Mục tiêu phát triển công nghiệp ôtô đến năm 2020

Một phần của tài liệu Phát triển công nghiệp phụ trợ ngành công nghiệp sản xuất ôtô Việt Nam đến năm 2020 (Trang 83)

6 Kết cấu của đề tài

3.1.3 Mục tiêu phát triển công nghiệp ôtô đến năm 2020

Xây dựng và phát triển ngành công nghiệp ô tô Việt Nam để đến năm 2020 trở thành một ngành công nghiệp quan trọng của đất nước, có khả năng đáp ứng ở mức cao nhất nhu cầu thị trường trong nước và tham gia vào thị trường khu vực và thế giới.

Công nghiệp ôtô là ngành sản xuất quan trọng, có thể đóng góp trên dưới 1 tỷ USD/năm cho ngân sách Nhà nước cũng như thu hút khoảng 80.000 lao động và lôi kéo các ngành sản xuất khác phát triển.

Tính đến nay, đã có 18 doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) và 38 doanh nghiệp 100% vốn trong nước tham gia sản xuất, lắp ráp ôtô với năng lực khoảng 460 ngàn xe/năm, gồm đầy đủ các chủng loại xe con (200 ngàn xe/năm), xe tải (215 ngàn xe/năm)... Một số Tập đoàn ôtô lớn trên thế giới như: Toyota, Ford, Nissan, Mercedes... cũng đã vào Việt Nam.

Tỷ lệ nội địa hoá đạt thấp, mục tiêu đề ra 40% vào năm 2005, 60% vào năm 2010 đối với loại xe thông dụng (xe tải, xe khách, xe con); đến nay chủ yếu mới đạt bình quân khoảng 7-10% đối với xe con và 35-40% đối với xe tải nhẹ.

Đối với động cơ và hộp số, mục tiêu Quy hoạch đặt ra tỷ lệ sản xuất trong nước là 50-90% vào năm 2010, đến nay vẫn chưa sản xuất được. Bên cạnh đó, mặc dù số lượng doanh nghiệp tham gia ngành công nghiệp phụ trợ ô tô của Việt Nam hiện khoảng 210 doanh nghiệp, nhưng chủ yếu thuộc loại vừa và nhỏ và chỉ sản xuất được một số ít chủng loại phụ tùng đơn giản, có hàm lượng công nghệ thấp như gương, kính, ghế ngồi, bộ dây điện, ắc quy, sản phẩm nhựa, v.v...

Đặc biệt, một mục tiêu hết sức quan trọng là có giá bán xe hợp lý, phù hợp với túi tiền người Việt Nam chưa đạt được. Hiện giá bán xe vẫn ở mức cao so với các nước trong khu vực, giá thành sản xuất ô tô tại Việt Nam cao hơn khoảng 20% so

với các nước ASEAN; chất lượng xe có cải tiến nhưng vẫn không bằng xe nhập khẩu, vì vậy, chưa hạn chế được tư tưởng chuộng xe ngoại ở một bộ phận người tiêu dùng.

Tuy nhiên, theo ông Nguyễn Quốc Quân, Vụ trưởng Vụ Công nghiệp nặng, nếu so với kế hoạch được Chính phủ phê duyệt từ năm 2004 thì tốc độ phát triển rất đì đẹt, nhiều chỉ tiêu đều không đạt được.

Dẫn chứng cho điều này, ông Quân cho biết, hiện ngành sản xuất ôtô trong nước mới dừng ở mức độ lắp ráp. Tỷ lệ nội địa hoá đạt thấp, mục tiêu đề ra là 40% vào năm 2005, 60% vào năm 2010 đối với loại xe thông dụng (xe tải, xe khách, xe con) nhưng đến nay chủ yếu mới đạt bình quân khoảng 7- 10% đối với xe con (Thaco đạt 15-18%, Vinaxuki đạt khoảng 40%) và đến 35-40% đối với xe tải nhẹ (Thaco đạt khoảng 33%, Vinaxuki đạt khoảng 50%).

Trong khi đó, ngành công nghiệp phụ trợ công nghiệp ôtô mặc dù đã hình thành, nhưng quá yếu kém. Mục tiêu Quy hoạch đặt ra tỷ lệ sản xuất trong nước đối với động cơ và hộp số là 50-90% vào năm 2010 nhưng đến nay vẫn chưa sản xuất được.

Thống kê của Vụ Công nghiệp nặng, số lượng doanh nghiệp tham gia ngành công nghiệp phụ trợ ôtô của Việt Nam đến nay khoảng 210 doanh nghiệp, nhưng chủ yếu thuộc loại vừa và nhỏ và chỉ sản xuất được một số ít chủng loại phụ tùng đơn giản, có hàm lượng công nghệ thấp như gương, kính, ghế ngồi, bộ dây điện, ắc quy, sản phẩm nhựa v.v.., một số doanh nghiệp đầu tư dây chuyền dập thân, vỏ xe.

Một phần của tài liệu Phát triển công nghiệp phụ trợ ngành công nghiệp sản xuất ôtô Việt Nam đến năm 2020 (Trang 83)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)