Thái Lan

Một phần của tài liệu Phát triển công nghiệp phụ trợ ngành công nghiệp sản xuất ôtô Việt Nam đến năm 2020 (Trang 46)

6 Kết cấu của đề tài

1.4.1 Thái Lan

Thái Lan bắt đầu phát triển ngành công nghiệp ô tô từ những năm của thập kỷ 70. Hiện nay, Thái Lan là địa điểm sản xuất và lắp ráp ô tô lớn nhất trong khu vực Đông Nam Á. Số liệu về ngành công nghiệp ô tô Thái Lan cho thấy năm 2012 Thái Lan đứng thứ 10 trên thế giới về sản lượng ô tô được sản xuất và có khoảng hơn 2000 nhà cung cấp linh phụ kiện trên thị trường. Xuất khẩu của Thái Lan tăng đáng kể trong giai đoạn 1996-2004 bao gồm xuất khẩu xe nguyên chiếc và xuất khẩu linh phụ kiện.

Quan sát chuỗi giá trị của ngành công nghiệp ô tô Thái Lan, có thể thấy thời điểm hiện tại Thái Lan đang rất mạnh ở công đoạn sản xuất bộ phận, linh kiện (công đoạn Công nghiệp phụ trợ) và công đoạn lắp ráp (công đoạn Doanh nghiệp). Với tiêu chí tạo ra giá trị gia tăng cao và tìm kiếm thị trường, một số doanh nghiệp tại Thái Lan đã bắt đầu thực hiện nghiên cứu và phát triển (công đoạn A), thiết kế (công đoạn B) và khai thác thị trường (công đoạn E).

Ở Thái Lan, các công ty sản xuất ô tô và phụ tùng vừa là nhà cung cấp vừa là khách hàng tiêu thụ linh phụ kiện, phụ tùng của các công ty khác ở nước ngoài. Với hướng này công nghiệp phụ trợ sản xuất từ chiếc lốp đến tấm thảm, hệ thống điện, chi tiết máy, gầm … đều được đầu tư công nghệ hiện đại nhất, thoả mãn bất cứ đơn hàng khó tính nào.

Sự thành công trong lĩnh vực công nghiệp ô tô của Thái Lan còn là kết quả của việc có được một bản quy hoạch đưa ra được một khung phân tích rõ ràng và thúc đẩy sự tham gia của các nhóm lợi ích liên quan. Chính phủ Thái Lan đã tạo ra những kênh thông tin để lắng nghe ý kiến của doanh nghiệp, tìm hiểu nhu cầu, nguyện vọng và cách thức mong muốn được trợ giúp của các doanh nghiệp. Do vậy mà bản quy hoạch ngành công nghiệp ô tô của Thái Lan mang tính khả thi rất cao.

Hai chiến lược chính được nêu ra trong quy hoạch ô tô của Thái Lan là: chiến lược tạo môi trường kinh doanh thuận lợi và có thể dự báo; chiến lược nâng cao sức cạnh tranh của các ngành sản xuất linh phụ kiện ô tô.

Bảng 1. 2 Các dự án hỗ trợ 2 chiến lược chính trong quy hoạch Thái Lan

Chiến lược Các dự án hỗ trợ

Tạo ra môi trường kinh doanh thuận lợi và có thể dự báo

1. Dự án phân tích tình hình công nghiệp 2. Trung tâm thông tin ngành

3. Trung tâm đào tạo ngành 4. Dự án phát triển kỹ sư ngành

5. Dự án phát triển hệ thống cấp chứng chỉ năng lực 6. Dự án phản hồi thị trường

7. Dự án nghiên cứu cơ cấu thuế ngành

8. Kế hoạch mở rộng cơ sở hạ tầng phát triển công nghiệp Nâng cao sức cạnh tranh của các ngành sản xuất linh phụ kiện ô tô 1. Dự án phát triển cụm 2. Dự án tiêu chuẩn ngành

3. Trung tâm kiểm tra tiêu chuẩn sản phẩm ngành 4. Trung tâm nghiên cứu phát triển (R&D) ngành 5. Trung tâm xúc tiến xuất khẩu linh phụ kiện 6. Chương trình phát triển nhà cung cấp

7. Dự án phát triển sản phẩm

Nguồn: Hoàn thiện chiến lược phát triển công nghiệp Việt Nam – VDF

Khi thực hiện quy hoạch, ban đầu Thái Lan cũng băn khoăn về vấn đề bảo hộ đối với ngành sản xuất linh phụ kiện nội địa. Tuy nhiên, Chính phủ đã xác định rõ

ràng ngành công nghiệp ô tô Thái Lan phải cạnh tranh quốc tế và Chính phủ tôn trọng quyết định mua sắm tối ưu của các nhà sản xuất, lắp ráp. Chính phủ Thái Lan quan tâm đến việc công đoạn sản xuất đó được thực hiện tại Thái Lan chứ không quan tâm đến quốc tịch của công ty thực hiện công đoạn đó. Khi ngành công nghiệp ô tô Thái Lan phát triển, các nhà cung cấp nội địa cũng phát triển theo, và thực tế đã chứng minh điều đó.

Bên cạnh đó, Chính phủ cũng đã tạo nên những diễn đàn (chính thức và không chính thức) để các doanh nghiệp được trao đổi quan điểm, bộc lộ nhu cầu. Qua đó đã hình thành nên sự liên kết chặt chẽ giữa các doanh nghiệp ô tô Thái Lan, tạo điều kiện cho công nghiệp phụ trợ ô tô phát triển.

Để thực hiện phát triển ngành công nghiệp ô tô và công nghiệp phụ trợ phụ trợ ô tô, Chính phủ Thái Lan tập trung hỗ trợ doanh nghiệp nâng cao năng lực cạnh tranh bằng các chương trình như tăng chi phí đào tạo huấn luyện, xây dựng chương trình đào tạo kỹ sư, tăng học bổng học tập trong khối công nghiệp, đào tạo lại đội ngũ kỹ sư và nhân viên điều hành, xây dựng trung tâm cơ sở dữ liệu công nghiệp, dữ kiệu nhà sản xuất, dữ liệu thị trường, trung tâm, hỗ trợ xuất khẩu linh phụ kiện.

Một phần của tài liệu Phát triển công nghiệp phụ trợ ngành công nghiệp sản xuất ôtô Việt Nam đến năm 2020 (Trang 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)