Định hướng phát triển công nghiệp phụ trợ sản xuất ôtô

Một phần của tài liệu Phát triển công nghiệp phụ trợ ngành công nghiệp sản xuất ôtô Việt Nam đến năm 2020 (Trang 87)

6 Kết cấu của đề tài

3.2.2 Định hướng phát triển công nghiệp phụ trợ sản xuất ôtô

Để phát triển công nghiệp ô tô Việt Nam, cần phải sử dụng hiệu quả các liên doanh lắp ráp ô tô đang hoạt động; mặt khác phải tăng cường phát triển công nghiệp phụ trợ. Trong điều kiện hội nhập và thời gian có hạn như hiện nay thì chúng ta cần phát triển chiến lược ngành ô tô cũng như công nghiệp phụ trợ ô tô sử dụng hiệu quả đầu tư trực tiếp nước ngoài. Khi phát triển các đơn vị lắp ráp ô tô hiện nay, điều quan trọng là phải phát triển cơ sở ngành công nghiệp phụ trợ, xúc tiến chuyển giao công nghệ bằng cách mời gọi các hãng sản xuất linh kiện nước ngoài hoạt động theo hướng xuất khẩu và theo hình thức này chúng ta có thể trở thành nhà cung cấp thứ hai hoặc thứ ba.

Hiện nay các ngành công nghiệp phụ trợ của ta chưa đủ khả năng cung cấp các linh kiện ô tô tinh vi, phức tạp trong khoảng thời gian ngắn. Do vậy, thông qua hình thức mới các hãng cung cấp nước ngoài, khuyến khích các nhà sản xuất linh kiện trong nước tích luỹ kinh nghiệm, học hỏi công nghệ tinh vi, bí quyết sản xuất, dần dần ngành công nghiệp phụ trợ nội địa cũng sẽ được củng cố và phát triển. Đồng thời các nhà cung cấp trong nước sẽ biết cách sản xuất sản phẩm có chất lượng cao đáp ứng được các yêu cầu của các nhà sản xuất nước ngoài.

Để phát triển ngành công nghiệp phụ trợ cần nỗ lực giảm chi phí linh kiện, nguyên liệu bằng cách giảm thuế nhập khẩu linh kiện từ các nước như Nhật Bản, Trung Quốc, các nước ASEAN. Đồng thời mở rộng thị trường xuất khẩu linh kiện sang các nước ASEAN, tận dụng các cơ hội mà AICO, AFTA mang lại. Bằng cách đó, Việt Nam có thể tham gia vào hệ thống sản xuất linh kiện liên kết giữa các nước ASEAN, bán sản phẩm ra ngoài các nước ASEAN.

Định hướng cụ thể từ nay đến năm 2020 như sau:

- Xây dựng chương trình hợp tác với các tập đoàn đa quốc gia về sản xuất ô tô tải và xe khách và lựa chọn những đối tượng chiến lược trong phát triển công nghiệp sản xuất ô tô và công nghiệp phụ trợ ở Việt Nam.

- Hoàn thiện cơ bản về tiêu chuẩn chất lượng của công nghệ lắp ráp và đánh giá chất lượng ô tô theo tiêu chuẩn chung của khu vực và ASEAN đông thời hướng tới áp dụng theo tiêu chuẩn của Châu Âu.

- Hình thành nền tảng công nghiệp phụ trợ và công nghiệp lắp ráp, hoàn thiện các mẫu xe tải, xe chở người với mục tiêu đến 2020 đạt tỉ lệ nội địa hoá 60%.

- Nhập khẩu từng phần công nghệ tiên tiến trong các công đoạn gia công, công nghệ truyền lực và công nghệ nguyên vật liệu.

- Tập trung chế thử và ổn định chất lượng của các loại động cơ được chế tạo và lắp ráp ở Việt Nam. Chuẩn bị công nghệ cho việc mở rộng chủng loại mặt hàng động cơ và quy mô công suất chế tạo cho giai đoạn sau.

- Tập trung tổ chức sản xuất kinh doanh và quản lý nhằm giảm giá thành chế tạo và đảm bảo ổn định chất lượng sản phẩm.

- Hình thành các tập đoàn công nghiệp có đủ khả năng cạnh tranh với Trung Quốc và ASEAN, trọng tâm là một số mặt hàng ô tô, xe tải đa dụng và xe buýt.

- Xây dựng thương hiệu sản phẩm ô tô, sản phẩm công nghiệp phụ trợ. Mở rộng trình độ công nghệ theo hướng sản xuất nhiều mẫu xe tải cơ sở, hoàn thiện sản xuất xe buýt, sản xuất động cơ công suất đến 320kW, đạt tiêu chuẩn quốc tế (khí xả EURO 2). Phấn đấu xuất khẩu một số sản phẩm công nghiệp phụ trợ ô tô.

- Nghiên cứu ứng dụng công nghệ cao trong công nghiệp ô tô. Chuẩn bị điều kiện để sản xuất ô tô sử dụng năng lượng mới, đưa dần các tiêu chuẩn cơ bản của EC và FMVSS vào công nghiệp ô tô.

