tuy nhiên cũng có thể coi đó là những khởi điểm đầu tiên phát triển công nghiệp phụ trợ cho ngành ô tô.

Giai đoạn sau 1990, với những nỗ lực của Chính phủ và các doanh nghiệp, trong nước đã bắt đầu hình thành một số liên doanh lắp ráp ô tô với các linh kiện nhập ngoại và một số nhà máy lắp ráp ô tô Việt Nam. Hiện tại, khả năng chế tạo linh kiện và phụ tùng lắp ráp trong nước còn rất hạn chế, đa phần là các bộ phận có giá trị thấp. Tuy nhiên, một số chi tiết, phụ tùng linh kiện ô tô đã được nghiên cứu và chế tạo nhằm gia tăng tỉ lệ nội địa hoá trong lắp ráp ô tô như lốp xe có khả năng chịu tải, các loại nhíp lá, các sản phẩm nhựa có độ chính xác không cao, ghế đệm, công nghệ sơn, mạ, tĩnh điện các cụm chi tiết vừa và nhỏ, bộ dây điện truyền dẫn … Trong năm 2007, Toyota Việt Nam đã khai trương nhà máy sản xuất động cơ đầu tiên tại Việt Nam nhằm mục đích xuất khẩu và phục vụ cho lắp ráp nội địa. Đây là tín hiệu đáng mừng của ngành công nghiệp phụ trợ ô tô Việt Nam.

Một phần của tài liệu Phát triển công nghiệp phụ trợ ngành công nghiệp sản xuất ôtô Việt Nam đến năm 2020 (Trang 74)