Quan điểm phát triển công nghiệp phụ trợ sản xuất ôtô

Một phần của tài liệu Phát triển công nghiệp phụ trợ ngành công nghiệp sản xuất ôtô Việt Nam đến năm 2020 (Trang 85)

6 Kết cấu của đề tài

3.2.1 Quan điểm phát triển công nghiệp phụ trợ sản xuất ôtô

Trong bản quy hoạch ô tô, Nhà nước cũng đã nêu rõ quan điểm đó là nhà nước khuyến khích sản xuất động cơ và phụ tùng ô tô, tiến tới xuất khẩu chứ không phải lắp ráp ô tô. Lấy công nghiệp phụ trợ ngành ô tô làm động lực để phát triển công nghiệp phụ trợ chung của Việt Nam.

Phát triển công nghiệp phụ trợ ô tô dựa trên cơ sở tiếp thu công nghệ tiên tiến thế giới, kết hợp với công nghệ thiết bị hiện có. Từng bước nâng cao khả năng sản xuất của các doanh nghiệp phụ trợ tiến tới xuất khẩu phụ tùng sang các nước trong khu vực.

Bất kì một quốc gia nào muốn phát triển ngành công nghiệp ô tô cũng phải xây dựng được ngành công nghiệp phụ trợ hùng mạnh. Chính phủ Việt Nam chủ trương phát triển ngành ô tô đặc biệt là lĩnh vực chế tạo, cung cấp phụ tùng phải dựa trên cơ sở đẩy mạnh liên doanh liên kết trong nước và phân công hợp tác quốc tế. Tổ chức sản xuất theo hướng chuyên môn hoá, thông qua việc hình thành ngành công nghiệp phụ trợ phục vụ các doanh nghiệp lớn lắp ráp ô tô. Khuyến khích mọi thành phần kinh tế, các nhà đầu tư nước ngoài đầu tư và sản xuất phụ tùng ô tô. Tiếp thu và ứng dụng các công nghệ hiện đại nâng cao năng lực tư vấn thiết kế công nghệ và phát triển sản phẩm mới có chất lượng tốt.

Ngành công nghiệp phụ trợ phục vụ cho việc sản xuất và lắp ráp ô tô có điều kiện thuận lợi về thị trường nội địa vì vậy cần được tập trung ưu tiên phát triển, đồng thời sẽ thúc đẩy một số ngành công nghiệp công nghệ cao khác phát triển như ngành luyện kim, gia công chế tạo, nhựa, cao su kỹ thuật … trong quá trình công nghiệp hóa hiện đạt hoá đất nước.

Việc phát triển công nghiệp phụ trợ trong giai đoạn đầu sẽ tập trung phục vụ các đối tượng chính là xe tải và xe vận chuyển hành khách nhiều chỗ ngồi, với lý do chính là công nghệ chế tạo linh kiện, phụ tùng và lắp ráp đỡ phức tạp và khả năng lắp cũng như chen chân vào thị trường cung cấp ít khó khăn hơn so với việc nội địa hoá xe con.

Việc phát triển công nghiệp phụ trợ ô tô cần gắn với việc phục vụ nhu cầu xe vận tải quân sự, xe dự trữ quốc gia, một mặt nhằm mở rộng thị trường tiêu thụ ban đầu mặt khác đảm bảo cho nhu cầu của an ninh qu ốc phòng.

Một phần của tài liệu Phát triển công nghiệp phụ trợ ngành công nghiệp sản xuất ôtô Việt Nam đến năm 2020 (Trang 85)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)