- Đáp ứng 80% nhu cầu trong nước về xe tải và xe chở người với hàm lượng nội địa hoá 60%. Công nghiệp phụ trợ đáp ứng 70% nhu cầu lắp ráp (tính theo tổng trọng lượng sản phẩm) và tham gia xuất khẩu một phần vào thị trường khu vực.

- Đảm bảo phần lớn các quy định của tiêu chuẩn quốc tế trong công nghiệp ô tô, tạo khả năng mở rộng thị trường, chuẩn bị chuyển giao công nghiệp phụ trợ sang các nước lân cận.

- Chuyển công nghiệp phụ trợ sang lĩnh vực công nghệ cao, từng bước hoà nhập với kỹ thuật tiên tiến của thế giới trong lĩnh vực chuyển đổi nguồn năng lượng dùng cho ô tô.

- Hoàn thiện quan hệ sản xuất và tài chính trong công nghiệp ô tô, đẩy mạnh khả năng thuyết phục thị trường bằng thương hiệu của sản phẩm ô tô nội địa, cân bằng kim ngạch xuất nhập khẩu của công nghiệp ô tô cả nước.

3.2.3 Mục tiêu phát triển công nghiệp phụ trợ ô tô Việt Nam đến năm 2020

Đến năm 2020: phải sản xuất được cụm động cơ với tỷ lệ nội địa hóa trên 50% cho các loại xe (trừ xe con), 70% đối với gia công cơ khí chính xác cụm thân máy, xi lanh, 30% với hộp trục khuỷu và trục khuỷu. Hệ thống truyền lực tạo hộp số đạt tỷ lệ trên 75%, trong đó chế tạo được toàn bộ hệ trục và bánh răng truyền động, đúc vỏ hộp số, hệ thống cơ gạt và sang số. Nội địa hóa hoàn toàn cụm khung sát-xi, thân vỏ xe cho ô tô tải nhẹ, chế tạo khung vỏ chính của ô tô khách, cabin ô tô tải nhẹ và chuyên dùng, liên kết với doanh nghiệp FDI chế tạo một số mảng của ô tô con…

- Về động cơ, hộp số và phụ tùng:

Lựa chọn để tập trung phát triển một số loại động cơ, hộp số, bộ truyền động và phụ tùng với số lượng lớn phục vụ lắp ráp ô tô trong nước và xuất khẩu.

+ Động cơ ô tô (chủ yếu là các loại động cơ diesel có công suất từ 80 - 400 mã lực):

Tổng sản lượng của các nhà máy sản xuất động cơ khoảng 200.000 động cơ/năm vào năm 2020, trong đó động cơ có công suất 100 - 300 mã lực chiếm 70%. Phấn đấu đến năm 2020 đạt tỷ lệ sản xuất trong nước 60-65%.

Khuyến khích khu vực đầu tư nước ngoài sản xuất các loại động cơ cho các loại xe con.

+ Hộp số: Sản lượng đạt 150.000 bộ/năm vào 2015, khoảng 200.000 bộ/năm vào năm 2020, tỷ lệ sản xuất trong nước đạt 90% vào năm 2020.

+ Cụm truyền động: Sản lượng đạt 150.000 bộ/năm vào năm 2015, khoảng 200.000 bộ/năm vào năm 2020. Tỷ lệ sản xuất trong nước đạt 90% vào năm 2020.

- Mục tiêu về tỉ lệ cung cấp của công nghiệp phụ trợ:

Bảng 3.2: Mục tiêu tỉ lệ cung cấp của Công nghiệp phụ trợ

Đơn vị: %

Vật liệu

2011 – 2015 2016 - 2020

Xe con Xe buýt Xe tải Xe con Xe buýt Xe tải

Thép và gang 8 75 85 20 80 90

Nhựa dẻo hoá học 40 40 40 40 40 50

Kính và hỗn hợp vô cơ 30 70 80 50 80 80 Sợi gỗ và chất dính kết 0 20 20 0 20 20 Kim loại nhẹ 30 40 60 30 50 70 Vải 60 80 80 60 80 90 Cao su 60 80 80 80 85 90 Vật liệu khác 15 35 60 15 50 70

Nguồn: Quy hoạch tổng thể phát triển các ngành CNPT đến năm 2020

Với quy mô lắp ráp tăng dần theo từng giai đoạn, Nhà nước bố trí, sắp xếp các nhà máy sản xuất và lắp ráp ô tô trên cả 3 miền sao cho phù hợp với tình hình phát triển của từng miền được thể hiện qua Phụ lục 5 và Phụ lục 6

Ngoài ra, nhà nước còn có quy hoạch cho các sản phẩm phụ trợ chủ yếu cho ngành công nghiệp ô tô (xem chi tiết ở phần phụ lục 2)

3.3 Các giải pháp thúc đẩy sự phát triển của công nghiệp phụ trợ ngành sản xuất ô tô

Một phần của tài liệu Phát triển công nghiệp phụ trợ ngành công nghiệp sản xuất ôtô Việt Nam đến năm 2020 (Trang 87)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)