6 Kết cấu của đề tài
2.1.3 Qui mô thị trường tiêu thụ
So với các nước khác trong khối ASEAN như Malaysia, Thái Lan … thì công nghiệp ô tô Việt Nam phát triển muộn hơn khoảng 30 năm. Tuy nhiên, với sự tăng trưởng kinh tế liên tục trong nhiều năm qua, nước ta đang dần trở thành một thị trường hấp dẫn đối với công nghiệp ô tô. Nếu năm 2007, số lượng xe ô tô lưu hành trên cả nước là 721.859 chiếc thì đến năm 2012 số lượng xe ô tô lưu hành trên cả nước đã tăng hơn 2 lần lên 1.448.978 chiếc. Từ năm 2007 đến nay, mức tiêu thụ ô tô trên thị trường liên tục tăng cao và ổn định hơn..
Bảng 2.1: Lượng ô tô lưu hành giai đoạn 2007-2012
Năm Tổng số (xe) Tăng hàng năm (xe) Tốc độ tăng (%)
2007 721.859 129.088 8.2 2008 1.000.000 287.141 13.8 2009 1.080.000 80.000 10.8 2010 1.274.084 194.084 11.8 2011 1.428.002 153.918 11.2 2012 1.522.002 94.000 10.6
Nguồn: Cục đăng kiểm Việt Nam
Nhìn vào bảng số liệu về lượng ô tô lưu hành qua các năm ta có thể thấy rằng tốc độ tăng trưởng lượng ô tô lưu hành trong những năm gần đây liên tục tăng với tốc độ cao từ 8-11%. Riêng năm 2012 tốc độ tăng trưởng bị giảm do suy thoái kinh tế chung của thế giới. Điều này cho thấy nhu cầu tiêu thụ ô tô tại Việt Nam ngày
một tăng nhưng vẫn đang gặp nhiều khó khăn khác nhau. Đây là một trong những cơ sở mang tính quyết định đến phát triển ngành công nghiệp ô tô tại Việt Nam.
Thị trường ôtô Việt Nam kết thúc năm 2012 với một màu xám cả cho các nhà sản xuất trong nước cũng như các đơn vị nhập khẩu, do phí trước bạ tăng, tình hình kinh tế khó khăn, các quy định về quản lí không rõ ràng ảnh hưởng tới tâm lí tiêu dùng…
Những quyết định dạng dự thảo (chưa áp dụng thực tế), đặc biệt là dự thảo về việc thu phí hạn chế phương tiện cá nhân, đã khiến phần lớn nhu cầu mua xe của thị trường bị đóng băng, nguồn thu của ngân sách bị ảnh hưởng nặng nề.
Tuy vậy, dù là khó khăn đến mấy, dịp cuối năm này cũng là lúc nhìn lại những mẫu xe được yêu thích nhất Việt Nam trong năm khó khăn vừa qua, và cũng là một phần của thước đo cho những kế hoạch kinh doanh trong năm tới.
Biểu đồ 2.2: Tình hình kinh doanh các dòng xe tại Việt Nam năm 2012 Danh sách được tổng hợp dựa trên doanh số thực tế của các hãng trong năm 2012 vừa qua. Theo đó, Toyota - thương hiệu ô tô số 1 trong tâm lí tiêu dùng Việt Nam - mặc dù trong năm qua lại trở thành tâm điểm của các vụ triệu hồi và đền bù kỷ lục trên toàn thế giới, nhưng vẫn giữ được vị trí tuyệt đối của mình về doanh số, bất chấp sự cạnh tranh từ các thương hiệu khác, như KIA, Ford…
Bảng 2.2: Doanh số của các thành viên VAMA trong năm 2012
Thương hiệu Doanh số (xe) Thị phần (%) 2011 (%)
Toyota 24.927 31 -16 Trường Hải 24.001 29,8 -25 GM Việt Nam 5.613 7,0 -46 Ford 4.790 6,0 -45 Vinaxuki 4.453 5,5 -41 Suzuki 3.409 4,2 -22 Vinamotor 2.555 3,2 -33 Mercedes-Benz 1.929 2,4 -2 VEAM 1.881 2,3 34 Honda 1.804 2,2 -29 Vinastar 1.595 2,0 -27 Isuzu 1.217 1,5 -24 Hino 632 0,8 -25 VMC 470 0,6 -59 Mekong 464 0,6 -31 SanYang 344 2,3 -50 Samco 341 0,4 -16 Vinacomin 62 0,1 -64 Tổng cộng 80.487 100% -27%
Nguồn: Việt Nam Business forum
Mức tụt giảm chung 27% của thị trường so với năm ngoái không chỉ ảnh hưởng đến các thành viên VAMA, mà còn ảnh hưởng đến nguồn thu ngân sách Nhà nước (thông qua các khoản thuế liên quan đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp). Theo thống kê trên, đáng ngạc nhiên là ngoài Tổng công ty máy Động lực và máy Nông nghiệp VEAM (với các sản phẩm xe tải các cỡ) đạt kết quả kinh doanh tốt
hơn năm ngoái, còn lại các doanh số khác đều chứng kiến doanh số giảm; trong đó, thương hiệu xe sang Mercedes-Benz có mức giảm ít nhất - 2%.